Trích ý kiến của ĐBQH Ngô Sỹ Hưởng – Tỉnh Thái Nguyên

Thứ Tư 09:11 16-08-2006

Thưa các đồng chí Chủ tọa
Qua nghiên cứu dự án Luật Dạy nghề, tôi rất phấn khởi, nếu ta thông qua được Luật Dạy nghề này trong kỳ họp tới thì cái liên thông này tốt. Trong Luật các đồng chí đã thể hiện cái đó rồi, nhưng đào tạo nghề hiện nay theo tôi phải đáp ứng được nhu cầu thị trường. Thứ hai, kỹ năng nghề nghiệp và tác phong công nghiệp, cho nên tôi muốn nói về tác phong công nghiệp hiện nay. Anh Lợi có nói dạy nghề sơ cấp thì không nên có cái đó, kinh nghiệm tôi thấy các trung tâm dạy nghề và các trường dạy nghề anh em đi học, mà đi lao động nước ngoài người ta chú ý nhất tác phong công nghiệp. Cho nên tôi thấy 3 trình độ dạy nghề sơ cấp, trung cấp và cao đẳng cần phải có tác phong công nghiệp, vì hiện nay ta làm ăn hiện đại rồi, không thể rề rà, đến đúng giờ quy định, người lao động đến nhà máy phải có tác phong công nghiệp cho tốt. Do đó tên luật tôi hoàn toàn nhất trí là Luật dạy nghề. Bởi vì trong xây dựng pháp luật năm 2006 Quốc hội đã thông qua, bây giờ sửa cái đó cũng không được, cho nên tôi nhất trí là Luật dạy nghề.
Luật này ra là có dạy nghề sơ cấp, trung cấp và cao đẳng, nhưng hiện nay tồn tại ba loại trường: Trường công nhân kỹ thuật, Trường trung học chuyên nghiệp, Trường cao đẳng kỹ thuật. Cho nên ngoài 3 loại hình trường này thì có Trung tâm dạy nghề của các địa phương và của các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương. Do đó chỗ này cũng là một vấn đề cần được tính toán. Ví dụ trường công nhân kỹ thuật người ta cũng dạy nghề sơ cấp hay trường trung học dạy nghề người ta dạy trung cấp và dạy công nhân kỹ thuật. Cao đẳng thì có ba loại: sơ cấp, trung cấp và cao đẳng. Vậy trường dạy nghề này khác gì với ba loại hình trường hiện đang tồn tại? Tôi thấy nếu hình thành ra ba loại trường này thì trong luật đưa ra nó cũng khác lắm so với ba loại trường hiện tại đang tồn tại.
Vấn đề thứ hai, vấn đề quản lý. Vừa qua trong Luật giáo dục có đề cập đến các trường hiện tại, hiện nay quản lý Nhà nước do Bộ Giáo dục và Đào tạo, mà bây giờ loại hình trường dạy nghề thế này thì trong Tờ trình là do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, đúng là dạy nghề tôi thấy từ trước đến nay là Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, trước là có Tổng cục, sau đó giải thể Tổng Cục dạy nghề, bây giờ lại lập lại Tổng cục. Dạy nghề đúng là như thế, nhưng hiện nay đang vướng là vướng ở 3 loại trường chuyên nghiệp này, dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, vẫn là trực thuộc quản lý của Bộ Giáo dục và đào tạo. Cho nên, tôi đề nghị chỗ này phân định rõ giữa dạy nghề và chuyên nghiệp.
Thứ hai, về việc cấp chứng chỉ nghề sơ cấp, thưa các đồng chí, không trường dạy nghề nào người ta cấp chứng chỉ, đã là dạy nghề thì ít nhất là 2 năm đối với trung học phổ thông, 3 năm như anh Phú nói là có học văn hoá 1 năm ra là người ta cấp bằng tốt nghiệp, chỉ có Trung tâm dạy nghề người ta đào tạo 6 tháng cho anh em lao động đi nước ngoài hoặc cái gì đó thì cấp chứng chỉ thôi, mà chứng chỉ này, nhất là nghề may mặc, báo cáo các đồng chí chỉ cấp chứng chỉ bậc hai, bậc hai mà vào các doanh nghiệp thì doanh nghiệp người ta phải đào tạo lại, các trường chuyên nghiệp là cấp bằng tốt nghiệp công nhân kỹ thuật bậc 3/7. Bây giờ chứng chỉ này chỉ có Trung tâm dạy nghề thôi, các trường dạy nghề là không bao giờ người ta cấp chứng chỉ.
Vấn đề thứ hai, về chính sách Nhà nước, tôi hoàn toàn ủng hộ chính sách của Nhà nước đối với các trường dạy nghề, đặc biệt là trong Điều 7 các đồng chí cũng đề cập tới tập trung một số trường cao đẳng có đáp ứng được kỹ thuật về kỹ năng đảm bảo cho thị trường cũng như khu vực. Tôi thấy Khoản 2, Điều 7 cũng rất là thoả đáng rồi, nhưng Khoản 1 Nhà nước có chính sách đầu tư, thì tôi đề nghị là khẳng định đi, Nhà nước đầu tư và mở rộng các trường dạy nghề, chứ không có chính sách, bởi vì chính sách nhiều khi nó cũng vướng lắm, chính sách nay thế này, mai thế kia. Bây giờ ta khẳng định Nhà nước đầu tư, mở rộng các trường nghề để đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật có phẩm chất, có trình độ tay nghề, có tác phong công nghiệp để đáp ứng với yêu cầu trong thị trường hiện nay.
Vấn đề thứ tư, Điều 46 về hiệu trưởng trường trung cấp nghề cao đẳng ở Điểm a, tôi đề nghị, khi mà đã bổ nhiệm ông Hiệu trưởng này thì ít nhất là cũng tham gia giảng dạy hoặc tham gia quản lý 5 năm, báo cáo với chị Hằng như thế, chứ 3 năm thì ít quá. Ba năm mà ông ra trường, ông vào trường ấy, dạy 3 năm được bổ nhiệm hiệu trưởng thì quá ư là dễ, không thể được. Tôi đề nghị ít nhất 5 năm.
Thứ hai, bổ sung thêm một điều, một khoản nữa là ông hiệu trưởng này phải có trình độ lý luận chính trị cao cấp ở các trường cao đẳng và trung học nghề. Chỉ có chuyên môn không, mà chính trị không có là không được. Chỗ này tôi đề nghị bổ sung thêm là có ít nhất là 5 năm dạy nghề và có trình độ lý luận cao cấp. Đây là tôi nói trường ở Việt Nam, còn trường ở nước ngoài vào ta không đề cập tới.
Vấn đề nữa mà trong luật cần quan tâm là anh em kèm cặp ở doanh nghiệp hay một số nghệ nhân mà kèm cặp trực tiếp thì trong cái này không có điều chỉnh. Ví dụ: Như tôi vào học nghề ở doanh nghiệp, các đồng chí thợ bậc cao người ta kèm cặp tay nghề thực tế, rồi dần dần có tay nghề giỏi. Trong chỗ này thì công nhận như thế nào? Từ xưa đến nay mà vẫn có chuyện đó, nhưng bây giờ thì ít rồi. Nhưng trước đây anh em người ta vào nhà máy do ông thợ bậc cao kèm cặp tay nghề rồi quá trình lý thuyết như thế, bây giờ trong luật này cũng chưa có điều chỉnh cái đó. Hiện nay có thực tế như vậy, kể cả những nghệ nhân mà đào tạo các em có kỹ thuật.
Vấn đề cuối cùng, về trường dạy nghề hiện nay khó khăn nhất là trang thiết bị, tôi ở Thái Nguyên cũng là một trong 3 điểm mà đào tạo nghề so với cả nước, sau Hà Nội với Thành phố Hồ Chí Minh thôi, hiện nay gần 15 trường dạy nghề trung học, cao đẳng. Nhưng qua cái này, nếu như chúng ta không có chính sách đầu tư thỏa đáng các thiết bị hiện đại, công nghệ hiện đại thì chúng ta đào tạo nghề ra các em không đáp ứng được với nghề. Đào tạo trong trường ra mà các nhà xưởng thiết bị cũ kỹ từ năm 60 đến giờ, ví dụ như máy phay, máy tiện, máy bào hiện nay là rất cũ rồi mà vẫn đào tạo theo vết cũ như thế thì ra thương trường các em không thể đứng máy được. Cho nên đây là một vấn đề các trường dạy nghề hiện nay cơ sở vật chất, đặc biệt là các thiết bị máy móc để mà hướng dẫn các em tay nghề trong quá trình thực tập là thiếu và lạc hậu. Cho nên đây cũng cần phải quan tâm tới đầu tư cho thiết bị máy móc để mà hướng dẫn. Thứ hai là giáo viên, chúng ta đặc biệt quan tâm đến giáo viên về lý thuyết và tay nghề. Vì giáo viên và tay nghề ngoài anh có trình độ ra nhưng phải có tâm nghề nghiệp thì mới đào tạo, truyền đạt nghề nghiệp, kỹ năng, kỹ thuật cho các em học sinh được, chứ nếu không có quan tâm tới đội ngũ giáo viên thực hành tốt thì "học chăng hay chớ" thì cũng không được. Vấn đề chỗ này hết sức quan tâm tới đầu tư về vấn đề cơ sở vật chất do các máy móc thiết bị ở các trường dạy nghề này, nhất là các trường dạy nghề hiện nay có hàng mấy chục năm ở các trường đó

Các văn bản liên quan