Góp ý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ

Thứ Năm 16:45 19-05-2011

GÓP Ý DỰ THẢO THÔNG TƯ KIỂM TRA, CHỨNG NHẬN

AN TOÀN THỰC PHẨM THỦY SẢN

Đơn vị góp ý: Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn thành phố Cần Thơ.

I. ĐỒNG Ý HOÀN TOÀN ¨

II. ĐỒNG Ý VÀ ĐỀ NGHỊ ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG ¨:

 

TT

Mục trong Dự thảo

Nội dung trong Dự thảo

Đề nghị điều chỉnh, bổ sung

Lý do

01

Khoản 3 Điều 5

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguyên liệu không đảm bảo an toàn để sản xuất, chế biến thực phẩm, nêu tại Khoản 3, Điều 5

- Nội dung này trùng khớp với khoản 2 của điều này.

- Nên chuyển đổi từ 5 triệu đến 15 triệu. Tuy nhiên, còn phải xem xét đến số lượng thực phẩm vi phạm.

VD: Nếu một nhà hàng đã làm rất nhiều để bán cho khách, số lượng thực phẩm không an toàn trong kho chứa là rất nhiều thì phải xử phạt và xử phạt bổ sung bằng cách tịch thu, tiêu hủy. Đối tượng phải trả chi phí cho việc tiêu hủy.

 

02

Khoản 3 Điều 6

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ;

b) Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm ngoài danh mục được phép sử dụng.

Khoản 3 Điều 6

Cố tình xử dụng những chất này trong sản xuất chế biến thực phẩm có thể dẫn đến những hậu quả hết sức nghiêm trọng. Vì đã cấm thì độc hoặc rất độc đối với sức khỏe và tính mạng con người. Do đó, phải nâng mức xử phạt hành chính lên (có thể từ 20 đến 25 triệu đồng).

 

 

03

Khoản 1 và khoản 2 Điều 7

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa chất bị cấm sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Đề nghị giống như đề nghị Khoản 3 Điều 6

 

04

Khoản 1 Điều 8

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Tăng cường vi chất dinh dưỡng là vitamin, khoáng chất, chất vi lượng vào thực phẩm không thuộc danh mục theo quy định của Bộ Y tế;

b) Tăng cường vi chất dinh dưỡng là vitamin, khoáng chất, chất vi lượng vào thực phẩm thuộc danh mục theo quy định của Bộ Y tế nhưng sử dụng với hàm lượng vượt quá quy định gây hại đến sức khỏe, tính mạng người sử dụng.

 

Đề nghị giống như đề nghị Khoản 3 Điều 6

 

05

Khoản 2 Điều 10

2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc diện bắt buộc phải có cán bộ kỹ thuật hoặc nhân viên kỹ thuật mà không có cán bộ kỹ thuật hoặc nhân viên kỹ thuật theo quy định.

- Đề nghị nâng lên mức 5 – 10 triệu.

- Nhân viên này phải là hợp đồng dài hạn chứ không được làm việc bán thời gian nữa.

 

 

06

Khoản 3 Điều 12

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Sử dụng nước không đạt quy chuẩn để sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

b) Quy trình sơ chế, chế biến thực phẩm không bảo đảm an toàn hoặc thực phẩm tiếp xúc với các yếu tố gây ô nhiễm và chất độc hại;

c) Không có biện pháp quản lý chất thải phù hợp trong khu vực sản xuất, kinh  doanh thực phẩm gây ô nhiễm môi trường.

Đề nghị nâng mức này lên. Phải phạt thật nặng việc này. Nhất là phần không có biện pháp quản lý và xử lý chất thải phù hợp trong khu vực sản xuất.

 

07

Khoản 1 Điều 15

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi

Đề nghị nâng mức phạt lên từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

 

08

Điểm d Khoản 1 Điều 19

d) Không lưu mẫu thức ăn hoặc lưu mẫu nhưng không đúng quy định.

 

Nên nói rõ theo quy định nào.

 

09

Điều 20

Điều 20. Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống đối với nhà hàng ăn uống, khách sạn, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng-tin, bếp ăn tập thể.

 

- Viết chưa đúng chính tả: căn tin

- Đề nghị thêm vào các quán cơm, quán ăn.

 

10

Điểm a Khoản 2 Điều 21

a. Sử dụng nguyên liệu để chế biến thức ăn đường phố không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng

Nên nói cụ thể: như thế nào mới được gọi là nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng?

Ví dụ: Một cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố: mua ngoài chợ, mua giá sạp A, mua thịt sạp B thì có là nguồn gốc rõ ràng ko?

 

 

11

Điểm c Khoản 2 Điều 21

c) Sử dụng bao gói và các vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm gây ô nhiễm và thôi nhiễm vào thực phẩm

“thôi nhiễm vào thực phẩm” là như thế nào?

 

12

Điểm c Khoản 1 Điều 25

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cơ sở thực phẩm do cấp huyện quản lý

Đề nghị tăng mức phạt lên 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

 

13

Khoản 3 Điều 25

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

 

Đề nghị tăng mức phạt lên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

 

14

Điều 29

Điều 29. Vi phạm quy định trong quảng cáo thực phẩm

 

Trong cả điều này, khoản 1 là quan trọng nhất và cần xử phạt nặng nhất. Vì quảng cáo mà không xin phép nội dung quảng cáo. Như vậy, người quảng cáo muốn quảng cáo gì thì quảng cáo. Có tác dụng gây hiểu lầm hoặc quảng cáo sai sự thật. Bên cạnh việc phạt tiền, cần phạt bổ sung các đối tượng quảng cáo đăng quảng cáo trong khi cơ sở quảng cáo chưa được cấp phép cho quảng cáo.

 

 


III. Ý KIẾN KHÁC (nếu có)

 

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ

(Ký tên, đóng dấu)

 

Các văn bản liên quan