Dự thảo luật thuế thu nhập cá nhân: Thử tìm một cách tiếp cận khác
|
|
|
2. Vận dụng thuế suất đồng loạt cho thu nhập thường xuyên, tối đa là 3-4 nấc. Ví dụ: Nấc tối thiểu là 1% đối với người có thu nhập thấp, 5% đối với người có thu nhập trung bình thấp, 10% đối với người có thu nhập trung bình cao, 15% đối với người có thu nhập cao (các chuyên gia sẽ tính toán để xây dựng các mức và thang cụ thể; vì lý do nuôi dưỡng nguồn thu kết hợp với khuyến khích đóng thuế, các khoảng cách giữa các mức để tính thuế nên để rộng - ví dụ: Mức thu nhập thấp để tính thuế là 1 triệu đồng, mức thu nhập trung bình thấp để tính thuế là 5 triệu đồng, mức thu nhập trung bình cao để tính thuế là 20 triệu đồng, mức thu nhập cao để tính thuế là 50 triệu đồng trở lên). Phương thức này không đòi hỏi nhiều tính toán rắc rối, lòng vòng như trong dự thảo Luật Thuế thu nhập đang đưa ra lấy ý kiến nhân dân.
3. Thuế suất đồng loạt cho các khoản thu nhập không thường xuyên - ví dụ như lãi chứng khoán, lãi suất ngân hàng, những khoản thu nhập không thường xuyên khác, những khoản tiền thưởng... Thuế suất của những loại thu nhập không thường xuyên này nên thấp, mang tính khuyến khích sự công khai minh bạch và dễ thu. Nên phân ra hai loại - ví dụ: (a) thu nhập từ lãi chứng khoán, lãi suất ngân hàng, lãi suất tiết kiệm nên đồng loạt là 5 hoặc 10%; (b) các khoản thu nhập không thường xuyên khác có thuế suất đồng loạt là 10 hoặc 15%. Có thu nhập loại này (không thường xuyên) là chiết khấu ngay để thu thuế và không đưa vào khoản thu nhập thường xuyên để tính thuế thu nhập cá nhân một lần nữa.
4. Thu nhập cá nhân từ cổ tức không đưa vào tính thuế thu nhập cá nhân bằng cách nâng mức thuế đánh vào lãi của doanh nghiệp cổ phần hóa để Nhà nước không thất thu và tránh được mọi tốn kém, phiền hà đối với cơ quan thuế cũng như đối với người có thu nhập từ cổ tức. Thuế đánh vào lãi của hộ kinh doanh cá thể được hiểu là thuế thu nhập cá nhân, chủ hộ kinh doanh cá thể không phải đóng thuế thu nhập cá nhân nữa - thuế suất là bao nhiêu xin để cho các chuyên gia tính.
5. Thực hiện thuế trước bạ đối với bất động sản, thuế hưởng tài sản thừa kế. Thuế suất là bao nhiêu sẽ do các chuyên gia tính toán, kiến nghị không đưa thu nhập từ hai nguồn này vào tính thuế thu nhập cá nhân.
Mô hình thuế thu nhập của Hồng Kông
Theo bài “Hongkong Excellent Taxes” của chuyên gia nghiên cứu về thuế Alan Reynolds đăng ngày 2-5-2005 trên trang web của Học viện Cato N. W. Washington D.C., thuế thu nhập ở Hồng Kông được xây dựng theo tinh thần thuế suất đồng loạt như sau:
Có hai loại thuế thu nhập cho người đóng thuế lựa chọn:
1. Thuế thu nhập theo mức thu:
Thu nhập được chia ra làm 4 nấc (4 mức thu) với các thuế suất 2%, 8%, 14% và 20%. Chấp nhận loại thuế này, người đóng thuế có thể trích giảm những khoản chi cho từ thiện tối đa là 25% thu nhập để tính thuế, hoặc trích giảm tối đa cả năm là 13.000 đô la Mỹ trong thu nhập để tính thuế nếu phải chi trả tiền mua nhà, mua xe hơi (dưới dạng trả góp, trả dần). Ngoài ra người đóng thuế được tính những khoản trích giảm khác từ thu nhập để tính thuế - ví dụ như chi cho học tập của bản thân, nuôi người già là người thân thuộc, tiền bảo hiểm cho về hưu.
2. Thuế thu nhập theo thuế suất chuẩn (standard rate):
16% thu nhập, không có khoản trích giảm nào để tính thuế. Nói chung những người có thu nhập cao thường chọn loại thuế này.
Thuế suất đồng loạt 17,5%, đánh vào lãi của các công ty, 16% đánh vào lãi của các hộ kinh doanh cá thể (coi đây là thuế thu nhập cá nhân), thuế suất đồng loạt 16% đánh vào bất động sản.
Hồng Kông không có thuế giá trị gia tăng, không có thuế nhập khẩu. Thu nhập của cổ đông từ lợi tức cổ phần không đưa vào thu nhập cá nhân để tính thuế, vì đã đánh vào lãi của công ty 17,5% (trong khi đó thuế đánh vào lãi của hộ kinh doanh cá thể là 16%).
Reynolds khuyên nước Mỹ nên học Hồng Kông cách tính thuế
|