Bản tổng hợp ý kiến tổ chức Toạ đàm lấy ý kiến tại TP Hồ Chí Minh

Thứ Sáu 09:15 30-11-2007


NỘI DUNG HỘI THẢO ĐÓNG GÓP Ý KIẾN CHO DỰ THẢO THÔNG TƯ VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG TRÊN WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

 
Nền kinh tế khi Việt Nam hội nhập đầy đủ và nền kinh tế thế giới và là thành viên của WTO, khi tham gia vào sân chơi lớn,việc tuyên truyền phổ biến rất nhiều về WTO, TMDT là rất quan trọng.
 
Term cơ hội và thách thức là term được nói rất nhiều, một bài toán phải giải quyết đó là Làm thế nào để giúp doanh nghiệp có thể tồn tại đó chính là sức cạnh tranh của doanh nghiệp VN trong all lĩnh vực. Đó là một vấn đề rất lớn, phải hỗ trợ doanh nghiệp khi vào sân chơi như thế mà có thể tồn tại và phát triển.
 
Bộ Thương mại sau này là Bộ Công Thương đã thành lập Ban Quản lý cạnh tranh và Ban Thương mại điện tử. Vào WTO có cạnh tranh thì các doanh nghiệp có xung đột lợi ích rất nhiều thì cần có Cục quản lý cạnh tranh để giải quyết các vấn đề cần đặt ra.
 
TMDT sẽ là một phương thức kinh doanh rất có hiệu quả sẽ giúp các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp mình. Nhìn chung Thương mại điện tử nước ta trong những năm qua đã có nhiều dấu hiệu khởi sắc. Tháng 09 năm 2005 đã ban hành kết hoạch phát triển Thương mại điện tử đến 2010, đây là kế hoạch phát triển chung của xã hội.
 
Nhìn chung đến nay chúng ta có thể kết luận 5 đặc trưng nỗi bật nhất như sau:
  1. Khung pháp lý cho Thương mại điện tử đã đi vào cuộc sống
  2. Hoạt động thanh toán trực tuyến đã triển khai
  3. ½ tỉnh thành đã có kế hoạch phát triển Thương mại điện tử đến năm 2010.
  4. Các tập đoàn Thương mại điện tử hàng đầu thế giới triển khai các dịch vụ tại thị trường VN.
  5. Hiệp hội Thương mại điện tử VECOM được thành lập.
Trước năm 2005, Việt Nam sở dĩ chưa phát triển thương mại điện tử vì chưa có luật lệ về thương mại điện tử, mặc khác cũng chưa có thanh toán trực tuyến.
 
Thời điểm này môi trường pháp lý đã hoàn toàn, luật giao dịch đã có hiệu lực, luật thương mại cũng đã có những thay đổi phù hợp, Nghị định Thương mại điện tử ban hành tháng 06 năm 2006 và trong 3 tháng đầu năm 2007 đã ban hành 3 Nghị định rất quan trong:
 
-         Nghị định về Chữ ký số và chứng thực chữ ký số.

-         Nghị định điều chỉnh giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính

-         Nghị định điều chỉnh giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng
 
Như vậy mức độ Nghị định thượng tầng pháp lý đã được hình thành nhưng khi dừng lại thì chưa trọn vẹn do đó phải có Thông tư hướng dẫn chi tiết hơn. Ví dụ, Thông tư xử lý spam của Bộ Bưu chính viễn thông và Bô Công Thương dự thảo thông tư giao kết hợp đồng trên Website thương mại điện tử.
 
*Phát biểu của Ls. Giám đốc Cty Luật hợp danh VINALAW Phan Thông Anh
 
Hiện nay, TMDT là vấn đề khá nóng, chúng ta đánh giá là Colony với tư cách là một luật sư thì đó là bài học khá đắt cho người Việt Nam.
 
Sau khi hội nhập đã có những văn bản điều chỉnh về hành lang pháp lý hoạt động:

*Góp ý cụ thể gồm 5 vấn đề:

Thứ nhất, sự hợp lý của dự thảo thông tư, đã giải quyết được những vấn đề cơ bản:

- Quy định được điều kiện giao kết và chấp nhận giao kết.

- Với tư cách là một chuyên gia quản lý nhà nước thì lạc quan về Thương mại điện tử, không thể mang một file để chứng minh là chứng cứ giao dịch hợp đồng.

- Sự hợp lý đã quy định được những điều khoản cơ bản của hợp đồng điện tử

- Tên gọi của Thông tư nên xem lại, tên chưa đủ, thêm giao kết và thực hiện vì ngay Luật gốc, Luật giao dịch điện tử từ điều 33-38, nếu thay đổi nhất quán cùng một vấn đề giải quyết thì cho rằng hợp lý hơn, vấn đề đặt ra, hành vi tiếp theo giao kết thì thực hiện như thế nào? buộc chúng ta quy định tiếp tục thì vấn đề phải giải quyết như thế nào.

-  Vấn đề mua hàng phải trả trước thì chúng ta phải có cơ chế trả lời thông tin như thế nào để chúng ta, biết rằng thương nhân đã được đặt cọc, và sau đó, người thương nhân có cơ chế như thế nào để phản hồi thông tin người mua hàng tiếp tục nhận tiền trả thêm, giao hàng không đủ chất lượng thì cơ chế phản hồi như thế nào, …cần bổ sung vào thì điều chỉnh những hành vi đầy đủ cho hoạt động thương mại điện tử hiện nay.

- Cơ chế giải quyết tranh chấp.

Thông tin khách hàng trên cơ sở như thế nào? trong Thông tư không có thông tin nói về vấn đề này, chứng minh nhân dân cũng không đặt ra, có thể lấy chứng minh nhân dân của người khác, Không có cơ chế chứng minh khách hàng tham gia giao dịch thì sao?Thông tư  xây dựng không theo hướng bảo vệ  thương nhân, trái với nguyên tắc pháp lý bảo vệ phải cả 2 bên.
 
Về cơ chế giao dịch điện tử, bên nước ngoài đã khiếu nại, bên Việt Nam cho rằng không nhận được hoặc nói Email là giả, với niềm tin của Trọng tài viên thì giải quyết như thế nào? Buộc phải gửi xác nhận thông tin đến cơ quan chức năng, Hội đồng Trọng tài nhận được trả lời qua 6 tháng họ không chịu trách nhiệm. Tiếp theo, nhu cầu xác nhận Cơ quan bên Nhật, Hội đồng Trọng tài cũng nhận được trả lời tương tự. Tiếp tục xác minh bên bưu điện thì Bưu điện chỉ trả lời là có từ fax từ giời nào của số fax nào đến giờ kia của số fax kia, nhưng không thể xác định được nội dung. Trong các trường hợp này, mặc dù Thông điệp dữ liệu được công nhận giá trị, nhưng Trọng tài viên cũng không thể công nhận.
 
K7mục c, k17 mục a, bằng chứng có giá trị chỉ khi có một cơ quan khác chứng nhận . Bên bán hàng có thông tin bên mua hàng đó là bằng chứng và ngược lại và thông tin có giá trị chứng minh khi có cơ quan thứ 3 giám định.
 
Phần 4, cần bổ sung thêm quy định về thông tin về khách hàng, vì trong hợp đồng mua bán phải có thông tin 2 bên mới đầy đủ ví dụ như địa chỉ email, số CMND…ít nhất có một đơn vị chứng nhận email đó là của người khởi tạo ra nó, nếu không Hội đồng xét xử sẽ khó có khả năng chứng minh email đó là của ai?
 
Vấn đề cần đăng ký đơn vị bán hàng với Cơ quan nhà nước hay không? Theo quan điểm của tôi thì cần đăng ký, sự đăng ký ở đây không phải là sự giám sát mà là sự bảo vệ bởi nhà nước, nếu có sự bảo vệ đó thì các cơ quan sẽ tin tưởng vào bằng chứng từ cơ quan này. Trong thương mại điện tử, việc giải quyết tranh chấp chỉ yêu cầu giải đáp một vấn đề là giao dịch này có thật hay không? phải được đăng ký và quản lý bởi một cơ quan nhà nước có thẩm quyền và quy định ngay trong luật này.
 
Phương thức giao kết của hợp đồng nên quy định bổ sung phải quy định có chữ ký số, không cần chứng thực vì chỉ khi chứng thực khi có tranh chấp xảy ra. Việc quy định  ký vào chữ ký số thì khi tranh chấp các bên chỉ cần chứng minh rằng mình có ký. Nếu vấn đề này quy định trong văn bản luật thì rất dễ giải quyết khi tranh chấp.
 
Khoản 21 Quy định về tranh chấp nhưng chưa nói gì về tranh chấp, phương thức giải quyết tranh chấp. Nội dung chỉ nói về khiếu nại nhưng cái mong đợi là bằng chứng được xác lập là gì? cơ quan nào phải giám định?……càng hội nhập thì tranh chấp càng nhiều do đó cần có hàng hành lang pháp lý bảo vệ và chúng ta phải lường trước khi nào rơi vào tình trạng đó thì chúng ta có cách giải quyết.
 
Ý kiến của Ông Nguyễn Tuấn Hoa – TTV của VIAC
 
- Tên của Thông tư nên sửa lại là giao kết và thực hiện hợp đồng.

- Đề nghị sửa Tổ chức cá nhân quản lý website ở phần 1 đối tượng điều chỉnh thành nhà cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.

- Không có kháin niệm về “công nghệ trực tuyến”.

- Vấn đề 24 giờ có thể được giải quyết đề nghị website thiết lập cơ chế tự động trả lời là có nhận được đề nghị giao kết hợp đồng còn việc trả lời đề nghị sẽ thực hiện sau hoặc thông qua gửi tin nhắn đến điện thoại di động của người đó.

- Nếu website không có cơ chế phản hồi thì phải thay đổi thuật ngữ website thành thương nhân vì Website không thể có nhiệm vụ phản hồi.

- Đề nghị Thanh toán điện tử qua ngân hàng, xác nhận chữ ký địên tử là bên thứ 3, Dự thảo thông tư càng quy định nhiều bên tham gia vào giao dịch thì giao dịch càng trở nên minh bạch.
 
Ý kiến khác
 
*Kinh doanh mã số thuế, giấy phép kinh doanh nếu bắt doanh nghiệp đăng ký sẽ mâu thuẫn quyền lợi giữa bên nước ngoài và Việt Nam, cạnh tranh giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp trong nước và nước ngoài phải được cân bằng, trong khi các doanh nghiệp nước ngoài không cần cung cấp các thông tin này khi tham gia giao dịch trên các website.
 
Quyền lợi giữa cá nhân và doanh nghiệp, vụ lừa đảo hàng tỷ, thì tại sao không quản lý web được. Có thể chỉ định ngân hàng thanh toán để kiểm soát tài khoản. để quản lý tài chính của người đó.
 
Quyền lợi của khách hàng với người tiêu dùng khác, nếu khi lên website mua hàng ở nước ngoài thì theo quy định pháp luật nước ngoài không cấm, nhưng khi vận chuyển hàng hóa này về Việt Nam theo quy định pháp luật Việt Nam sẽ bị cấm, nếu trong trường hợp này, cá nhân  sử dụng giấy CMND của người khác giao dịch thì Cơ quan điều tra sẽ căn cứ vào người có số CMND mà điều tra. Trong trường hợp này người có số CMND đã bị người mua khác lợi dụng.
 
 

Các văn bản liên quan