Bố cục và nội dung cơ bản của dự án Luật Thuế tài nguyên

Thứ Tư 18:36 29-07-2009

Dự thảo Luật thuế tài nguyên gồm 4 chương, 10 Điều. Cụ thể là:

Chương I: Những quy định chung (Điều 1 và Điều 2)

Chương này xác định đối tượng chịu thuế, người nộp thuế tài nguyên.

1. Đối tượng chịu thuế: Các loại tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thuỷ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều là đối tượng chịu thuế tài nguyên, bao gồm: Khoáng sản kim loại; khoáng sản không kim loại; nước khoáng, nước nóng thiên nhiên; dầu thô, khí thiên nhiên, khí than ([1][1][1]); sản phẩm của rừng tự nhiên; thuỷ sản tự nhiên; nước thiên nhiên và các loại tài nguyên thiên nhiên khác.

Về đối tượng chịu thuế, có ý kiến cho rằng cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sự tiến bộ của con người thì Luật thuế tài nguyên nên quy định bao quát hết các loại tài nguyên hiện hành như: không khí, vùng biển, vùng trời, kho số, tần số, các nguồn năng lượng (gió, ánh sáng mặt trời), lịch sử, văn hoá phi vật thể,... bởi vì các loại tài nguyên này đều thuộc chủ quyền quốc gia Việt Nam. Tuy nhiên, theo Ban soạn thảo thì trước mắt chưa nên liệt kê cụ thể các loại tài nguyên nêu trên vào đối tượng chịu thuế, bởi vì với điều kiện hiện tại chưa cho phép xác định được căn cứ tính thuế đối với các loại tài nguyên đó như sản lượng hay giá tính thuế phải xác định thế nào (Ví dụ: đối với tài nguyên không khí hay gió thì cân, đong, đo đếm như thế nào? Cái nào người khai thác, sử dụng phải nộp thuế? nộp bao nhiêu?...). Ngoài ra, trong số các tài nguyên kể trên có: (i) Một số loại tài nguyên cần được khuyến khích khai thác như: gió, năng lượng mặt trời,... không nên đưa vào đối tượng chịu thuế; (ii) Một số loại tài nguyên đang được nghiên cứu đưa vào diện quản lý và điều tiết như: tần số đang được quy định tại dự thảo Luật Tần số vô tuyến điện, trong đó, có quy định đấu giá quyền sử dụng tần số và thu phí sử dụng tần số.

Để có thể bổ sung các loại tài nguyên nêu trên vào đối tượng chịu thuế của Luật thuế tài nguyên thì cần thiết phải xây dựng được các Luật chuyên ngành có liên quan để xác định đó là tài nguyên quốc gia và các tài nguyên đó có thể đo lường được. Do đó, trong phạm vi dự án Luật này bước đầu mới chỉ nghiên cứu điều chỉnh các tài nguyên hữu hình, các tài nguyên được liệt kê tại pháp luật chuyên ngành về tài nguyên khoáng sản. Tuy nhiên, tại dự thảo Luật và Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật vẫn quy định đối tượng chịu thuế bao gồm các loại tài nguyên thiên nhiên khác để khi điều kiện thực tế cho phép sẽ có quy định cụ thể về việc thu nộp thuế tài nguyên đối với các loại tài nguyên phát sinh. Trước mắt, Ban soạn thảo đề nghị đối tượng chịu thuế vẫn thực hiện theo như Pháp lệnh thuế tài nguyên hiện hành. 

2. Người nộp thuế là các tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế.

Trường hợp doanh nghiệp khai thác tài nguyên được thành lập trên cơ sở liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, thì thuế tài nguyên phải nộp của doanh nghiệp liên doanh hay của Bên nước ngoài phải được xác định trong hợp đồng hợp tác kinh doanh và tính vào phần sản phẩm chia cho Bên Việt Nam. Khi chia sản phẩm khai thác, Bên Việt Nam có trách nhiệm nộp thuế tài nguyên vào ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Chương II: Căn cứ tính thuế và kê khai, nộp thuế (từ Điều 3 đến Điều 7)

Theo quy định hiện hành, căn cứ tính thuế là sản lượng tài nguyên thương phẩm thực tế khai thác, giá tính thuế và thuế suất.

Do sản lượng tính thuế thực tế đang áp dụng không hoàn toàn là sản lượng tài nguyên thương phẩm nên cần thiết phải sửa đổi quy định nêu trên, đồng thời bổ sung căn cứ tính thuế đối với dầu, khí, vì vậy căn cứ tính thuế được quy định như sau:

Căn cứ tính thuế là sản lượng tài nguyên thực tế khai thác, giá tính thuế và thuế suất.

Riêng đối với dầu thô, khí thiên nhiên và khí than (sau đây gọi là dầu, khí([2][2][2])), do tài nguyên dầu, khí có tính chất đặc thù liên quan đến các dự án lớn, nhà đầu tư lớn, các quy định tại Hợp đồng dầu, khí có tiêu chuẩn, chuẩn mực theo thông lệ quốc tế nên cần có quy định riêng về căn cứ tính thuế. Cụ thể: căn cứ tính thuế tài nguyên được xác định trên cơ sở lũy tiến từng phần của tổng sản lượng dầu, khí thực khai thác trong mỗi kỳ nộp thuế tính theo sản lượng dầu, khí bình quân mỗi ngày khai thác được của toàn bộ diện tích hợp đồng dầu, khí, thuế suất thuế tài nguyên và số ngày khai thác trong kỳ tính thuế.

1. Sản lượng tính thuế:

- Đối với loại tài nguyên khai thác xác định được số lượng, trọng lượng hay khối lượng thì sản lượng tài nguyên để tính thuế là số lượng, trọng lượng hay khối lượng của tài nguyên khai thác thực tế trong kỳ nộp thuế, không phụ thuộc vào hiện trạng và mục đích khai thác tài nguyên (Ví dụ: Tài nguyên khai thác để bán ngay, đem trao đổi, tiêu dùng nội bộ, dự trữ, sử dụng cho sản xuất tiếp theo).

- Đối với loại tài nguyên không thể xác định được số lượng, trọng lượng hay khối lượng thực tế khai thác do chứa nhiều chất khác nhau, hàm lượng tạp chất lớn thì sản lượng tài nguyên để tính thuế được xác định trên số lượng, trọng lượng hay khối lượng từng chất thu được do sàng tuyển, phân loại (Ví dụ: Một Công ty trong kỳ nộp thuế phải sàng tuyển hàng nghìn m3 đất, đá, nước (không thể xác định được số lượng), để thu được 2 kg vàng cốm, 100 tấn quặng sắt thì thuế tài nguyên được tính trên số lượng vàng cốm và quặng sắt thu được này).

- Đối với nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thuỷ điện là sản lượng điện xuất tuyến, cơ sở sản xuất thuỷ điện bán cho bên mua điện hoặc giao nhận được xác định qua hệ thống đo đếm điện đạt tiêu chuẩn đo lường Việt Nam đặt tại vị trí giao nhận. Sản lượng điện này được bên giao, bên nhận, bên mua, bên bán xác nhận.

2. Giá tính thuế:

a) Giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên tại nơi khai thác.

- Đối với loại tài nguyên khai thác trong tháng có cùng phẩm cấp, chất lượng, một phần sản lượng tài nguyên được bán ra tại nơi khai thác theo giá thị trường, một phần bán đi nơi khác hoặc đưa vào sản xuất, chế biến, sàng tuyển, phân loại, chọn lọc thì giá tính thuế của toàn bộ sản lượng tài nguyên khai thác được là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên đó tại nơi khai thác không bao gồm thuế giá trị gia tăng.

- Trường hợp trong tháng có phát sinh sản lượng tài nguyên khai thác, nhưng không phát sinh doanh thu bán tài nguyên thì giá tính thuế đơn vị tài nguyên được xác định căn cứ vào giá tính thuế đơn vị sản phẩm tài nguyên của tháng trước liền kề.

b) Trường hợp loại tài nguyên chưa xác định được giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên thì giá tính thuế đơn vị tài nguyên được xác định căn cứ vào một trong những cơ sở sau:

- Giá bán bình quân trên thị trường của đơn vị tài nguyên cùng loại khai thác có giá trị tương đương.

- Giá bán đơn vị của sản phẩm nguyên chất và hàm lượng chất này trong tài nguyên khai thác hoặc giá của sản phẩm nguyên chất và hàm lượng của từng chất trong tài nguyên khai thác.

- Giá bán của sản phẩm được sản xuất, chế biến từ tài nguyên khai thác trừ đi các chi phí phát sinh ở khâu sản xuất, chế biến và quy đổi theo hàm lượng hay tỷ trọng.

c) Giá tính thuế tài nguyên đối với một số trường hợp cụ thể:

- Đối với nước thiên nhiên dùng sản xuất thủy điện, giá tính thuế tài nguyên là giá bán điện thương phẩm bình quân.

- Đối với nước khoáng, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên dùng vào sản xuất sản phẩm, kinh doanh dịch vụ, giá tính thuế tài nguyên được tính theo tỷ lệ % trên giá bán sản phẩm, dịch vụ.

- Đối với gỗ là giá bán tại bãi giao.

- Đối với dầu, khí, giá tính thuế tài nguyên được xác định như sau:

+ Đối với dầu thô, giá tính thuế tài nguyên là giá bình quân gia quyền của dầu thô được bán tại điểm giao nhận theo hợp đồng giao dịch sòng phẳng.

+ Đối với khí thiên nhiên, khí than giá tính thuế tài nguyên là giá bán theo hợp đồng giao dịch sòng phẳng tại điểm giao nhận.

Trường hợp dầu thô, khí thiên nhiên, khí than được bán không theo hợp đồng giao dịch sòng phẳng, giá tính thuế do Bộ Tài chính quy định.

3. Về thuế suất:

Dự thảo đưa ra 2 phương án:

Phương án 1: Áp dụng thuế suất tương đối, tính theo % của giá tính thuế.

a) Thuế suất cố định:

Quy định mức thuế suất % cố định cho từng nhóm tài nguyên.

Phương án này có ưu điểm là rõ ràng, tạo môi trường pháp lý ổn định và minh bạch nhằm thu hút các nhà đầu tư; nhược điểm là chỉ điều tiết được một phần khi giá tài nguyên có biến động lớn hoặc trong trường hợp cần tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với tài nguyên.

Thuế tài nguyên được tính vào giá thành sản xuất sản phẩm. Sản phẩm tài nguyên khai thác được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào đối với một số ngành kinh tế quan trọng, như: điện, phân bón, xi măng,… Do đó, ổn định thuế tài nguyên góp phần ổn định lạm phát. Từ năm 1998 đến hết năm 2008, thuế suất thuế tài nguyên không thay đổi. Ban soạn thảo đề xuất áp dụng mức thuế suất như mức thuế suất hiện hành quy định tại Nghị định số 05/2009/NĐ-CP ngày 19/01/2009 của Chính phủ, cụ thể:

 

Số

TT

Nhóm, loại tài nguyên

T.suất theo P.lệnh 1998 (%)

T.suất theo P.lệnh 2008 (%)

T.suất hiện hành (%)

1

2

3

4

5

1

Khoáng sản kim loại (trừ vàng và đất hiếm)

1 - 5

5 – 30

7

 

- Vàng

2 - 6

6 – 30

9

 

- Đất hiếm

3 - 8

8 – 30

12

2

Khoáng sản không kim loại (trừ đá quý và than)

1 - 5

3 – 10

3; 5; 7

 

      - Đá quý

3 - 8

10 – 30

10; 12; 16

 

      - Than

1 - 3

4 – 20

4; 6

3

Sản phẩm rừng tự nhiên:

 

 

 

 

     a) Gỗ các loại (trừ củi)

10 - 40

10 - 40

25; 30; 35; 40; 20

 

            - Gỗ cành, ngọn

1 - 5

10 – 30

15

 

            - Củi

 

1-5

5

 

     b) Dược liệu (trừ trầm hương, ba kích, kỳ nam)

5 - 15

5 – 15

5; 10

 

            - Trầm hương, ba kích, kỳ nam

20 - 25

20 – 30

25

 

     c) Các loại sản phẩm rừng tự nhiên khác

5 - 20

5 – 20

20; 5

4

Thuỷ sản tự nhiên (trừ hải sâm, bào ngư, ngọc trai)

1 - 2

1 – 2

2

 

        - Hải sâm, bào ngư, ngọc trai

6 - 10

6 – 10

10

5

Nước thiên nhiên (trừ nước khoáng, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên tinh lọc đóng chai, đóng hộp)

0 - 5

0 – 5

0,5; 1; 2; 3; 4

 

    - Nước thiên nhiên dùng vào sản xuất thuỷ điện

0 - 2

2 – 5

2

 

    - Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên tinh lọc đóng chai, đóng hộp

2 - 10

5 – 10

 8

6

Tài nguyên thiên nhiên khác (trừ yến sào)

0 - 10

0 – 10

10

 

     - Yến sào

10 - 20

10 – 20

20

Ngoài ra, thuế suất thuế tài nguyên đối với dầu, khí tính luỹ tiến theo sản lượng khai thác (bằng mức thuế suất hiện hành), cụ thể:

Số

TT

Sản lượng khai thác

Dự án khuyến khích đầu tư

Dự án khác

Mức theo NĐ quy định P.lệnh 1998

Mức dự kiến = mức hiện hành

Mức theo NĐ quy định P.lệnh 1998

Mức dự kiến = mức hiện hành

I.

Đối với dầu thô (1.000 thùng/ngày)

 

 

 

 

1.

Đến 20

4%

6%

6%

8%

2.

Trên 20 đến 50

6%

8%

8%

10%

3.

Trên 50 đến 75

8%

10%

10%

12%

4.

Trên 75 đến 100

10%

12%

15%

17%

5.

Trên 100 đến 150

15%

17%

20%

22%

6.

Trên 150

20%

22%

25%

27%

II.

Đối với khí thiên nhiên, khí than (triệu m3/ngày)

 

 

 

 

1.

Đến 5

0%

0%

0%

0%

2.

Trên 5 đến 10

3%

3%

5%

5%

3.

Trên 10

6%

6%

10%

10%

 

“Dự án khuyến khích đầu tư” thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư.

b/ Thuế suất khung:

Áp dụng thuế suất theo khung như quy định tại Pháp lệnh thuế tài nguyên hiện hành.

Phương án này có ưu điểm là linh hoạt trong điều hành, góp phần điều tiết kịp thời khi giá tài nguyên có biến động hoặc trong trường hợp cần tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với tài nguyên; nhược điểm là không ổn định, có thể tạo tâm lý không tốt đến các nhà đầu tư vào ngành khai thác, chế biến tài nguyên.

Biểu khung thuế suất thuế tài nguyên ban hành kèm theo Pháp lệnh thuế tài nguyên vừa được sửa đổi, bổ sung và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2009, do vậy Ban soạn thảo đề xuất mức khung thuế suất như hiện hành:

Số

TT

Nhóm, loại tài nguyên

T.suất theo P.lệnh 1998 (%)

Thuế suất dự kiến = Khung thuế suất hiện hành(%)

1

Khoáng sản kim loại (trừ vàng và đất hiếm)

1 - 5

5 – 30

 

- Vàng

2 - 6

6 – 30

 

- Đất hiếm

3 - 8

8 – 30

2

Khoáng sản không kim loại (trừ đá quý và than)

1 - 5

3 – 10

 

      - Đá quý

3 - 8

10 – 30

 

      - Than

1 - 3

4 – 20

3

Dầu mỏ

6 - 25

6 - 30

4

Khí đốt, khí than

0 - 10

0 - 25

5

Sản phẩm rừng tự nhiên:

 

 

 

     a) Gỗ các loại (trừ gỗ cành, ngọn)

10 - 40

10 - 40

 

            - Gỗ cành, ngọn

1 - 5

10 – 30

 

            - Củi

 

1 - 5

 

     b) Dược liệu (trừ trầm hương, ba kích, kỳ nam)

5 - 15

5 – 15

 

            - Trầm hương, ba kích, kỳ nam

20 - 25

20 – 30

 

     c) Các loại sản phẩm rừng tự nhiên khác

5 - 20

5 – 20

6

Thuỷ sản tự nhiên (trừ hải sâm, bào ngư, ngọc trai)

1 - 2

1 – 2

 

        - Hải sâm, bào ngư, ngọc trai

6 - 10

6 – 10

7

Nước thiên nhiên (trừ nước khoáng thiên nhiên, nước thiên nhiên tinh lọc đóng chai, đóng hộp)

0 - 5

0 – 5

 

    - Nước thiên nhiên dùng vào sản xuất thuỷ điện

0 - 2

2 – 5

 

    - Nước khoáng thiên nhiên, nước thiên nhiên tinh lọc đóng chai, đóng hộp

2 - 10

5 – 10

8

Tài nguyên thiên nhiên khác (trừ yến sào)

0 - 10

0 – 10

 

     - Yến sào

10 - 20

10 – 20

Căn cứ vào Biểu khung thuế suất này, Chính phủ quy định chi tiết các mức thuế suất cụ thể của từng loại tài nguyên.

Phương án 2: Áp dụng thuế suất tuyệt đối tính trên số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng đơn vị sản phẩm khai thác.

Ví dụ: Thuế tài nguyên đối với sắt (Fe) là: 50.000 đồng/tấn không phụ thuộc vào giá tính thuế tài nguyên của sắt.

Phương án này có ưu điểm là dễ thực hiện; nhược điểm là không công bằng, không khuyến khích việc đầu tư công nghệ hiện đại trong khai thác nhằm giảm gây ô nhiễm môi trường. Hơn nữa, không góp phần điều tiết kịp thời khi giá tài nguyên có biến động hoặc trong trường hợp cần tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với tài nguyên.

Qua phân tích ưu, nhược điểm của từng phương án, Ban soạn thảo cho rằng nên thực hiện theo phương án 1b với thuế suất khung và đưa nội dung của phương án này vào dự thảo Luật. Để khắc phục nhược điểm của phương án này là không ổn định như nêu ở trên, dự thảo Luật quy định: Chính phủ quy định chi tiết các mức thuế suất cụ thể của từng loại tài nguyên đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Phù hợp với danh mục nhóm, loại tài nguyên và trong phạm vi khung thuế suất do Quốc hội quy định.

- Góp phần quản lý nhà nước đối với tài nguyên, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên.

- Góp phần đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước và bình ổn thị trường.         

 4. Về kê khai, nộp thuế:

Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thực hiện đăng ký, kê khai, nộp thuế tài nguyên theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

 Riêng đối với dầu, khí: để đáp ứng nhu cầu cho ngành công nghiệp hoá dầu trong nước và đảm bảo chính sách về năng lượng trong từng thời kỳ, dự thảo Luật quy định thực hiện như sau:

1. Thuế tài nguyên đối với khai thác dầu, khí, được nộp bằng dầu thô, khí thiên nhiên, khí than, bằng tiền hoặc một phần bằng tiền và một phần bằng dầu thô, khí thiên nhiên, khí than theo quy định của Bộ Tài chính. Cơ quan thuế thông báo cho người nộp thuế bằng văn bản, trước 6 tháng về việc nộp thuế tài nguyên bằng tiền hay bằng dầu, khí.

2. Địa điểm nộp thuế tài nguyên thu bằng dầu thô, khí thiên nhiên, khí than là điểm giao nhận. Trong trường hợp cơ quan thuế yêu cầu nộp thuế tài nguyên tại địa điểm khác thì đối tượng nộp thuế được trừ chi phí vận tải và các chi phí trực tiếp khác phát sinh do thay đổi địa điểm nộp thuế vào phần thuế tài nguyên phải nộp.

Chương III: Miễn thuế, giảm thuế (Điều 8)

Nội dung miễn, giảm thuế tài nguyên tại dự thảo Luật được quy định trên cơ sở kế thừa có chọn lọc chính sách miễn, giảm thuế tài nguyên hiện hành, cụ thể:

Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên gặp thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ; Tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác thuỷ sản ở vùng biển xa bờ; cá nhân được phép khai thác gỗ cành, củi, tre, nứa, mai, giang, tranh, vầu, lồ ô phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày; Tổ chức, cá nhân khai thác đất sử dụng vào các mục đích san lấp, xây dựng các công trình phục vụ an ninh, quốc phòng, công trình mang ý nghĩa nhân đạo, từ thiện, xây dựng các công trình đê điều, thuỷ lợi, đường giao thông…; Miễn thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên dùng vào sản xuất thuỷ điện không hoà vào mạng lưới điện quốc gia.

Chương IV: Điều khoản thi hành (Điều 9 và  Điều 10)

Với nội dung nêu trên, dự thảo Luật sẽ thay thế (bãi bỏ): Pháp lệnh thuế tài nguyên năm 1998 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Điều 6 Pháp lệnh thuế tài nguyên năm 2008. Nếu dự án Luật này được Quốc hội thông qua trong năm 2009 thì đề nghị Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010 để có thời gian tổ chức triển khai, hướng dẫn thi hành Luật.

Đối với dự án đầu tư hoặc Hợp đồng dầu, khí đã ký kết trước ngày 01/01/2010 mà trong Giấy phép đầu tư hoặc Hợp đồng dầu, khí có quy định việc nộp thuế tài nguyên thì thực hiện theo quy định tại Giấy phép đầu tư hoặc Hợp đồng dầu, khí đã ký.




[1] Trên cơ sở Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí ngày 03/6/2008 mới bổ sung thêm “khí than” là tài nguyên thuộc dầu khí.

[2] Các quy định về thuế tài nguyên đối với dầu, khí được kế thừa quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về dầu, khí

Các văn bản liên quan