Báo cáo đánh giá tác động dự kiến của Luật Trọng tài

Thứ Hai 11:42 18-05-2009

Bảng 1.1. Tác động của từng giải pháp

Vấn đề/Giải pháp

Tác động tích cực/Lợi ích

Tác động tiêu cực/Chi phí

Ghi chú & Lưu ý

Nhà nước

Doanh nghiệp

Nhà nước

Doanh nghiệp

(i) Thẩm quyền của trọng tài còn hạn chế về phạm vi, chưa được xác định cụ thể, rõ ràng, thống nhất và chắc chắn.

Pá 1.1: Giữ nguyên như hiện nay

Không rõ

Không rõ

- Hệ thống toà án bị quá tải; xét xử không hết, không kịp thời; thời gian xét xử kéo dài do phải xử lý qua nhiều cấp (sơ thẩm, phúc thẩm)

- Có thể làm tăng chi phí cho nhà nước khi phải tuyển thêm thẩm phán, nâng cấp cơ sở vật chất tương ứng.

- Sự quá tải của hệ thống toà án có thể gây ra dư địa tham nhũng và chất lượng quyết định của toà, cũng như chất lượng của ngành luật sư và nền pháp lý nói chung.

- Chi phí cho việc giải quyết tranh chấp tại hệ thống toà án; trung tâm trọng tài ở nước ngoài;

- Việc giải quyết không nhanh chóng những tranh chấp có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và do đó tác động tiêu cực đến nền kinh tế nói chung.

- Kìm hãm sự phát triển của hệ thống trung tâm trọng tài Việt Nam; đội ngũ trọng tài ở Việt nam

Những tác động tiêu cực sẽ có thể tiếp tục xấu đi, khi mà số lượng tranh chấp sẽ tăng do hoạt động đầu tư, kinh doanh ngày càng phát triển thêm

Pá 1.2: Mở rộng, xác định rõ & cụ thể phạm vi thẩm quyền của trọng tài

- Làm tăng số lượng tranh chấp được giải quyết ở TTTT, nhờ đó giảm tải được hoạt động giải quyết tranh chấp ở hệ thống toà án; qua đó làm nâng cao chất lượng hoạt động giải quyết tranh chấp. Do chất lượng xét xử ở toà án tăng lên, dẫn đến: giảm số lượng vụ việc tồn đọng (thụ lý nhưng chưa giải quyết kịp); đẩy nhanh tiến độ giải quyết ở toà án; giảm số lượng vụ việc phúc thẩm

- Có thể giảm được chi phí liên quan do phải mở rộng đội ngũ thẩm phám

 Việc tăng số lượng giải quyết tranh chấp thông qua TTTT có thể mang lại những tác động tích cực cho doanh nghiệp:

- Giảm chi phí cho doanh nghiệp liên quan đến giải quyết tranh chấp ở toà án, do chất lượng xét xử ở toà án tăng lên, dẫn đến: giảm số lượng vụ việc tồn đọng (thụ lý nhưng không giải quyết kịp); đẩy nhanh tiến độ giải quyết ở toà án; giảm số lượng vụ việc phúc thẩm

- Giảm các chi phí cho doanh nghiệp do giải quyết tranh chấp ở TTTT bởi vì chi phí trung bình giải quyết ở TTTT rẻ hơn so với hệ thống toà án.

- Giảm thiệt hại chi phí cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp do rút ngắn thời hạn giải quyết; giữ được bí mật tranh chấp; giữ được bạn hàng sau khi giải quyết tranh chấp,...

- Thúc đẩy phát triển hệ thông trọng tài, đội ngũ trọng tài viên

Chưa rõ

- Không rõ[1]

 

 

Pá 1.3: Mở rộng tiêu chí xác định thoả thuận trọng tài, tính đến sự phát triển của công nghệ thông tin điện tử.

Như trên

Như trên

-

- Có thể có trường hợp tranh chấp được giải quyết ở TTTT ngoài mong muốn của 1 bên do tiêu chí tiêu chí xác định thoả thuận trọng tài được lới lỏng hơn. Do đó, doanh nghiệp có thể tốn kém hơn (nhiều thời gian hơn, thuê tư vấn) khi giao kết hợp đồng.

Pá này góp phần gián tiếp vào việc làm cho thẩm quyền của trọng tài được mở rộng; do đó lợi ích và tác động tiêu cực là tương tự như pá 1.2 và chỉ khác về mức độ tác động.

Pá 1.4: HĐTT là cơ quan duy nhất quyết định hiệu lực của thỏa thuận trọng tài

Giảm bớt công việc cho tòa án do giảm số vụ tòa án hủy quyết định TT do cho rằng thỏa thuận TT vô hiệu

- Tăng việc cho TT trọng tài

- Tránh được thiệt hại cho các bên do giảm việc hủy quyết định của TTTT

- Rút ngắn thời gian giải quyết tranh chấp

 

- ..[2]

 

Pá 1.5: Nếu các bên tranh chấp về hiệu lực thỏa thuận trọng tài (các bên hoặc với TT) thì tòa án là nơi có quyền quyết định

 

Giảm được việc tòa án phải huỷ phán quyết của TT để xử lý lại vụ việc;

Giảm nguy cơ hủy quyết định của trọng tài

Giảm được chi phí, thời gian nếu phải giải quyết ở cả hai cơ quan tòa án + trọng tài

- giải quyết được dứt điểm vụ việc nếu Toà án phán quyết thoả thuận trọng tài là có hiệu lực hay không. Làm cho việc giải quyết tiếp theo được thực hiện một cách chắc chắn. Nếu Toà án đã ra phán quyết thoả thuận trọng tài là có hiệu lực thì sau khi có phán quyết của TT không thể tuyên huỷ được nữa.

Thêm công việc cho tòa án trong việc xác định hiệu lực trọng tài

 

Có thể làm mất đi tính bí mật của trọng tài.

DN có tâm lý ngại giải quyết ở tòa án nếu đã xử lý ở TTTT

Có thể kéo dài thêm thời gian giải quyết vụ việc do phải thêm công đoạn xác định tính hợp pháp của thoả thuận trọng tài

 


 

Từ Bảng 1.1, mức độ tác động của từng giải pháp được xác định theo các mức độ sau:

Bảng 1.2. Mức độ tác động của từng giải pháp đối với vấn đề 1

Vấn đề/Giải pháp

Tác động tích cực

Tác động tiêu cực

Nhà nước

DN

Nhà nước

DN

(i) Thẩm quyền của trọng tài còn hạn chế về phạm vi, chưa được xác định cụ thể, rõ ràng, thống nhất và chắc chắn.

Pá 1.1: Giữ nguyên như hiện nay

K

K

LLL

LLL

Pá 1.2: Mở rộng, xác định rõ & cụ thể phạm vi thẩm quyền của trọng tài

JJJ

JJJ

L

K

Pá 1.3: Mở rộng tiêu chí xác định thoả thuận trọng tài, tính đến sự phát triển của công nghệ thông tin điện tử.

JJ

JJ

K

L

Pá 1.4: HĐTT là cơ quan duy nhất quyết định hiệu lực của thỏa thuận trọng tài

 

 

 

 

Pá 1.5: Nếu các bên tranh chấp về hiệu lực thỏa thuận trọng tài (các bên hoặc với TT) thì tòa án là nơi có quyền quyết định

 

 

 

 

1.3. Kiến nghị giải pháp

Phân tích so sánh mức động các tác động của từng giải pháp, thì thấy rõ ràng rằng, phương án 2 và 3 có tác động tích cực lớn so với phương án 1 – giữa nguyên như hiện tại.

Tính tổng thể, tác động của phương án Phương án 4 và 5 thì phương án 4 có tác động tích cực đến việc giảm tải công việc cho tòa án; đồng thời giảm được những phiền hà cho doanh nghiệp khi phải giải quyết một vụ việc đồng thời ở cả 2 cơ quan là toà án và trọng tài.

Cuối cùng, khi cân nhắc, so sánh các tác động thì kiến nghị các phương án lựa chọn để giải quyết vấn đề thứ nhất sẽ bao gồm 3 phương án: phương án 2, 3 và 4.

2. Vấn đề thứ hai: Sự hỗ trợ của toà án đối với trọng tài chưa toàn diện, hiệu quả, thiếu hiệu lực và đặt trọng tài vào vị trí bất lợi hơn nhiều so với toà án.

2.1. Các giải pháp

Vấn đề thứ 2, tổng số có 6 giải pháp được đề xuất có thể lựa chọn như sau.

Pá 2.1: Giữ nguyên như hiện nay.

Pá 2.2: Xác định chặt chẽ, rõ ràng, hợp lý tiêu chí xác định Toà án có thẩm quyền đối với Trọng tài, theo hướng linh hoạt; đồng thời cần xác định rõ trong trường hợp nếu nhiều toà án có thẩm quyền thì các bên hoặc trung tâm trọng tài có quyền lựa chọn một trong toà án đó và quy định rõ trách nhiệm hợp tác, phối hợp công việc của toà án và không được quyền từ chối.

Pá 2.3: Xác định rõ ràng hơn, cụ thể hơn trách nhiệm của toà án trong việc hỗ trợ hoạt động trọng tài; tạo điều kiện thuận lợi hơn cho trọng tài trong việc thu thập chứng cứ, triệu tập nhân chứng và áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

- Quy định cụ thể, chi tiết hơn “trách nhiệm của toà án” trong việc thu thập chứng cứ, lưu giữ chứng cứ.[3] Cụ thể là bổ sung thêm các nội dung sau:

§        Hình thức và nội dung yêu cầu cuả Trọng tài đối với Toà án trong thu thập chứng cứ;

§        Trong thời hạn cụ thể mà Toà án phải xem xét và chỉ định một thẩm phán có trách nhiệm thu thập chứng cứ;

§        Toà án thông báo bằng văn bản về việc chỉ định thẩm phán.

- Xác định rõ trách nhiệm hỗ trợ của toà án trong việc đảm bảo sự có mặt của người làm chứng (như dự thảo[4]).

- Xác định rõ trường và trình tự thủ tục nhanh chóng, thuận tiện trong việc yêu cầu toà án áp dụng các biện pháp khẩn cấp, tạm thời.(như dự thảo [5])

Pá 2.4: Xác định rõ các căn cứ toà án có thể huỷ quyết định trọng tài theo hướng hạn chế hơn phạm vi huỷ quyết định của trọng tài.

Pá 2.5: Cho phép hội đồng trọng tài được áp dụng biện pháp khẩn cấp, tạm thời, và trực tiếp yêu cầu cơ quan thi hành án hỗ trợ thực hiện biện pháp này.

Pá 2.6. Tăng cường sự hỗ trợ của cơ quan thi hành án đối với thực thi quyết định của trọng tài thông qua việc quy định rõ tiêu chí xác định cơ quan thi hành có liên quan.

Thi hành đầy đủ, kịp thời và hiệu quả phán quyết trọng tại là một trong số các giải pháp cơ bản nâng cao độ tin cậy và tính hấp dẫn của Trọng tài đối với các bên tranh chấp. Phán quyết trọng tài là chung thẩm, có hiệu lực kể từ ngày công bố. Các bên tranh chấp phải thừa nhận, tôn trọng và nghiêm túc thực hiện đầy đủ, kịp thời. Tuy vậy, trong trường hợp các bên không tự nguyên thi hành, thì can thiệp và hỗ trợ kịp thời, có hiệu quả của cơ quant hi hành án là không thể thiếu được đảm bảo hiệu lực của phán quyết trọng tại. Về hỗ trợ của Cơ quan thi hành án thi hành phán quyết trọng tài, cần xác định rõ, cụ thể tiêu chí mà cơ quan thi hành án có trách nhiệm đảm bảo thi hành quyết định của trọng tài.

Ngoài ra, xác định rõ trách nhiệm cơ quan thi hành án đối với cả phán quyết trọng tài trong trường hợp xét xử ở nước ngoài vẫn được thực thi theo quy định của Luật này.

2.2. Xác định các tác động

Bảng 2.1 cho thấy các tác động của từng giải pháp.


 

Bảng 2.1. Tác động của các giải pháp

Vấn đề/Giải pháp

Tác động tích cực/Lợi ích

Tác động tiêu cực/Chi phí

Ghi chú & Lưu ý

 

Nhà nước

Doanh nghiệp

Nhà nước

Doanh nghiệp

 

(II) Sự hỗ trợ của toà án đối với trọng tài chưa toàn diện, hiệu quả, thiếu hiệu lực và đặt trọng tài vào vị trí bất lợi hơn nhiều so với toà án.

Pá 2.1: Giữ nguyên như hiện nay

Xem pá 1.1

Xem pá 1.1

Xem Pá 1.1

Xem Pá 1.1

Các tác động của phương án này tương tự như pá 1.1.

Pá 2.2: Xác định rõ ràng, hợp lý tiêu chí xác định Toà án có thẩm quyền đối với Trọng tài.

- Quyết định hỗ trợ TTTT của toà án nhanh hơn, chính xác hơn và kịp thời hơn.

- Giúp cho các TTTT nhanh chóng hơn, chính xác hơn trong việc xác định toà án có thể hỗ trợ trong hoạt động giải quyết tranh chấp. Qua đó:

+ Việc phối hợp của toà án và trọng tài tốt hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn (tác động tích cực cho TTTT).

+ Việc giải quyết tranh chấp có hiệu quả hơn => tác động tích cực cho các bên tranh chấp, bảo vệ tốt hơn lợi ích hợp pháp các bên

- Khối lượng công việc của Toà án trong việc hỗ trợ doanh nghiệp có thể tăng lên do số lượng tranh chấp ở TTTT tăng lên => yêu cầu hỗ trợ tăng lên.

 

Tuy nhiên, mặc dù khối lượng có thể tăng lên, nhưng so với trước đây (khi thực hiện pháp lệnh) thì khối lượng công việc có liên quan vẫn thế do toà án vẫn sẽ thực hiện công việc tương tự nếu vụ việc giải quyết ở toà án

Không rõ

 

Pá 2.3: Xác định rõ ràng hơn, cụ thể hơn trách nhiệm của toà án trong việc hỗ trợ hoạt động trọng tài; tạo điều kiện thuận lợi hơn cho trọng tài trong việc thu thập chứng cứ, triệu tập nhân chứng và áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Xem pá 2.2

Xem pá 2.2

Xem pá 2.2

Xem pá 2.2

Những tác động của phương án này cũng tương tự như tác động của pá 2.2. Tuy nhiên, mức độ tác động là khác nhau.

Pá 2.4: Xác định rõ cách trường hợp toà án có thể huỷ quyết định của trọng tài theo hướng hạn chế hơn việc huỷ quyết định của trọng tài.

- Giảm tải cho toà án trong việc thụ lý giải quyết các tranh chấp do huỷ quyết định của trọng tài. Do đó, giảm được các chi phí có liên quan cho toà án trong việc huỷ quyết định của TTTT và xét xử lại.

Lợi ích = [Chi phí xét xử toà án + chi phí huỷ quyết định TTT] * tỷ lệ % giảm xuống * số lượng quyết định TTTT bị huỷ.

- Giảm thiệt hại là chi phí doanh nghiệp phải chịu khi giải quyết tranh chấp tại TTTT mà bị huỷ

- Giảm được các thiệt hại cho doanh nghiệp là chi phí phải trả do quyết định của TTTT bị huỷ và phải xử lý lại ở toà án.

- Giảm thiệt hại là chi phí mà TTTT phải chịu khi xử lý các tranh chấp nhưng sau đó bị toà án huỷ.

Lợi ích = ([chi phí cho doanh nghiệp khi giải quyết tại TTTT + chi phí cho doanh nghiệp khi  giải quyết tại Toà án] + [chi phí cho TTTT khi giải quyết tranh chấp]) * tỷ lệ % giảm xuống * số lượng quyết định của TTTT bị huỷ.

Không rõ

Không rõ

 

Pá 2.5: Cho phép hội đồng trọng tài được áp dụng biện pháp khẩn cấp, tạm thời (sau khi thông báo cho toà án)

- Giảm bớt được công việc cho toà án trong thực hiện yêu cầu TTTT về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

-

- TTTT chủ động hơn và kịp thời hơn trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời => bảo vệ tốt hơn lợi ích hợp pháp các bên, giải quyết tranh chấp hiệu quả hơn, bảo đảm cho việc thi hành pháp quyết sau này.

 

 

Phương án này về cơ bản có các tác động tương tự như pá 2.3. Tuy nhiên, so với pá 2.3, thì pá này có lợi thế và bất lợi sau:

- Lợi thế: TTTT chủ động hơn; ra quyết định nhanh hơn; giảm được chi phí giao dịch giữa toà án – TTTT trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; giảm được hoạt động cho toà án.

- Bất lợi: có thể bị lạm dụng; tuy nhiên điều này có thể ít xảy ra vì toà án vẫn được thông báo kịp thời và có thể can thiệp khi cần thiết

Pá 2.6: Tăng cường sự hỗ trợ của Cơ quan thi hành án trong thi hành phán quyết trọng tài.

- Việc quyết định của TTTT được thi hành tốt hơn, có thể góp phần giảm số lượng quyết định của TTTT bị huỷ bỏ và giải quyết lại ở toà án. Do đó, lợi ích tương tự như pá 2.4.

- Việc thi hành quyết định của TTTT nhanh hơn, hiệu quả hơn sẽ giảm chi phí cho doanh nghiệp trong việc thi hành quyết định của TTTT; giảm chi phí liên quan do quyết định TTTT có thể bị huỷ bỏ và xét xử lại bằng hệ thống toà án

- Lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp được bảo vệ tốt hơn

- Cơ quan thi hành án có thể sẽ không tăng việc hoặc tăng không nhiều, bởi vì nếu quyết định TTTT không được thi hành, các bên tiến hành giải quyết bằng con đường trọng tài thì cuối cùng cơ quan thi hành án vẫn là người cưỡng chế thực hiện

Không rõ

Các lợi ích của phương án này đối với doanh nghiệp về cơ bản giống như pá 1.2 & 1.3 do góp phần làm tăng việc giải quyết tranh chấp tại TTTT.

Ngoài ra còn một số tác động khác liên quan đến việc thi hành quyết định của TTTT hiệu quả hơn, kịp thời hơn

 

 


 

Bảng 2.2. Mức độ tác động từng giải pháp

(ii) Sự hỗ trợ của toà án đối với trọng tài chưa toàn diện, hiệu quả, thiếu hiệu lực và đặt trọng tài vào vị trí bất lợi hơn nhiều so với toà án.

Pá 2.1: Giữ nguyên như hiện nay

K

K

LLL

LLL

Pá 2.2: Xác định rõ ràng, hợp lý tiêu chí xác định Toà án có thẩm quyền đối với Trọng tài.

J

JJ

L

K

Pá 2.3: Xác định rõ ràng hơn, cụ thể hơn trách nhiệm của toà án trong việc hỗ trợ hoạt động trọng tài; tạo điều kiện thuận lợi hơn cho trọng tài trong việc thu thập chứng cứ, triệu tập nhân chứng và áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

J

JJ

L

K

Pá 2.4: Xác định rõ cách trường hợp toà án có thể huỷ quyết định của trọng tài theo hướng hạn chế hơn việc huỷ quyết định của trọng tài.

JJJ

JJJ

K

K

Pá 2.5: Cho phép hội đồng trọng tài được áp dụng biện pháp khẩn cấp, tạm thời

JJ

JJJ

K

K

Pá 2.6: Tăng cường sự hỗ trợ của Cơ quan thi hành án trong thi hành phán quyết trọng tài.

JJ

JJ

K

K

 

2.3. Kiến nghị giải pháp

Từ mức độ tác động của từng giải pháp theo như trình bày ở bảng 2.2 trên, các giải pháp sau được kiến nghị lựa chọn:

- Pá 2.2: Xác định rõ ràng, hợp lý tiêu chí xác định Toà án có thẩm quyền đối với Trọng tài.

- Pá 2.3: Xác định rõ ràng hơn, cụ thể hơn trách nhiệm của toà án trong việc hỗ trợ hoạt động trọng tài; tạo điều kiện thuận lợi hơn cho trọng tài trong việc thu thập chứng cứ, triệu tập nhân chứng và áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

- Pá 2.4: Xác định rõ cách trường hợp toà án có thể huỷ quyết định của trọng tài theo hướng hạn chế hơn việc huỷ quyết định của trọng tài.

- Pá 2.6: Cho phép hội đồng trọng tài được áp dụng biện pháp khẩn cấp, tạm thời.

 

3. Vấn đề thứ 3

3.1. Các giải pháp

Vấn đề thứ 3 có tổng số 4 giải pháp được đề xuất như sau

Pá 2.1: Giữ nguyên như hiện nay

Pá 3.2: Cho phép các bên có thể lựa chọn trọng tài viên nước ngoài; xét xử bằng tiếng nước ngoài; áp dụng luật nước ngoài.

Pá 3.3: cho phép các bên được thỏa thuận một cơ quan trung lập (ngoài tòa án) chỉ định chủ tịch hội đồng trọng tài vụ việc (ad-hoc) trong trường hợp các bên không thỏa thuận được.

Pá 3.4: Các bên, trung tâm trọng tài có thể chọn trọng tài viên ngoài danh sách các trọng tài viên của trung tâm trọng tài.

3.2. Tác động các giải pháp

Bảng 3.2 cho thấy tác động các giải pháp


 

Bảng 3.1.

(iii) Pháp lệnh TTTM chưa đảm bảo cho các bên tranh chấp lựa chọn được Hội đồng trọng tài thực sự trung lập, có trình độ chuyên môn tốt nhất.

Pá 3.1: Giữ nguyên như hiện tại

 

 

Tranh chấp sẽ dồn về tòa án, gây quá tải

Doanh nghiệp buộc phải sử dụng tòa án hoặc đi ra trọng tài nước ngoài, tăng chi phí, bất tiện

Việc giữ nguyên như hiện tại, tức là Toà án vẫn là một nơi chủ yếu để giải quyết tranh chấp => tác động tiêu cực cũng tương tự như các phương án 1.1 & 2.1

Pá 3.2: Cho phép lựa chọn trọng tài viên nước ngoài; xử bằng tiếng nước ngoài; áp dụng luật nước ngoài.

Không rõ ràng =>

 

- Tăng tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa nhà đầu tư nước ngoài với trong nước được giải quyết ở TTTT Việt nam; kéo các tranh chấp trước kia thường được giải quyết ở TTTT nước ngoài về giải quyết tại TTTT Việt nam => trong trường hợp này, giảm chi phí cho doanh nghiệp Việt Nam khi vụ việc được giải quyết tại Việt nam

- Tăng lựa chọn cho doanh nghiệp trong việc chọn trọng tài, cách thức giải quyết tranh chấp => tác động tích cực đến doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhà  đầu tư nước ngoài tại Việt nam

- Chưa có bằng chứng

- Có thể một số doanh nghiệp Việt nam bị bất lợi khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nước ngoài, ngôn ngữ nước ngoài, và luật pháp nước ngoài => tăng chi phí phiên dịch, luật sư,...).

 

Pá 3.3: cho phép các bên được thỏa thuận một cơ quan trung lập (ngoài tòa án) chỉ định trọng tài viên(đối với trọng tài vụ việc –adhoc) trong trường hợp một bên không chỉ định trọng tài viên hoặc các bên không thống nhất được việc chỉ định trọng tài viên.

- Giảm khối lượng công việc cho toà án trong việc chỉ định trọng tài theo yêu cầu các bên

- Tăng lựa chọn cho doanh nghiệp

- Đẩy nhanh quá trình thành lập Hội đồng trọng tài

-

- Chưa rõ[6]

- Chưa rõ

 

Pá 3.4: Các bên & TTTT chọn trọng tài viên ngoài danh sách của trung tâm trọng tài

Mở rộng cơ hội cho TTTT chọn trọng tài viên

TTTT hấp dẫn hơn

Mở rộng cơ hội cho các bên

Khó khăn hơn cho TTTT trong việc thỏa thuận và sử dụng với trọng viên không phải đã là thành viên của TTTT

Không rõ

 


 

Bảng 3.2

(iii) Pháp lệnh TTTM chưa đảm bảo cho các bên tranh chấp lựa chọn được Hội đồng trọng tài thực sự trung lập, có trình độ chuyên môn tốt nhất.

Pá 3.1: Giữ nguyên như hiện tại

K

K

LLL

LLL

Pá 3.2: Cho phép lựa chọn trọng tài viên nước ngoài; xử bằng tiếng nước ngoài; áp dụng luật nước ngoài.

K

JJ

K

L

Pá 3.3: cho phép các bên được thỏa thuận một cơ quan trung lập (ngoài tòa án) chỉ định trọng tài viên (đối với trọng tài vụ việc –adhoc) trong trường hợp một bên không tiến hành chỉ định trọng tài viên hoặc các bên không thống nhất được việc chỉ định trọng tài viên.

J

JJ

K

K

Pá 3.4: Các bên & TTTT chọn trọng tài viên ngoài danh sách của trung tâm trọng tài

 

 

 

 

 

3.3. Kiến nghị giải pháp

Các giải pháp sau sẽ được kiến nghị lựa chọn

- Pá 3.2: Cho phép lựa chọn trọng tài viên nước ngoài; xử bằng tiếng nước ngoài; áp dụng luật nước ngoài.

- Pá 3.3: cho phép các bên được thỏa thuận một cơ quan trung lập (ngoài tòa án) chỉ định chủ tịch hội đồng trọng tài (vụ việc –adhoc) trong trường hợp các bên không thỏa thuận được.

 

4. Vấn đề thứ tư

4.1. Các giải pháp

Vấn đề thứ 4 có tổng số 6 giải pháp được đề xuất lựa chọn như sau:

Pá 2.1: Giữ nguyên như hiện nay

Pá 4.2: Quy định linh hoạt hơn các điều kiện tối thiểu trở thành trọng tài viên về yêu cầu bằng cấp; kể cả việc cho phép người nước ngoài làm trọng tài viên

Cho phép các bên chỉ định trọng tài viên là người nước ngoài; và người nước ngoài cũng có thể làm trọng tài viên ở Việt nam. Giải pháp này sẽ bổ sung thêm đội ngũ trọng tài viên, tăng năng lực các trung tâm trọng tài; tăng thêm cơ hội cạnh tranh, học hỏi giữa trọng tài trong nước và trọng tài nước ngoài. Đó cùng là góp phần tăng thêm năng lực đội ngũ trọng tài viên của nước ta.

Pá 4.3: Cho phép các trung tâm trọng tài khác nhau tự quy định điều kiện trọng tài viên; ghi trong điều lệ thành lập. Theo hướng này, nhà nước không quy định điều kiện để có thể trở thành trọng tài viên (kể cả điều kiện tối thiểu) mà hoàn toàn do các Trung tâm trọng tài tự quy định.

Pá 4.4: Đơn giản hoá thủ tục, điều kiện thành lập Trung tâm trọng tài

Pá 4.5: Chính sách khuyến khích, hỗ trợ trung tâm trọng tài hoạt động, như tạo điều kiện về trụ sở, miễn thuế v.v… Kinh nghiệm nhiều nước cho thấy để có được một hệ thống trọng tài có chất lượng và hiệu quả thì thời kỳ đầu hình thành hệ thống này có sự hỗ trợ rất lớn từ phía nhà nước.

Pá 4.6: Nhà nước tổ chức thực hiện đào tạo trọng tài viên.

 

4.3. Phân tích tác động các giải pháp


 

Bảng 4.1.

(iv) Đội ngũ trọng tài viên ở trong nước chưa phát triển, trong nhiều trường hợp, chưa đạt trình độ và uy tín đảm bảo sự tin cậy của các bên tranh chấp, nhất là các bên nước ngoài.

Pá 4.1: Giữ nguyên như hiện nay

-

- Đảm bảo đội ngũ trọng tài có trình độ tốt tối thiểu

- Không phát triển được đội ngũ trọng tài, sẽ dẫn đến rất nhiều các vấn đề nêu trên: ít phát triển trọng tài, tòa án quá tải v.v.

- Có thể loại bỏ cơ hội phát triển hệ thống trọng tài, đội ngũ trọng tài do loại bỏ cơ hội trở thành trọng tài viên của nhiều người có chuyên môn tốt, nhưng không có đủ bằng cấp

- Thu hẹp lựa chọn của các bên tranh chấp, trung tâm trọng tài trong việc lựa chọn trọng tài

Giảm cơ hội sử dụng TT trong nước thay vào đó phải sử dụng TT nước ngoài, làm tăng chí phí, thời gian

Xảy ra nguy cơ phán quyết của TT có thể bị Toà án tuyên vô hiệu

 

Pá 4.2: Đơn giản hóa  điều kiện trở thành trọng tài viên, kể cả việc cho phép người nước ngoài làm trọng tài viên

Gián tiếp làm giảm số vụ việc TA phải giải quyết do các TTTTđảm đương được nhiều hơn yêu cầu giải quyết tranh chấp

- Mở rộng cơ hội cho đối tượng có chuyên môn cao, nhưng còn thiếu bằng cấp, có thể trở thành trọng tài viên => mở rộng cơ hội phát triển nguồn nhân lực trọng tài

- Mở rộng cơ hội cho các bên tranh chấp lựa chọn trọng tài

- Mở rộng cơ hội cho chuyên gia nước ngoài làm trọng tài viên ở Việt Nam => tăng vụ tranh chấp có “yếu tố nước ngoài” được giải quyết tại TTTT Việt Nam.

- Tăng cơ hội cho trọng tài Việt Nam học hỏi kinh nghiệm; => tăng động cơ, động lực phấn đấu cho chuyên gia Việt nam, dẫn đến nâng cao chuyên môn của đội ngũ trọng tài Việt Nam nói chung (ví dụ = lợi ích hiện có của việc mở cửa thị trường dịch vụ pháp lý).

- Chưa rõ

- Việc cho phép người nước ngoài có thể làm trọng tài viên ở Việt Nam => giảm cơ hội cho chuyên gia Việt nam trở thành trọng tài viên[7]

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy 2 trường phái. Một là quy định điều kiện cứng và hai là, không quy định tiêu chuẩn cứng, mà chỉ quy định trường hợp các bên được khước từ trọng tài viên.[8]

Pá 4.3: Cho phép các trung tâm trọng tài khác nhau tự quy định điều kiện trọng tài viên; ghi trong điều lệ thành lập.

-

Xem pá 4.2

-

- Xem pá 4.2

Các tác động của phương án này tương tự như pá 4.2. Mức độ tác động đối tích cực đối với các TTTT là lớn hơn bởi tạo sự chủ động hơn cho họ trong việc lựa chọn trọng tài viên.

Pá 4.4: Đơn giản hoá thủ tục, điều kiện thành lập Trung tâm trọng tài

 

- Tăng số lượng TTTT được thành lập

- Tăng lựa chọn cho bên liên quan trong việc giải quyết tranh chấp

- Tạo sự cạnh tranh và do đó, tăng chất lượng dịch vụ của các TTTT ở Việt nam và có thể giảm chi phí cho doanh nghiệp.

- Tăng khối lượng công việc cho cơ quan nhà nước (Sở tư pháp) trong việc đăng ký thành lập TTTT.

- Tăng số lượng quyết định kém chất lượng của TTTT yếu bị toà án huỷ. Tuy nhiên, điều này có thể chỉ xảy ra trong ít năm đầu, sau đó thì giảm hết khi thị trường trọng tài phát triển ổn định với những TTTT có uy tín, chất lượng tốt.

- Có thể tác động đến một số TTTT hoạt động không hiệu quả, nên phải bị giải thể hoặc phá sản.

 

Pá 4.5: Chính sách khuyến khích, hỗ trợ trung tâm trọng tài

 

 

 

 

 

Pá 6: Nhà nước tổ chức thực hiện đào tạo trọng tài viên

 

 

 

 

 


 

Bảng 4.2.

(iv) Đội ngũ trọng tài viên ở trong nước chưa phát triển, trong nhiều trường hợp, chưa đạt trình độ và uy tín đảm bảo sự tin cậy của các bên tranh chấp, nhất là các bên nước ngoài.

Pá 4.1: Giữ nguyên như hiện nay

K

J

K

LL

Pá 4.2: Đơn giản hóa  điều kiện trở thành trọng tài viên, kể cả việc cho phép người nước ngoài làm trọng tài viên

K

JJ

K

L

Pá 4.3: Cho phép các trung tâm trọng tài khác nhau tự quy định điều kiện trọng tài viên; ghi trong điều lệ thành lập.

K

JJJ

K

L

Pá 4.4: Đơn giản hoá thủ tục, điều kiện thành lập Trung tâm trọng tài

K

JJJ

L

L

Pá 4.5: Chính sách khuyến khích, hỗ trợ trung tâm trọng tài

 

 

 

 

Pá 4.6: Nhà nước tổ chức thực hiện đào tạo trọng tài viên

 

 

 

 

 

4.3. Kiến nghị giải pháp

Các giải pháp được kiến nghị lựa chọn:

- Pá 4.3: Cho phép các trung tâm trọng tài khác nhau tự quy định điều kiện trọng tài viên (kể cả việc cho phép người nước ngoài làm trọng tài viên); ghi trong điều lệ thành lập.

- Pá 4.4: Đơn giản hoá thủ tục, điều kiện thành lập Trung tâm trọng tài

 

5. Vấn đề thứ 5

5.1. Xác định các giải pháp

Vấn đề thứ 5 có tổng số 5 giải pháp được đề xuất lựa chọn như sau:

Pá 5.1: Giữ nguyên như hiện nay

Pá 5.2:  Nhà nước tổ chức đào tạo đội ngũ trọng tài.

Pá 5.3: Đưa việc giảng dạy kỹ năng trọng tài vào một số trường đại học

Pá 5.4: Nhà nước thực hiện việc quảng bá, tuyên truyền cho hoạt động trọng tài

Pá 5.5: Nhà nước khuyến khích các trung tâm trọng tài tự nâng cao chất lượng dịch vụ, quảng bá hoạt động của mình.

5.2. Phân tích các tác động

 


 

Bảng 5.1.

(v) Các doanh nghiệp và người dân ở nước ta chưa thực sự hiểu biết nhiều về pháp luật về trọng tài, chưa biết đến nhiều về trọng tài và vẫn còn e ngại trong việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.

Pá 5.1: Giữ nguyên như hiện nay

 

 

 

 

Cần thu thập thêm thông tin về việc quảng bá hoạt động trọng tài đang diễn ra như thế nào ?

Pá 5.2:  Nhà nước tổ chức đào tạo đội ngũ trọng tài.

 

- Một số đối tượng là trọng tài viên, chuyên gia được đào tạo nâng cao kiến thức, kỹ năng

 

- Kinh phí nhà nước bỏ ra để thực hiện đào tạo cho đội ngũ trọng tài

 

-

Các tác động tích cực là kết quả thu được của việc tăng số lượng tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài + tăng chất lượng quyết định của trọng tài

Pá 5.3: Đưa việc giảng dạy kỹ năng trọng tài vào một số trường đại học

Luật sư khi ra trường có hiểu biết nhiều về trọng tài sẽ  khuyến khích các bên dùng trọng tài nhiều hơn.

- Mở rộng nguồn nhân lực trọng tài do các sinh viên ra trường đã được trang bị kiến thức nhất định về trọng tài

- Chưa có bằng chứng cụ thể về tăng chi phí đáng kể do phải đưa vào giảng dạy tại cách trường đại học, trừ một số chi phí như tuyển dụng giáo viên, xây dựng giáo trình. Tuy nhiên, chi phí này chỉ phát sinh trong năm đầu thực hiện

 

 

Pá 5.4: Nhà nước thực hiện việc quảng bá, tuyên truyền cho hoạt động trọng tài

- Khi doanh nghiệp biết đến trọng tài nhiều hơn sẽ giảm áp lực công việc của tòa án. Khi đó Tòa án có điều kiện cải thiện và nâng cao chất lượng xét xử

- Một số doanh nghiệp thực hiện hợp đồng tuyên truyền, quảng bá (phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông, báo chí,...)

- Kinh phí nhà nước bỏ ra để thực hiện quảng bá, tuyên truyền về hệ thống trọng tài

 

 

Pá 5.5: Nhà nước khuyến khích các TTTT tự nâng cao chất lượng dịch vụ, quảng bá hoạt động của mình bằng cách miễn thuế cho TTTT

 

- Thu hút nhiều hơn khách hàng cho chính TTTT đó

- Lợi ích từ biện pháp khuyến khích của nhà nước

- Chi phí nhà nước bỏ ra để thực hiện các chính sách khuyến khích

- Chi phí doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện hoạt động quảng bá, nâng cao chất lượng dịch vụ

 


 

Bảng 5.2.

(v) Các doanh nghiệp và người dân ở nước ta chưa thực sự hiểu biết nhiều về pháp luật về trọng tài, chưa biết đến nhiều về trọng tài và vẫn còn e ngại trong việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.

Pá 5.1: Giữ nguyên như hiện nay

-

-

-

-

Pá 5.2:  Nhà nước tổ chức đào tạo đội ngũ trọng tài.

K

JJ

LL

K

Pá 5.3: Đưa việc giảng dạy kỹ năng trọng tài vào một số trường đại học

K

JJ

L

K

Pá 5.4: Nhà nước thực hiện việc quảng bá, tuyên truyền cho hoạt động trọng tài

K

JJ

LL

K

Pá 5.5: Nhà nước khuyến khích các TTTT tự nâng cao chất lượng dịch vụ, quảng bá hoạt động của mình bằng cách miễn thuế cho TTTT

K

JJ

L

L

 

5.3. Kiến nghị phương án

Các phương án sau được kiến nghị lựa chọn:

- Pá 5.3: Đưa việc giảng dạy kỹ năng trọng tài vào một số trường đại học

- Pá 5.5: Nhà nước khuyến khích các TTTT tự nâng cao chất lượng dịch vụ, quảng bá hoạt động của mình bằng cách miễn thuế cho TTT

6. Tham vấn công chúng

.............

7. Kết luận và kiến nghị

Trên là những giải pháp của Ban soạn thảo cho rằng cần được thể hiện trong dự thảo Luật trọng tài, khi được ban hành sẽ thay thế và khắc phục được phần lớn những bất cập hiện nay của hoạt động trọng tài. Tuy nhiên, để các giải pháp này có thể được thực hiện trên thực tế thì các quy định có liên quan trong dự thảo đòi hỏi phải được quy định một cách chi tiết, rõ ràng, nhất quán và hiểu thống nhất (như đã thể hiện trong dự thảo). Việc thay đổi nội dung tương ứng trong một hoặc một số điều khoản của dự thảo có thể dẫn đến việc nội dung của luật không còn phải ánh giải pháp thể hiện trong báo cáo RIA này. Do đó, việc thảo luận và sửa đổi các điều khoản trong dự thảo luật phải luôn được đặt cùng với chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện báo cáo RIA này. Việc phân tích các tác động theo phương pháp thực hiện báo cáo RIA này sẽ là cơ sở để quyết định sửa đổi các điều khoản tương ứng có liên quan.

8. Địa chỉ liên lạc góp ý kiến

Ban soạn thảo rất vui mừng và trân thành cảm ơn mọi ý kiến góp ý để hoàn thiện dự thảo báo cáo RIA này, nhằm cung cấp bằng chứng tốt hơn cho việc soạn thảo dự thảo luật trọng tài. Mọi ý góp ý xin liên hệ với:

1)                             Anh Nguyên Đình Cung. Điện thoại 0912967575 – 08044929. Email: cung@ciem.org.vn

2)                             Anh Phan Đức Hiếu, điện thoại 0912967575 – 08043670. Email: hieu@ciem.org.vn



[1] Có quan điểm cho rằng , doanh nghiệp có thể bị tăng chi phí cho việc giải quyết tranh chấp. Theo quan điểm của chúng tôi, về nguyên tắc, phí trọng tài sẽ đắt hơn tòa án. Nhưng thực tế, thì tổng chi phí giải quyết ở tòa án sẽ cao hơn so với trọng tài vì thời gian ở tòa án thường kéo dài đã tạo nên một phần chi phí rất lớn.

[2] Có quan điểm cho rằng , pá này sẽ tạo rủi ro cho doanh nghiệp do không sử dụng được hệ thống tòa án để kiểm tra quyết định của trọng tài viên. Tuy nhiên, quan điểm của chúng tôi cho rằng, quan điểm này không có căn cứ vì không phải chất lượng quyết định của tòa án là luôn đúng , chính xác và tốt hơn cho doanh nghiệp. Ngoài ra, nếu trọng tài quyết định sai, gây thiệt hại cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp có thể khởi kiện chính Trung tâm trọng tài đó.

[3].  Hội đồng trọng tài, một hoặc các bên có thể yêu cầu Toà án có thẩm quyền hỗ trợ thu thập chứng cứ. Toà án có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp sau đây để thu thập chứng cứ:

a) Lấy lời khai của người làm chứng;

b) Trưng cầu giám định;

c) Quyết định định giá tài sản;

d) Xem xét, thẩm định tại chỗ;

đ) Uỷ thác thu thập chứng cứ;

e) Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ liên quan đến việc giải quyết của Trọng tài. (Điều 47 khoản 3 Dư thảo Luật Trọng tài).

 

[4] Hội đồng trọng tài, một hoặc các bên có thể yêu cầu Toà án có thẩm quyền tiến hành các biện pháp cần thiết để bảo đảm sự có mặt của người làm chứng. Toà án thực hiện yêu cầu đó trong phạm vi thẩm quyền của mình và theo trình tự, thủ tục bảo đảm sự có mặt của người làm chứng được quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự (Điều 47 khoản 4 Dự thảo Luật Trọng tài).

 

[5] Như theo quy định tại dự thảo Luật trọng tài  (Điều 48)

[6] Mất đi khả năng quản lý sát sao trọng tài

[7] Có quan điểm cho rằng, tác động này là không rõ ràng vì nếu cùng trình độ thì người Việt Nam còn được ưu tiên hơn người nước ngoài

[8] LS. Nguyễn Đình Thơ (2008): Tham luận góp ý vào dự thảo Luật trọng tài

Các văn bản liên quan