Ý kiến của ĐBQH Đặng Như Lợi – Tỉnh Cà Mau

Thứ Sáu 14:34 10-11-2006

Kính thưa Quốc hội.

Qua Dự thảo Luật của thuế thu nhập cá nhân tôi xin có một số ý kiến thế này.

Thứ nhất, vì sao phải có thuế thu nhập cá nhân, tôi thấy mấy lý do sau đây, ngoài Tờ trình của Chính phủ, tôi cho những vấn đề gọi là thuế thu nhập cá nhân có nghĩa là bàn về nghĩa vụ của công dân nhiều, tôi thấy có mấy lý do sau đây, ngoài lý giải mà sự cần thiết Tờ trình đã nêu, tôi thấy thuế thu nhập cá nhân không chỉ điều tiết, còn là nghĩa vụ của công dân đối với đất nước, theo Điều 80 của Hiến pháp đã ghi công dân có nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích theo quy định của pháp luật, hôm nay ta bàn về vấn đề nghĩa vụ thuế, đóng thuế trực tiếp.

Thứ hai, tôi thấy mọi người trong xã hội đều hưởng thành quả của quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, mang lại ấm no, hạnh phúc, tạo cho chính mình, cũng nhờ cái đó mà mình lại tạo được nghề nghiệp, học tập, công tác và hoạt động kinh tế để có thu nhập, từ hưởng thành quả đó, mình cũng đóng góp cho đất nước, tôi cho đó là cái lý cần phải có là ảnh hưởng thành quả đó, anh cũng phải ngược lại là anh làm nghĩa vụ đối với quốc gia, tôi cho là nó hợp lý.

Vấn đề thứ ba, tôi nghĩ rằng thời kỳ trước đây là thời kỳ tập trung quan liêu, bao cấp ta đã xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình cũ. Cho nên, mọi phân phối không phải là phân phối trực tiếp, cho nên ta thấy hoàn toàn xa lạ với cái gọi là thuế thu nhập cá nhân, mỗi lần nói đến thuế thu nhập cá nhân lại mang cái thuế đó ra so sánh với thuế đinh của thời thực dân Pháp mà mình không hiểu bản chât vấn đề. Theo tôi, khi đã chuyển sang cơ chế thị trường, mọi vấn đề phân phối trực tiếp, phát huy khả năng của mỗi một con người có thể tự cá nhân mình kinh doanh, hoặc mình đi làm, nghề nghiệp của mình tạo lập cũng nhờ xã hội, thành quả của xã hội, bây giờ mình có điều kiện thu nhập thì mình đóng góp, theo tôi cái lý thứ ba là cần thiết.

Cái lý thứ tư, không phải tự nhiên các nước phát triển, đặc biệt là các nước phát triển và nhiều nước trên thế giới người ta đã xác định rõ nghĩa vụ trực tiếp của công dân, tôi nghĩ rằng hiện nay ta cứ nói thuế là thuế của dân, tôi cho rằng bàn chuyện đó cũng cần phải xem cho kỹ, vì tôi thấy thu ngân sách hiện nay, thu từ dầu khí cộng với xuất nhập khẩu có lẽ bàn chuyện của dân cũng không phải nhiều. Tất nhiên ở đây tôi nói vấn đề của liên quan thì có.

Hai nữa, thuế từ phần thu nội địa, nếu xét cho kỹ, nếu nói là toàn bộ của dân thì tôi cho cũng cần xem xét để thấy nghĩa vụ trực tiếp của dân với nghĩa đấy một cách đúng hơn, thực tế hơn. Chính vì vậy các nước đặt ra chế độ gọi là thuế thu nhập cá nhân.

Xuất phát với những lý do trên chúng ta cũng nên thực hiện nghĩ vụ trực tiếp của công dân đối với Tổ quốc bằng chính sách thuế thu nhập cá nhân và theo tôi nên đặt thuế thu nhập cá nhân. Nếu như nội dung nó không phù hợp thì nó không phải là tên của thuế thu nhập cá nhân, khi đã là nhiệm vụ trực tiếp của công dân thì dù là mức thấp thì ta cũng phải thực hiện từng giờ, cho trở thành thói quen chứ ta sợ bởi áp lực dư luận mà dư luận theo tôi cũng phải nên xem xét lại những cái anh hiểu sâu về vấn đề này như thế nào? Chứ mình đừng có né tránh dư luận, không sợ gì cả, khi mình thấy đúng cứ nên bảo vệ ý kiến của mình. Chứ tôi thấy mới nghe chừng cái là sợ từ chỗ dự thảo từ 1 triệu đã đẩy lên 4 - 5 triệu tôi cho là cần phải xem lại vấn đề này. Tôi sẽ nói về vấn đề sau của 4 và 5 triệu nó là cái gì?

Thứ nữa, cũng nhờ cái đó thì ta mới thật sự với nghĩa vụ công dân trực tiếp thì dân mới thực sự làm chủ trong vấn đề tham gia quản lý, phân bổ ngân sách Nhà nước. Nếu như anh thấy có nghĩa vụ trực tiếp của người dân thì người ta sẽ có quyền thực hiện chuyện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong vấn đề phân bổ và sử dụng ngân sách Nhà nước. Theo tôi, đó là điều cần thiết và về vấn đề này thì không đủ thời gian để nói là nhiều nước người ta làm việc này ra sao.

Vấn đề thứ hai là, vấn đề đối tượng nộp thuế. Theo tôi, đối tượng nộp thuế, đã là công dân và người nước ngoài có thu nhập phát sinh ở Việt Nam thì đều thuộc ở đối tượng nộp thuế. Đấy là đối tượng nộp thuế, theo tôi thì như vậy. Tức là, công dân và người nước ngoài, nếu có thu nhập phát sinh tại Việt Nam thì đánh thuế thu nhập. Vậy thì, bây giờ, đối tượng chịu thuế là ai. Hiện nay, đối tượng chịu thuế và đối tượng không chịu thuế như thế này thì phức tạp quá. Có nhiều chuyện, cơ bản là được rồi, nhưng nếu như các đồng chí nêu cả 2 vế thì đều thiếu cả.

Theo tôi, các đồng chí chỉ nêu 1 vế thôi, đó là đối tượng chịu thuế. Còn nếu không phải thì không nên đưa ra. Nếu cứ đưa ra thì tôi sẽ kể cho các đồng chí một số vấn đề mà các đồng chí không biết nên xử lý như thế nào? Theo tôi, trong đối tượng chịu thuế hiện nay, tôi thấy có vấn đề này. Ở Khoản 2, các đồng chí nói "người sử dụng lao động chi trả cho người lao động bằng tiền", thì được rồi "và không bằng tiền". Bây giờ  "không bằng tiền" thì mới gay, không bằng tiền có thể bằng tình cảm, bằng tuyển dụng, bằng cho việc hoặc cho một hợp đồng nào đó hoặc cho một phân khối gì đó về nhà cửa. Tất cả những cái mà có không hề bằng tiền một tý nào cả, nhưng cũng không thể xác định được nó bằng bao nhiêu, cái đó rất khó cho mình. Bây giờ phải chăng chỗ này ta giới hạn vấn đề nó đến đâu ở đối tượng chịu thuế không bằng tiền.

Thứ hai, các đồng chí có nói "các khoản không chịu thuế thì nó có liên quan đến vấn đề của đối tượng chịu thuế". Ví dụ: Phụ cấp quốc phòng, an ninh. Phụ cấp, quốc phòng, an ninh là gì? Là những người có lương cấp bậc và chức vụ trong đó nó không có cái của phụ cấp ngành, như các đồng chí là sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp thì phụ cấp ngành đưa ngay vào trong mức lương hàm. Ví dụ: Từ Thiếu uý hiện nay hơn 4 phẩy, trong hơn 4 phẩy đó nó có luôn cả phụ cấp quốc phòng, an ninh ở trong đó, so với bình quân chung là 0,8. Bây giờ ta loại trừ cái này, cái kia liệu có loại trừ hay không? Các đồng chí cũng sẽ không trả lời được. Tôi nói ví dụ một cái thôi, tất nhiên chi tiết này không đủ thời gian mà nói. Cho nên, theo tôi các đồng chí nên xem xét lại, ta chỉ quy định đối tượng chịu thuế thôi, soát xét thật kỹ đối tượng chịu thuế, còn lại không phải đối tượng này thì ta không điều chỉnh, nó sẽ không bị kê là thiếu hoặc đủ, không thì các đồng chí sẽ rất gay, tôi nói kể cả những vấn đề về thừa kế, thừa kế của ta hiện nay là chính sách bao cấp, bao cấp từ Nhà nước sau đó chuyển sang chuyện gia đình, tức là tạo cho con em mình không sống bằng đôi bàn tay của mình mà sống bằng thừa kế của cha mẹ. Theo tôi, những cái đó nên thay đổi lại để có giáo dục tốt hơn cho thế hệ trẻ, nếu không mọi người kiếm mọi thứ là chỉ dành cho con, sẽ làm hư hỏng mất con, đối với các nước người ta không bao giờ làm điều đó cả, mỗi người sống bằng chính đôi bàn tay lao động của mình, ta là đất nước xây dựng chủ nghĩa xã hội, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, cho nên không thể nào xây dựng con người theo cách đó được, nhưng tôi không muốn bàn về chuyện này mà chuyện này nên để sang một thuế khác, mà không đưa vào là luật này điều chỉnh quy định về các đối tượng không chịu thuế.

Vấn đề thứ tư, về mức, tôi xin bàn về mức 4 triệu hay 5 triệu, trước khi bàn về mức, ta phải xác định mức này là mức đảm bảo cho mức sống thực tế hay mức lương danh nghĩa. Nếu đảm bảo theo thực tế, phải lấy trên thực tế mức sống để tính ra cái riêng, nghĩa là mức sống thực tế không đổi khi giá đổi trượt giá thì anh phải bàn đến chuyện này. Cho nên anh lấy ở đây là biểu hiện bên ngoài của mức sống thực tế là tiền về danh nghĩa nó là 4 - 5 triệu, theo tôi cần phải bàn, phải xác định từ gốc của nó, đảm bảo mức sống cao như thế nào thì anh mới chịu thuế, mức sống bằng bao nhiêu anh mới chịu thuế và từ mức sống đó tính thành tiền gọi là tiền bằng danh nghĩa để đánh thuế theo luật pháp điều chỉnh của mình. Vấn đề đó hết sức quan trọng, theo tôi bàn chuyện này nó hơi dài, cho nên không thể nói được, tôi xin bàn với các đồng chí lấy gốc của nó là mức sống thực tế để bàn, mức sống thực tế trung bình xã hội hoặc cao hơn bằng bao nhiêu đó. Bây giờ mức sống đó chuyển thành tiền nó chính là 4 - 5 triệu, tôi cho 4 và 5 triệu ở đây không gọi là thuế thu nhập được, tại sao tôi nói không phải là thuế thu nhập, vì:Tôi xin nói với các đồng chí, thứ nhất về chênh lệch giàu nghèo hiện nay, Nghị quyết Đại hội Đảng X của ta đánh giá phân hóa về chênh lệch giàu nghèo, cho đến bây giờ là 13,4 lần, bây giờ mức nghèo của ta cao nhất trong năm 2006 - 2010 là 260 ngàn. Bây giờ ta đặt ra cái này nó còn cao hơn cả cái Đảng đã chỉ ra là sự phân biệt chênh lệch giàu nghèo, tôi chỉ nói mức 4 triệu thôi, cộng với mức được giảm trừ cho những người ăn theo là 1,6 triệu; 1,6 triệu so với 2 trăm sáu, có phải là gần 6 lần, thì đồng chí thấy chỉ với mức giảm trừ thì nó đã thế rồi thì còn đâu gọi là thuế thu nhập cá nhân được.

Các văn bản liên quan