7 khác biệt về đối xử trong các luật và quy định về DN ở VN

Thứ Sáu 10:09 26-05-2006
Một số điểm khác biệt về đối xử trong các luật và quy định về doanh nghiệp ở Việt Nam

(Trích Bản đề cương trình bày của ông Nguyễn Đình Cung, Trưởng Ban Kinh tế Vĩ mô, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tại Hội thảo được tổ chức tại Hà Nội ngày 09 tháng 09 năm 2004).

Hiện có ý kiến khác cho rằng không (chưa) cần có Luật Doanh nghiệp thống nhất với 3 lập luận chủ yếu sau đây:
- Bất bình đẳng hiện nay là do các luật điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp, chứ không phải do luật về doanh nghiệp;
- Xây dựng Luật Doanh nghiệp thống nhất không phù hợp với xu hướng chung của thế giới (Luật về từng loại hình???)
- Luật Doanh nghiệp Nhà nước 2003 vừa có hiệu lực, chưa có thực tế; Luật Doanh nghiệp 1999 đang vận hành tốt

Tôi cho rằng chính những khác biệt trong quy định về các loại hình doanh nghiệp góp phần chủ yếu tạo ra bất bình đẳng và phân biệt đối xử. Do đó, Luật Doanh nghiệp thống nhất không phải là duy nhất, nhưng là thay đổi cơ bản cần có để tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng.

Các luật về doanh nghiệp gồm:
- Luật Doanh nghiệp 1999;
- Luật Doanh nghiệp Nhà nước 2003;
- Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, phần quy định về hình thức doanh nghiệp và vấn đề có liên quan.

Một số điểm khác biệt về đối xử trong các luật và quy định về doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay:

Khác biệt thứ nhất: Khác biệt về khái niệm và cách tiếp cận:

1. Khái niệm: Khái niệm về loại hình doanh nghiệp: "đồng sàng dị mộng":
o Cùng khái niệm nhưng nội dung khác nhau
o Bản chất như nhau nhưng khái niệm khác nhau
2. Cách tiếp cận xác định doanh nghiệp trong các luật khác nhau là không giống nhau
o Luật Doanh nghiệp Nhà nước: Nhà nước đầu tư 100% vốn được gọi là Công ty Nhà nước; Nhà nước sở hữu trên 50% gọi là doanh nghiệp nhà nước có cổ phần chi phối; Công ty Nhà nước với Công ty Nhà nước lập nên Công ty TNHH hoặc Công ty Cổ phần Nhà nước;
Theo cách tiếp cận như trên thì:
- Nhà nước (Bộ, UBND) góp vốn cùng Công ty Nhà nước thành ????
- Tương tự có "n" kiểu kết hợp khác không có tên gọi như: Công ty Nhà nước kết hợp với Công ty TNHH một thành viên; Công ty Nhà nước kết hợp với Công ty TNHH hay Cổ phần Nhà nước; Công ty TNHH hay Cổ phần Nhà nước với nhau… và rất nhiều kết hợp khác.
o Luật Đầu tư nước ngoài:
- Một (hay nhiều) doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài kết hợp với doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
- Một (hay nhiều) doanh nghiệp 100% vốn đầu tư trong nước kết hợp với một (hay nhiều) doanh nghiệp đầu tư trong nước thành doanh nghiệp liên doanh.
- Doanh nghiệp liên doanh kết hợp với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc nhà đầu tư trong nước thành liên doanh mới.
Theo cách này thì liên doanh mới kết hợp với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc đầu tư trong nước thành liên doanh mới mới; liên doanh mới với liên doanh mới thành???
o Luật Doanh nghiệp: Tiếp cận theo bản chất góp vốn (không phân biệt ai góp) và chia thành 4 loại hình doanh nghiệp:
- Doanh nghiệp tư nhân (sole trader, proprietership)
- Công ty hợp danh (general and limited parnership);
- Công ty trách nhiệm hữu hạn;
- Công ty cổ phần

o Hệ quả của quan niệm và tiếp cận khác nhau.
- Tiếp tục củng cố, làm đậm thêm tư duy và nhận thức về loại hình doanh nghiệp theo thành phần kinh tế.
- Không thể có hệ thống tổ chức doanh nghiệp chuẩn tắc theo thông lệ quốc tế; vẫn "lổn nhổn", khập khểnh… Vẫn tồn tại ít nhất 3 "sân chơi" khác nhau, tách biệt nhau.
- Hệ thống tổ chức doanh nghiệp thiếu chuẩn tắc, thì không thể áp dụng được các nguyên tắc phổ biến về quản trị doanh nghiệp; khó cải thiện chất lượng quản trị doanh nghiệp. Quản trị doanh nghiệp yếu kém là một yếu tố hạn chế phát triển bền vững, kém cạnh tranh.
- Đối với từng doanh nghiệp quản trị kém lại bị khống chế ngặt nghèo về chức năng và quyền năng, thì khó, thậm chí không thể thoát khỏi giai đoạn đầu; và bước thành công sang giai đoạn trưởng thành.
- Quản lý nhà nước và thực thi luật pháp tiếp tục phân tán, chia cắt và kém hiệu lực.
- Ngăn cản quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.


Khác biệt thứ 2: Khác biệt về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phân chia ranh giới áp dụng theo thành phần kinh tế
2. Và thêm nữa:
o Luật Doanh nghiệp quy định tất cả các hình thức đầu tư (trực tiếp, gián tiếp; đầu tư mới, mua lại…). Đầu tư theo Luật Doanh nghiệp được tùy ý lựa chọn 4 loại hình.
o Luật Đầu tư nước ngoài chỉ quy định và áp dụng cho đầu tư trực tiếp dự án; chỉ loại hình công ty trách nhiệm dự án với một dự án; không gián tiếp, không tài chính.
o Luật Doanh nghiệp nhà nước chỉ đầu tư trực tiếp dự án với sự chưa rõ ràng về hình thức pháp lý của doanh nghiệp; không đầu tư gián tiếp.
o Cá nhân Việt Nam không được liên doanh với nước ngoài.
o Cá nhân, tổ chức nước ngoài được góp vốn (<30%) vào doanh nghiệp Việt Nam, hạn chế trong một số ngành, nghề, và không được quyền quản lý.

3. Hệ quả tách biệt phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng:
o Thiếu kênh huy động vốn (Doanh nghiệp FDI mua lại, góp vốn vào doanh nghiệp???)
o Không tận dụng hết cơ hội đầu tư (có vốn, có cơ hội đầu tư mà không được đầu tư)
o Không huy động và sử dụng hết tiềm năng phát triển cho từng doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung.
o Môi trường đầu tư kém hấp dẫn và kém sức cạnh tranh.


Khác biệt thứ 3: Khác biệt trong gia nhập thị trường
1. Theo Luật Doanh nghiệp: Chỉ đăng ký kinh doanh; đơn giản, rõ ràng, cụ thể, nhanh và rẻ. Kết quả rất tốt được thừa nhận.
2. Theo Luật Đầu tư nước ngoài: Xin phép hoặc đăng ký cấp phép đầu tư: không rõ ràng, không cụ thể, không nhất quán, tùy tiện và phức tạp nhiều tầng nấc, tốn kém và không dự liệu được, có khi vài tháng, 1 năm và có khi không xin được.
o Hệ quả:
- Tăng chi phí đầu tư, mất cơ hội kinh doanh, nản lòng những người trung thực, tạo nguy cơ cho việc tùy ý thực hiện và tham nhũng.
- Tạo công cụ bảo vệ lợi ích cục bộ, bảo hộ và độc quyền cho nhóm doanh nghiệp có liên quan.
3. Theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước:
o Có vẻ phức tạp, khắt khe
o Nhưng không rõ ràng, không rõ nghĩa
o Hệ quả:
- Sử dụng tiền nhà nước đi làm thủ tục, thì khó mấy cũng làm được, càng khó càng tốt cho cả người "đi làm" cả người "giải quyết"; tất cả sẽ được tính vào chi phí, tăng chi phí đầu tư.
- Không hạn chế được thành lập Doanh nghiệp nhà nước (nếu được bố trí vốn).
- Cạnh tranh với dân doanh.
- Đầu tư vẫn dàn trải, phân tán.


Khác biệt thứ 4: Khác biệt về phạm vi kinh doanh
1. Doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp được kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm (danh mục cấm không nhiều). Doanh nghiệp đa ngành.
2. Doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước: Đơn ngành (Ví dụ: Doanh nghiệp dệt không thể mở rộng sang chế biến thủy sản; sản xuất giấy không thể làm du lịch…).
3. Theo Luật Đầu tư nước ngoài thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp dự án đơn sản phẩm trong phạm vi giấy phép của cơ quan có thẩm quyền (Doanh nghiệp sản xuất ô tô thì không thể sản xuất xe máy, cũng không thể sản xuất quạt điện hay tủ lạnh…).
Rất khó (thậm chí không thể) xin được phép kinh doanh trong ngành, nghề không khuyến khích; Mở chi nhánh, văn phòng đại diện ở Việt Nam phải được UBND tỉnh nơi mở chi nhánh văn phòng đại diện chấp thuận.


Khác biệt thứ 5: Khác biệt về thời hạn hoạt động
1. Doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp không hạn chế thời hạn hoạt động.
2. Doanh nghiệp theo Luật Đầu tư nước ngoài hạn chế thời hạn theo dự án (20, 30, 50 năm).
Hệ quả: Hạn chế động lực đầu tư, cố lấy hết những gì đã đầu tư trước khi hết hạn. Hết hạn, doanh nghiệp hết giá trị, kém cạnh tranh; có thể phải giải thể; ảnh hưởng người lao động và các bên có liên quan khác.


Khác biệt thứ 6: Khác biệt về quyền của doanh nghiệp
1. Quyền đầu tư kinh doanh
o Doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp: chủ động lựa chọn ngành, nghề, hình thức, địa bàn đầu tư.
o Doanh nghiệp theo Luật Đầu tư nước ngoài: chỉ đầu tư trực tiếp và ở đâu, sản xuất cái gì phụ thuộc vào cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
o Doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ, các Bộ có liên quan và UBND cho phép, thường trong phạm vi quản lý của "chủ quản".
2. Quyền huy động vốn
a. Doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp được tự do lựa chọn hình thức và cách thức huy động vốn.
b. Doanh nghiệp theo Luật Đầu tư nước ngoài:
- Không được huy động vốn equity từ nhà đầu tư khác; không được tự do vay vốn ở Việt Nam.
- Không được giảm vốn, tăng hoặc cơ cấu lại vốn đều phải được cơ quan cấp phép cho phép.
- Chuyển nhượng vốn cho người khác phải được "bên" thứ 2 đồng ý.
- Tổ chức lại dưới mọi hình thức phải được phép của cơ quan cấp phép đầu tư.
c. Doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp nhà nước chỉ được huy động vốn vay; không được huy động vốn góp equity.

3. Quyền xuất nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm
- Doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệpcó quyền chủ động xuất khẩu, nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm.
- Doanh nghiệp theo Luật Đầu tư nước ngoài: khống chế tiêu thụ nội địa, không được xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp khác. Nhập khẩu chỉ để phục vụ sản xuất của doanh nghiệp và theo kế hoạch đã được Bộ Thương mại phê duyệt.

4. Quyền sử dụng lao động
- Doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp không được thuê cán bộ quản lý người nước ngoài.
- Doanh nghiệp theo Luật Đầu tư nước ngoài không được thuê người nước ngoài trong ngành, nghề, công việc mà người Việt Nam làm được.


Khác biệt thứ 7: Khác biệt về quản trị
1. Khác nhau về cơ cấu quản trị công ty
- Khác nhau về địa vị pháp lý, chức năng và thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan quản trị công ty (HĐQT theo Luật Doanh nghiệp ; ngay cả HĐQT trong từng loại công ty TNHH cũng khác nhau.
2. Khác nhau về cách thức ra quyết định trong quản trị công ty…
3. Khác nhau về quyền chủ sở hữu (cổ đông) và cách thức thực hiện quyền chủ sở hữu.
o Theo Luật Doanh nghiệp, chủ sở hữu quyết định theo tỷ lệ vốn, và đương nhiên có hiệu lực
o Theo Luật Đầu tư nước ngoài
- Quyết định theo "bên"; các nhà đầu tư nước ngoài > 1"bên" và các nhà đầu tư trong nước 1 "bên"; không rõ về nguyên tắc ra quyết định.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, sửa đổi, bổ sung điều lệ quyết định theo nguyên tắc nhất trí; và quyết định phải được cơ quan cấp phép đầu tư chấp thuận mới có hiệu lực.
o Theo Luật Doanh nghiệp nhà nước
- Quyền chủ sở hữu phân tán cho các cơ quan hành chính "mỗi cơ quan chủ trì thực hiện một hoặc một số quyền chủ sở hữu". Các trường hợp không rõ "ai làm chủ sở hữu".
- Quyết định theo lối lấy ý kiến hành chính và theo nguyên tắc "nhất trí" giữa các cơ quan dược giao tham gia thực hiện quyền sở hữu.
- Không có nguyên tắc hay tiêu chuẩn rõ ràng làm căn cứ ra quyết định.

Các văn bản liên quan