Trích ý kiến ĐB Nguyễn Mạnh Cường – ĐBQH Thành phố Hà Nội

Thứ Tư 14:32 09-08-2006

Kính thưa các đồng chí, tôi xin tham gia 5 điều cụ thể.

Trước hết là Điều 1, phạm vi điều chỉnh của luật, trong nội dung của điều này Ban soạn thảo đã chỉnh lý và bổ sung thêm một số ý. Qua phân tích nghiên cứu tôi thấy ý kiến của đại biểu Nguyễn Ngọc Trân hoàn toàn xác đáng và vì vậy căn cứ vào Điều 1 trên cơ sở gắn với Điều 2 tôi đề nghị Ban soạn thảo nên cân nhắc và tiếp thu, chỉnh sửa lại. Tôi xin đề xuất một phương án rút gọn lại như sau: "luật này quy định về hoạt động chuyển giao công nghệ, quyền và nghĩa vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước, của tổ chức cá nhân tham gia hoạt động chuyển giao công nghệ, các biện pháp khuyến khích, thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ". Như vậy nó vừa gọn lại phù hợp.

Thứ hai là Điều 4, Điều 4 Ban soạn thảo cũng bổ sung thêm hai khoản là Khoản 3 và Khoản 4, nếu đọc thật kỹ như ở Khoản 3 khổ đầu tôi cảm giác trong luật ghi như thế này thì chung quá và nó mang tính hoàn toàn như Nghị quyết. Vì vậy, đã tên điều là chính sách thì nên phải cụ thể trong Luật, nên tên chính sách, có Khoản 3 lại có các biện pháp thích hợp thì không hiểu thế nào cả. Quan điểm của tôi, tôi đề nghị bỏ từ "có biện pháp thích hợp thúc đẩy" mà đi ngay vào nếu có Khoản 3 nên có khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động chuyển giao công nghệ, đó là chính sách, chính sách khuyến khích. Còn khuyến khích thế nào thì sẽ quy định.

Về Khoản 4 cũng như vậy, bỏ câu đầu là "chú trọng nâng cao" như Nghị quyết, cũng không được. Tôi đề nghị bỏ hoàn toàn phần đầu là "chú trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả" mà đi vào thẳng luôn là tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất và ưu đãi về thuế rất rõ. Về luật phải như thế, mà trong này Khoản 4 được quy định rất rõ, Điều 10 là chính sách ưu đãi, trong đó liên quan về những vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thì nói rõ là ưu đãi và miễn thuế. Như vậy đưa vào chính sách khái quát luôn, Điều 4 nêu như vậy thì nó vừa rõ, cụ thể.

Tiếp theo là Điều 6, Khoản 4 là trách nhiệm quản lý Nhà nước về hoạt động chuyển giao công nghệ đây là một vấn đề rất lớn mà nhiều năm qua chúng ta đang tồn tại và đang thực hiện một hệ thống bộ máy của Chính phủ, các cơ quan Nhà nước. Cho đến thời điểm này rất nhiều các đồng chí làm lĩnh vực khoa học công nghệ rất tâm tư, băn khoăn và nó đánh giá xác thực là khoa học công nghệ không thể xuống được hết cả các cấp mà và đến cấp tỉnh là hết. Như vậy cấp tỉnh có bộ máy chuyên môn giúp cho Ủy ban nhân dân về khoa học công nghệ, còn xuống cấp huyện, cấp xã thì không có. Nhưng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội đất nước của chúng ta thì không có khoa học công nghệ, không có đào tạo giáo dục phát triển thì không thể nói là đưa đất nước hội nhập quốc tế và phát triển được. Vì vậy cùng với Luật chuyển giao khoa học công nghệ này, cùng với chính sách phát triển của chúng ta thì cần nghiên cứu lại, tới đây Chính phủ đang xem xét lại sửa đổi Luật Tổ chức Chính phủ và hoàn thiện lại hệ thống bộ máy các cơ quan chuyên môn các cấp. Như vậy không thể không có cơ quan chuyên môn ở cấp huyện được, chỉ có cơ quan cấp tỉnh, thế thì làm sao có thể đưa công tác khoa học công nghệ này, chuyển giao khoa học công nghệ này xuống cấp huyện được, địa bàn rất gắn liền với sản xuất kinh doanh. Điều này rất nhiều đồng chí giám đốc Sở khoa học công nghệ, qua các thời kỳ đều tâm sự với tôi. Như vậy điều này liên quan đến Khoản 4 của chúng ta chỉ dừng đến cấp tỉnh thôi.

Ý thứ hai, lại không phù hợp với Luật tổ chức Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân năm 2003, trong đó Điều 21 quy định rất rõ chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Hội đồng nhân dân có Khoản 1 là quyết định các biện pháp ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và Khoản 1, Điều 103 là nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân cấp huyện là trong lĩnh vực khoa học công nghệ thực hiện các biện pháp ứng dụng. Như vậy tước bỏ mất cấp huyện, luật thì quy định có nhiệm vụ, quyền hạn nhưng chúng ta không có, nhưng biện pháp để làm thế nào phải có cơ quan chuyên môn và có hệ thống của nó. Như vậy hệ thống hiện nay chỉ dừng ở cấp tỉnh, các cơ quan chuyên môn dừng ở tỉnh. Vì vậy tôi đề nghị không chỉ Khoản 4 này là ở Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh mà Khoản 4 là Uỷ ban nhân dân các cấp. Trong Điều 49 các đồng chí có quy định trách nhiệm, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân các cấp là phải tạo điều kiện và thực hiện, cả cấp xã nữa, khi ứng dựng chuyển giao công nghệ tiến bộ vào cấp xã ở vùng đặc biệt khó khăn thì chính quyền ở đấy phải có trách nhiệm quản lý, cho nên không chỉ là ở cấp tỉnh. Đề nghị thay chữ "Ủy ban tỉnh, thành phố Trung ương" bằng chữ "Ủy ban nhân dân các cấp" bỏ hết "sau đây rồi đến tỉnh thực hiện quản l ý nhà n ước về hoạt động chuyển giao công nghệ". Như vậy theo luật và theo phân cấp của Chính phủ rất rõ như vậy thì rất phù hợp.

Vấn đề thứ năm, Điều 46 phương án 2, quan điểm của tôi là các đồng chí có nêu và trong giải tr ình của Ban soạn thảo thì Ủy ban Khoa học công nghệ nêu 2 ph ương án, quan điểm của tôi một lĩnh vực đều là hỗ trợ đổi mới công nghệ với phát triển khoa học công nghệ xét đến cùng anh hỗ trợ để làm gì? để phát triển thôi. Bởi vì anh hỗ trợ đổi mới công nghệ thì để thực hiện phát triển. Nên nếu xét về tên và mục đích là giống nhau, tên và mục đích xem về bản chất là giống nhau, vấn đề ở chỗ là 2 lĩnh vực đối tượng khác nhau thì nên quy lại. Quan điểm của tôi tôi tán thành với ý kiến một số đồng chí, là nên chỉ một quỹ thôi, thứ hai nữa là mặc dù có quỹ trước đây thì bây giờ luật ban hành thì luật này là văn bản pháp lý cao nhất, các quyết định của Thủ tướng là dưới luật. Cho nên xem như là một điều mới, cho nên đưa vào phương án 2 thì lại phải thay đổi toàn bộ văn phong trong câu này. Luật không thể bổ sung theo quyết định được, luật của Quốc hội là quyết định cao nhất cho nên Chính phủ, Thủ tướng phải đi theo.

Phương án 2 không có từ bổ sung mặc dù trước đây đã có Quỹ phát triển khoa học công nghệ quốc gia rồi thì quy định chức năng, nhiệm vụ của quỹ khoa học công nghệ chứ không có từ "bổ sung" vào đấy.

Như vậy tên của nó cũng sửa lại và cách viết cũng sửa lại, Khoản 1 cũng sửa lại và tôi đưa Khoản 3 của phương án 1 vào Khoản 2 của phương án 2, như vậy nó sẽ bổ sung hoàn chỉnh. Nó hoàn thiện hơn, trên cơ sở 2 phương án đó gộp lại, xem như một điều luật mới về một quỹ, đó là quỹ phát triển khoa học công nghệ trong đó có cả vấn đề liên quan cho các đối tượng thuộc dạng hỗ trợ đổi mới công nghệ đó là doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển phục vụ nông nghiệp nông thôn, ở các vùng khó khăn v.v... hoặc hoàn thiện công nghệ để thương mại v.v... Như vậy nó gắn liền được cả hai phương án, kể cả những nghiên cứu đề tài, rõ ràng phương án này là đồng bộ. Vấn đề cuối cùng, tôi cũng đã phát biểu rất nhiều lần trước Quốc hội và ý kiến của Thường vụ cũng như các đồng chí Chủ tịch đoàn nêu ở Điều 65. Tôi cũng xin hỏi các đồng chí Chủ tịch và Phó Chủ tịch cho ý kiến với đại biểu, để sau này đại biểu khỏi phải phát biểu là quan điểm của chúng ta xây dựng luật, sau đó bắt buộc phải nghị định hay là chỉ những điều trong luật quy định nghị định hoặc Chính phủ hướng dẫn thì thực hiện. Hai cách khác nhau, nếu như một quan điểm là luật ra phải có nghị định hoặc hướng dẫn thì cách thức như thế này là phù hợp, còn nếu như quan điểm là luật ra đã chi tiết, đã cụ thể rồi, áp dụng ngay thì phải sửa đổi lại cách viết theo kiểu hướng dẫn thi hành mà chúng ta từ trước đến nay vẫn làm. Điều này đặt ra vấn đề chúng tôi đã tham gia, nhưng có luật thì sửa nhưng có luật không. Chúng tôi thấy cứ phải phát biểu mãi, nên bây giờ xin ý kiến của thường trực, của các đồng chí trong Thường vụ Quốc hội cho ý kiến là Luật phải có nghị định hay là không nhất thiết phải có nghị định. Bởi vì có những luật quy định rất cụ thể rồi, chúng tôi xin đề xuất thế này. Xin lỗi các đồng chí nghị định dài hơn luật, nhắc lại luật, nhắc lại toàn bộ nội dung vừa lãng phí vừa không cần thiết, chỉ những nội dung nào luật yêu cầu hướng dẫn, tại sao chúng ta lại bê lại, chép lại luật, nghị định dài, chúng tôi tham gia kiến nghị Ban soạn thảo, hướng dẫn nghị định là chép nguyên văn còn dài hơn bởi vì ngoài chi tiết ra còn phải chép lại và nếu như vậy, luật này người ta cất vào tủ, không cần biểu quyết gì nữa. Tôi xin cảm ơn.

Các văn bản liên quan