Góp ý của ông Phùng Quốc Hiển – Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính, ngân sách

Thứ Ba 09:36 22-12-2009

Sau khi xem tôi cũng đồng tình nhiều với những ý kiến của thường trực Ủy ban Kinh tế, trong này tôi cũng thể hiện chính kiến của mình.

Thứ nhất, có ý kiến đề nghị có cho phép ngân hàng thương mại được góp vốn và mua cổ phần của các tổ chức tín dụng khác hay không? Theo tôi việc này đúng là chúng ta cũng nên có độ mở nhất định. Nếu chúng ta không có những độ mở nhất định thì như lập luận của Ủy ban Kinh tế ở đây nó cũng sẽ bó, nhất là trong một nền kinh tế thị trường. Mà chúng ta cũng lại đang trong quá trình xây dựng một thị trường tài chính cho lành mạnh thì có câu chuyện tức là mua cổ phần của một số tổ chức tín dụng, thậm chí các tổ chức tín dụng đó tình hình nó khó khăn thì Nhà nước và nhất là những ngân hàng thương mại của Nhà nước này, có thể cũng cần thiết để nhảy vào. Nhảy vào để mua cổ phần để mà cứu cho các tổ chức tín dụng thì tôi cho việc đó cũng là một cần thiết cho nước ta, bó hẹp không cho phép mua thì đến khi chúng ta xử lý những vấn đề này nó sẽ khó khăn. Cho nên tôi đồng tình với lập luận của Ủy ban Kinh tế và theo tôi là nên có một độ mở như thế này.

Thứ hai là có cho phép các ngân hàng thương mại cho vay kinh doanh cổ phiếu không thì tôi cũng đồng tình với lập luận của Ủy ban kinh tế, cũng nên cho vay vì thực ra vì chúng ta có bài học vừa qua là thấy rằng có câu chuyện một số ngân hàng cho vay về bất động sản, cho vay về cổ phiếu, chứng khoán dẫn tới câu chuyện diễn biến phức tạp. Thế nhưng chúng ta có điều chỉnh theo tôi là nên có việc cho vay này, nhưng chúng ta nên có quy định khống chế như thế nào đó, cách khống chế như thế nào đó để việc cho vay nó không quá đà, nó không quá xa mà nó dẫn tới kiểm soát không được và tạo ra những rủi ro không cần thiết thì theo tôi cũng nên mở rộng.

Vấn đề thứ ba là trường hợp công khai thông tin thì đúng là cái này phải cân nhắc, báo cáo các đồng chí là công khai thông tin thì cũng quan trọng, minh bạch cũng quan trọng thật. Nhưng trong tình hình bối cảnh này nhất là trong tâm lý chúng ta hiện nay, dân chúng hiện nay bất kỳ có một thông tin nào về phía ngân hàng mà chúng ta hay bị ảnh hưởng bởi những tâm lý, các đồng chí vừa rồi thấy là thông tin về giá vàng, thông tin về giá USD dân chúng xôn xao và tạo ra những phản ứng không đáng có. Nếu bây giờ có một tổ chức nào đó bị kiểm soát mà chúng ta lại công khai thông tin này thì báo cáo rất phức tạp. Cho nên tôi cũng rất nghiêng về ý kiến của cơ quan soạn thảo chứ không nghiêng về ý kiến của Ủy ban Kinh tế. Tôi đề nghị như vậy. Vừa qua các đồng chí có xem thông tin là có một tổ chức giám sát của tư nhân mà tự nhiên công bố lên như vậy là bao nhiêu ngân hàng loại a, loại b, loại c mà đồng chí Thống đốc Ngân hàng hôm qua phải có ý kiến phản ứng hoặc là Hiệp hội ngân hàng người ta cũng phải có ý kiến, tự nhiên đánh giá như thế rất nguy hiểm mà lại đưa như ngân hàng loại 3 mất khả năng thanh toán rồi, nguy hiểm đến mức độ như thế và tạo ra tâm lý rất phức tạp. Cho nên cầu chuyện này là câu chuyện tôi cho là chúng ta phải cẩn trọng. Tôi nghiêng về phía cơ quan soạn thảo việc công bố những trường hợp đặc biệt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt, theo tôi là hết sức thận trọng. Bởi vì riêng hệ thống ngân hàng nó ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống, bất cứ một ngân hàng nào bị một loạt tác động, tâm lý người dân rút hết tiền ra, báo cáo đồng chí là ngân hàng này mà đổ dẫn tới các ngân hàng khác cũng nằm trong tình trạng khó khăn. Cho nên, tôi đồng tình đối với trường hợp đặc biệt chúng ta vẫn kiểm soát đặc biệt nhưng công khai này phải hết sức thận trọng, không nên cái gì cũng công khai, cũng minh bạch quá ra, chưa chắc đã lợi đâu. Xin hết.

Các văn bản liên quan