Góp ý của Công ty TNHH Dekalb Việt Nam: Góp ý hoàn thiện Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm

Thứ Năm 16:14 07-04-2011

Công ty Monsanto trân trọng gửi đến Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) một số ý kiến góp ý cho Dự thảo Nghị định Quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm Số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010 như sau:

 

1)     Phạm vi điều chỉnh của dự thảo Nghị đinh: khung pháp lý điều chỉnh các hoạt động đánh giá an toàn, sản xuất, kinh doanh... đối với thực phẩm nói chung và thực phẩm biến đổi gen nói riêng cần thiết phải dựa trên căn cứ khoa học, minh bạch, rõ ràng và đảm bảo tính nhất quán với các luật và quy định hiện hành của Việt Nam, cụ thể là Nghị định Chính phủ về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen số 69/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2010 (hướng dẫn thi hành các điều khoản liên quan đến sinh vật biến đổi gen của Luật Đa dạng sinh học) cũng như các bộ luật khác như Luật về Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006, Luật về Chất lượng sản phẩm và hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007, Luật Thương mại số 36/2005/QH10 ngày 14 tháng 6 năm 2005 cũng như các văn bản hướng dẫn kèm theo.

2)     Phân công trách nhiệm quản lý nhà nước của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực : cụ thể là mục d), khoản 2, Điều 20 “Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn” đối với “Thực phẩm biến đổi gen” và khoản 3, Điều 21 “Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Công thương” về “Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến từ bột và tinh bột và các thực phẩm khác có chứa thành phần chính, hoặc thành phần quyết định đặc tính đặc trưng, tên gọi của sản phâm từ các nhóm thực phẩm nêu trên”

Việc phân chia trách nhiệm quản lý đối với các sản phẩm cụ thể nêu trên giữa các bộ ngành liên quan đến thực phẩm biến đổi gen còn chưa rõ ràng và có thể dẫn đến sự chồng chéo trong quản lý nhà nước. Trên thực tế, những sản phẩm như: dầu thực vật, sản phẩm chế biến từ bột và tinh bột, sữa chế biến... rất có thể có chứa nguyên liệu có nguồn gốc từ sản phẩm biến đổi gen (ví dụ sữa đậu nành, sữa bột, tinh bột ngô, tinh bột sắn...). Như vậy, cần thiết phải có một định nghĩa rõ ràng về “thực phẩm biến đổi gen” trong phạm vi quản lý của Nghị định này. Hơn nữa, việc phân công trách nhiệm trong các điều khoản đã nêu chưa hoàn toàn nhất quán với các quy định tại Điều 10 của dự thảo Nghị định này.

3)      Điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm có thành phần từ sinh vật biến đổi gen:

Theo quy định tại khoản 1, Điều 10 - điều kiện tiên quyết đặt ra là “Sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen sử dụng làm thực phẩm phải được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm hoặc có tên trong Danh mục sinh vật biến đổi gen được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm theo quy định của pháp luật” trình tự, thủ tục cho việc đăng ký, đánh giá an toàn và cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm được phân công cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (khoản 4, Điều 10). Tức là, những vật liệu biến đổi gen chưa được cấp giấy xác nhận đủ điều kiện làm thực phẩm sẽ không được phép lưu thông trên thị trường.

Quy định về “vận chuyển, lưu giữ sinh vật biến đổi gen” tại khoản 2, Điều 10 là không nhất quán, thiếu cơ sở khoa học, và mâu thuẫn với khoản 1, Điều 10 của dự thảo Nghị Định này vì khi một sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen đã được đánh giá an toàn và được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm cần được đối xử công bằng như các loại thực phẩm an toàn khác. Vì vậy, quy định riêng biệt đối với vận chuyển, lưu giữ đối với vật liệu biến đổi gen đã được công nhận là an toàn là không cần thiết.

Quy định đối với nhập khẩu vật liệu biến đổi gen vào Việt Nam tại khoản 3, Điều 10 của dự thảo Nghị định này cũng không nhất quán với quy định tại khoản 1, Điều 10:

-         Trong khi vật liệu biến đổi gen đã được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thực phẩm bởi các cơ quan chức năng của Nhà nước Việt nam thì việc yêu cầu cung cấp thêm “Giấy chứng nhận lưu hành tự do của nước xuất khẩu” đối với mỗi lô hàng nhập khẩu vào Việt Nam là thiếu cơ sở khoa học, không khả thi và sẽ tạo ra những thủ tục hành chính không cần thiết hoặc tạo rào cản cho doanh nghiệp nhập khẩu khi phải yêu cầu đối tác nước ngoài cung cấp văn bản này (về mặt cơ sở khoa học, việc đánh giá an toàn thực phẩm biến đổi gen được tiến hành đối với từng “sự kiện chuyển gen” (transformation event) cụ thể mà không thể thực hiện được đối với các sản phẩm đã qua chế biến).        

4)     Ghi nhãn đối với hàng hóa chứa sinh vật biến đổi gen: Luật An toàn thực phẩm quy định rõ ràng tại khoản 3. Điều 44 Ghi nhãn thực phẩm: Căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, Chính phủ quy định cụ thể về ghi nhãn thực phẩm, thời hạn sử dụng thực phẩm;quy định cụ thể thực phẩm biến đổi gen phải ghi nhãn, mức tỷ lệ thành phần thực phẩm có gen biến đổi phải ghi nhãn.” nhằm mục đích tạo điều kiện linh động trong việc xây dựng quy định ghi nhãn thực phẩm biến đổi gen. Tuy nhiên, dự thảo Nghị định lại điều chỉnh tất cả thực phẩm có chứa sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen trên thị trường với tỷ lệ lớn hơn 5% mỗi thành phần phải ghi nhãn là chưa nhất quán với tinh thần của Luật An toàn Thực phẩm.

Về ghi nhãn bắt buộc đối với thực phẩm biến đối gen, chúng tôi kiến nghị Việt Nam cần phân tích đầy đủ các khía cạnh liên quan đến an toàn và chi phí phát sinh khi thực thi quy định này. Ghi nhãn bắt buộc không chỉ liên quan đến cái nhãn:

·        Chi phí đ ối với doanh nghiệp: khó khăn trư ớc tiên sẽ đ ến với các công ty xuất khẩu sang Việt Nam, vì nhãn hàng hóa n ơ i xuấ t không đư ợc nhà nhập khẩu chấp nhận. Doanh nghiệp sẽ phải quyế t đ ịnh: có phải di dời sản xuất? Loạ i hàng hóa đó kh ỏi thị trư ờng? Hay phải thay đ ổi thành phần sản phẩm? Các thành phần hay sản phẩm không chứa sinh vật biế n đ i gen có thay đư c mà không thay đ ổi sản phẩm không (thí dụ, lúa mì bằng ngô)? Có tìm đư ợc nguồn nguyên liệu không chứa sinh vật biế n đ ổi gen dù là ở giá cao hơn không? D ù doanh nghiệp chọ n phương án nào đi n ữa, thì đ ều phải thử và phân tích các thành phần với chi phí rất cao.  Chi phí in nhãn chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với các chi phí khác như nêu trên.

·        Chí phí đ ối vớ i cơ quan qu ản lý: Chính phủ phải thực thi quy đ ịnh ghi nhãn mớ i đ đ ảm bảo sự tuân thủ. Phải xây dựng các phòng xét nghiệ m và đào t o con ngư i đ ể thực thi và giám sát. Những nguồn lực lẽ ra nên dành đ ể giải quyết các vấ n đ ề an toàn thực phẩ m chính đáng, nay l ại phả i dành đ ể thực thi nhữ ng quy đ ịnh v ề ghi nhãn thực phẩm biến đổi gen, loại thực phẩm đã được đánh giá là an toàn . Về dài hạn Việt Nam sẽ chịu tổn thất rất lớn về nông nghiệp bền vững do không áp dụ ng thích đáng công ngh ệ sinh học.

·        Chi phí đ ối vớ i ngư ời tiêu dùng: Nếu không có giáo dục truyền thông sâu rộ ng đ ế n ngư ời tiêu dùng, thì ng ư i tiêu dùng đơn gi ản hiểu nhãn biế n đ ổi gen là một cảnh báo gây ra sự hiểu lầm về an toàn thực phẩm. Các nhà bán lẻ sẽ thu hồi các sản phẩ m đó trên th trư ờng tạo ra sự hạn chế về lựa chọn. Mọi chi phí về giá thực phẩ m tăng lên s do ngư ời tiêu dùng gánh hoàn toàn.

Chúng tôi cho rằng Việt Nam cần có lộ trình thời gian hợp lý có thể thực thi phù hợp với tiến trình xây dựng năng lực kỹ thuật quốc gia nhằm tránh đặt gánh nặng không cần thiết lên cơ quan quản lý lẫn các doanh nghiệp tham gia sản xuất và kinh doanh thực phẩm nói chung và thực phẩm biến đổi gen nói riêng.

 

Kết luận

        I.            Thực thi không nhất quán các quy định của pháp luật có hiệu lực và cơ chế phối hợp liên bộ không hiệu quả sẽ trì hoãn chiến lược quốc gia tiếp nhận và ứng dụng công nghệ sinh học để phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam.

     II.            Các hoạt động kinh doanh hợp pháp đứng trước nguy cơ cao bị ngừng tạm thời và  chấm dứt và mất khả năng cạnh tranh và tiếp cận thị trường, nếu quy định bắt buộc ghi nhãn thực phẩm biến đổi gen mà không có sự chuẩn bị thích đáng và đủ thời gian.

   III.            Luôn luôn xuất hiện nguy cơ về các rào cản kỹ thuật về thương mại được tạo ra bởi các quy định không minh bạch và rõ ràng và thủ tục hành chính mới không cần thiết về thực phẩm biến đổi gen của Việt Nam.

 

Trân trọng,

Nguyễn Thanh Kỳ                                                    Nguyễn Hồng Chính

Giám đốc Đối ngoại                                                 Giám đốc quan hệ pháp chế về CNSH

Các văn bản liên quan