Phát biểu của ông Nguyễn Văn Giàu – Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Kính thưa các đồng chí,
Tôi xin phép báo cáo thêm một số vấn đề như sau:
Thứ nhất, qua ý kiến của anh Thuận tôi thấy giao dịch sàn hàng hóa nên quy định trong luật này. Đến nay chúng ta có Luật Thương mại điều chỉnh giao dịch hàng hóa và Bộ Công thương chưa hướng dẫn. Chúng tôi có đề xuất với Thủ tướng nên khẩn trương giao cho Bộ Công thương sớm ban hành các văn bản pháp luật về giao dịch hàng hóa, vì liên quan đến vấn đề này có giao dịch vàng. Nếu vàng chúng ta coi như hàng hoá thông thường thì cũng phải giao dịch trên sàn hàng hoá.
Thứ hai, ý của anh Vượng về nhân sự của tổ chức tín dụng, thực ra đây là vấn đề không phải là cải cách hành chính mà là làm khó khăn hành chính nhưng xét thấy nhân sự của các tổ chức tín dụng cực kỳ quan trọng. Qua kinh nghiệm thực tiễn của chúng tôi, các tổ chức tín dụng có vấn đề liên tục hiện nay là đều xuất phát từ nhân sự cả. Theo hướng dẫn dự kiến nhân sự được phép theo luật ứng cử vào chức danh này thì họ mới giới thiệu danh sách cho mình, họ chỉ có quyền bầu trong danh sách đó thôi. Họ bầu lên mà chúng ta soát xét lại chúng ta không đồng ý, chúng ta bác đại hội đó thì còn nguy hiểm hơn, tất cả ngay từ đầu đã phức tạp. Chúng tôi đề nghị cho bảo lưu ý kiến đó.
Vấn đề thứ ba, về vấn đề cho vay cổ phiếu, kinh doanh cổ phần, cổ phiếu, như báo cáo của chúng tôi đây là một loại rủi ro rất cao. Theo kinh nghiệm của chúng tôi thực ra nó có anh hưởng đến thị trường chứng khoán không? vì thị trường chứng khoán là thị trường huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. Nếu chúng ta sử dụng các đòn bẩy khác thì thị trường theo tôi là khó ổn định, vì bản thân nó phải tự ổn định, tự phát triển thì mới bền vững, nếu giải quyết bằng các chính sách thì cũng như bong bóng sẽ xẹp xuống thôi mà thực tiễn Việt Nam chúng ta đã thấy rồi. Nếu đầu tư thì vốn cho nền kinh tế cũng không có, thực ra là không tăng của cải, vật chất, không cải thiện đời sống, không nâng cao việc làm. Chúng tôi chọn lựa việc đấy như thế cũng không phải là cứng nhắc.
Về vấn đề cổ phần đối với thể nhân theo quy định hiện hành được sở hữu không quá 10%, đối với pháp nhân sở hữu không quá 20%. Nhưng lúc chúng ta quy định việc này thì vốn điều lệ tối thiểu của chúng ta thấp, 1.000 tỷ thôi, năm 2010 chúng ta quy định tối thiểu 3.000, dự kiến năm 2012 là 5.000, năm 2015 tối thiểu là 10.000. Chúng ta hình dung nếu 10% và 20% của cái này là cực kỳ lớn. Chúng tôi thấy nếu sở hữu như thế thì về mặt không phải thao túng ở hoạt động của ngân hàng mà có thể điều chỉnh cả một khối lượng lớn vốn tài sản của nền kinh tế. Chúng tôi có rút bớt lại do quy mô vốn chúng ta càng ngày càng tăng lên. Và bản thân hoạt động ngân hàng chúng ta cũng muốn tính quản lý đại chúng hơn, có kiểm soát đông đảo hơn, chặt chẽ hơn, tinh thần như vậy. Chúng tôi cũng có đề xuất như vậy.
Một vấn đề nữa là vấn đề quy định giới hạn của tổ chức phi ngân hàng, giới hạn cấp tín dụng có cao hơn. Trong các quy định của điều luật và thực tiễn của chúng ta thì chúng ta không cho phép tổ chức phi ngân hàng làm 2 nghiệp vụ rất quan trọng là huy động tiền gửi cá nhân và không được tham gia thanh toán vào tài khoản. Thành ra hoạt động của họ bị bó hẹp, do vậy quy mô vốn không bao giờ lớn được. Nếu như nó ngang bằng 15% thì nó sẽ khó khăn. Trong thực tiễn hiện nay độ chênh nhau cũng đang thực hiện tương đối hài hòa với hoạt động của tín dụng. Đấy là những vấn đề các đồng chí phát biểu thêm một số vấn đề.
Về quy định cấp giấy phép tôi đề xuất thế này, đến nay tất cả những nghiệp vụ mà đã đưa dự thảo luật là cơ bản, chúng ta tổng kết quá trình thực tiễn của Việt Nam và có mở rộng theo thông lệ quốc tế. Còn trong tương lai nó có phát sinh thêm thì theo tôi không nhiều, bị phát sinh thêm là do tiến bộ của xã hội và chính bản thân của chúng ta thì chúng ta quy định bổ sung, chứ cái này không phải giữ lại thì nó khó khăn về mặt hành chính, xin báo cáo với các đồng chí tinh thần thế.
Ví dụ như hồi nãy anh Thuận có ví dụ một số vấn đề, như thanh toán thì tham gia thành viên thanh toán điện tử ngân hàng mà nếu không cấp giấy phép thì mình phải kiểm tra ông máy móc thế nào và công nghệ đầy đủ chưa, nhân sự thế nào? nhưng nó rất là rủi ro, trục trặc trong thanh toán là nó có vấn đề ngay, thành ra chúng tôi vẫn báo cáo với anh như thế.
Vấn đề đặc biệt là Ngân hàng có tham gia cổ phần Ngân hàng khác theo sở hữu ngân hàng khác không? thì thực ra tôi thấy vấn đề này trong thời gian vừa qua ở bên mặt hình thức tưởng là tích cực nhưng theo tôi rất tiêu cực, trong suốt một tháng nay đồng chí Thủ tướng chắc ít nhất cũng 10 lần điện cho tôi nói về vấn đề sở hữu chéo. Tất nhiên trong hệ thống Ngân hàng người ta kiểm soát được nhưng mà các thành phần kinh tế khác thì rất nguy hiểm. Hôm anh Kiên làm việc với việc này là vì sao tôi vắng mặt thì có một số ngân hàng có vấn đề về tương đối lớn mà tôi phải đi trực tiếp xem.
Báo cáo các anh, nói là có tăng công nghệ không có chuyển tải được quản trị và tính chuyên nghiệp của ngân hàng không thì nó không lớn đâu. Nhưng mà khi chéo, khi tình hình nó biến động thì nó rất là loạn, trong thời gian qua thực tiễn rất là loạn. Theo chúng tôi đến nay cái gì nó nguyên trạng thì nó nên như thế còn quy định mới thì không nên.
Vấn đề về Điều 128 đối với giới hạn cho vay ở nước ngoài thì như phần anh Hiền đã trình bày. Nhưng nhân đây có 2 tòa đại sứ họ lên tiếng mạnh mẽ vấn đề này là Tòa đại sứ Nhật bản và Ủy ban hỗn hợp, Ủy ban kinh tế xã hội của các Ủy ban liên lạc kinh tế xã hội của Đài Loan. Nhưng chúng tôi giải thích rồi thì họ cũng không có vấn đề gì thắc mắc. Vì họ cho rằng nếu mà giới hạn vậy thì họ không đảm bảo vốn để phục vụ cho các doanh nghiệp đầu tư của họ vào nước ta. Trong này đã giải thích rất rõ, ngoài ra Điều 4 chúng ta có một khoản giải thích vốn tự có của ngân hàng là bao gồm các loại vốn khác nữa thì đấy chúng ta mở ra, chúng ta học kinh nghiệm của Đài Loan, của Malaysia của một số nước rồi chúng ta cũng có thể. Nếu sau này nó có khó thì chúng ta sẽ hướng dẫn một khoản ấy, nhưng chúng ta bảo vệ được tính bình đẳng khi chúng ta gia nhập đầy đủ WTO ngày 1-1-2011.
Vấn đề cuối cùng, xin báo cáo thêm là vấn đề công khai thông tin kiểm soát đặc biệt, chính thế mạnh của chúng ta là thể chế chính trị và chúng tôi duy trì cái đấy. Khi vấn đề bất ổn mà chuẩn bị kiểm soát đặc biệt thì chúng tôi phải làm việc với cơ quan an ninh và cơ quan Ban tuyên giáo, còn mình công bố ra thì không có lợi. Mặc dầu ý anh Vượng nói có bảo hiểm rồi, nhưng cái bảo hiểm cho tới nay quy chế bảo hiểm 50 triệu trở lại thôi. Nhưng không phải anh này mà nó lan truyền ra hệ thống ngay, người ta mất tin ngay. Bởi vì mình lúc nào mình cũng nói là đảm bảo an toàn hệ thống thì chính là một anh thì nó lại lan truyền. Ví dụ năm kia đang họp Ban chấp hành Trung ương thì phương Nam nó có vấn đề và chúng tôi phải làm ngay trong buổi chiều đó tất cả những thông tin kín lại hết. Đến một đoạn nào thì chúng ta cũng nhả thông tin đó ra thì công việc nó đã cơ bản, kinh nghiệm thực tiễn vừa qua thì công bố sau nó có lợi hơn. Còn công bố trước thì chúng ta, thế mạnh như hệ thống chính trị, thể chế chính trị mà mình làm được việc đó còn Tây làm không được. Tự do báo chí thì ta không khuyến khích. Tôi xin báo cáo thêm một số vấn đề như vậy.
Phát biểu thêm:
Cam kết thứ hai là sự hiện diện của các ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam được tất cả các loại hình: Loại hình thứ nhất là 100% vốn nước ngoài; Loại thứ hai là chi nhánh nước ngoài; Loại thứ ba là liên doanh; Loại thứ tư là mua cổ phần của các ngân hàng trong nước; Loại cuối cùng ít hoạt động vật chất đó là Văn phòng đại diện. Tất cả có 5 sự hiện diện, so với Trung Quốc thì Trung Quốc là 1 trong 5 thôi, có cái này thì không có cái kia, còn ta thì có cả, chỗ này ta mở 100%.
Đối với trong nước thì theo Quyết định 24 của Ngân hàng nhà nước thì không cấm các tổ chức tín dụng tham gia sở hữu các ngân hàng khác. Tôi cùng với các đồng chí lãnh đạo ngày trước xây dựng quyết định này thì các đồng chí nói lúc đó giao thời giai đoạn 2006 - 2007, đặc biệt ta chuyển lên mười mấy ngân hàng cổ phần nông thôn và có đoạn chúng ta xử lý cơ cấu lại các ngân hàng yếu kém của Việt Nam, lúc đầu định đẩy Ngân hàng nhà nước vào, nhưng sau dần thành quy chế cho nên các ngân hàng nhỏ cũng mua sở hữu ngân hàng nhỏ nữa. Hiện trạng này không phải ngân hàng lớn như Vietcomkank của anh Ngoạn sở hữu đâu mà ngân hàng con con cũng sở hữu nhau, khi có biến động thì nó hỗ trợ lẫn nhau cũng có, nhưng lúc 2 bên cùng yếu thì cũng có chuyện, tôi thấy lạ là bởi vì ngân hàng trong nước thế thì mình cứ lo nâng cao năng lực quản trị, nâng cao thể chế, nâng cao công nghệ, nâng cao quy mô hoạt động, bây giờ hai ngân hàng sát nhau cạnh tranh, ví dụ ngân hàng Nông nghiệp mua cổ phần ngân hàng Đại Tín thì ngân hàng Đại Tín đặt trụ sở sát ngân hàng Nông nghiệp, hai ngân hàng có cùng sở hữu, nó chỉ khác nhau thị phần sở hữu thôi. Theo chúng tôi thực trạng thì chúng ta cứ để tiếp diễn nhưng cái mới thì không nên. Về ban hành thì tất cả các ngân hàng không được thực hiện hết đầu tư kinh doanh cổ phiếu, đến nay thực ra hoàn toàn ngân hàng nước ngoài họ không sử dụng, trong nước thì có mua bán như thế nhưng nước ngoài họ rất thận trọng.