Trích ý kiến của ĐBQH Nguyễn Thị Hồng Đào – Tỉnh An Giang

Thứ Tư 14:12 24-05-2006

Vấn đề thứ nhất, về trang thông tin điện tử của Nhà nước quy định tại Điều 28. Tại điểm a, Khoản 1, điều này có quy định đảm bảo cho tổ chức, cá nhân truy cập dễ dàng, nhanh chóng, trên thực tế tôi thấy việc dễ dàng, nhanh chóng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau, chẳng hạn như về đường truyền, cấu hình máy, kỹ năng truy cập của người sử dụng. Nếu xét trên phương diện thiết kế trang Web hay còn gọi là trang thông tin thì hiển nhiên các tổ chức, cá nhân khi thiết kế lúc nào cũng đặt mục tiêu là thiết kế sao cho nó dễ dàng, dễ hiểu để người sử dụng có thể truy cập nhanh. Với những lý do như trên, tôi thấy rằng không nhất thiết phải quy định điểm a của Khoản 1 điều này, ngoài ra điểm b của Khoản 1 cũng cần bổ sung thêm cụm từ "nếu có đặt" trong dấu ngoặc đơn sau cụm từ "sử dụng các biểu mẫu trên trang thông tin điện tử", vì trên thực tế không phải trang Web nào cũng có các biểu mẫu để người sử dụng dùng.

Điểm d, Khoản 1 cũng cần quy định sửa đổi như sau, tức là thông tin trên trang thông tin điện tử phải được cập nhật thường xuyên và kịp thời. Tôi đề nghị nên bổ sung cụm từ "thường xuyên" và "kịp thời" sau cập nhật. Bởi vì nếu chúng ta chỉ quy định đơn giản là trang thông tin điện tử được cập nhật thì đôi ba năm mới cập nhật một lần so với thay đổi thường xuyên của thông tin trên trang điện tử cũng được xem là cập nhật.

Vì vậy tôi nghĩ rằng ghi thêm cụm từ "cập nhật thường xuyên và kịp thời" sẽ đảm bảo được sự nhanh nhạy trong việc thực hiện mục tiêu cung cấp thông tin trên trang tin điện tử, đặc biệt ở các cơ quan Nhà nước . Hơn nữa, ở Điểm e, Khoản 1 có nêu ra lấy ý kiến góp ý của tổ chức và cá nhân. Tôi nghĩ quy định này nên chuyển sang Khoản 2, Đ iều này, với lý do ý nghĩa của Điểm e thuộc phạm trù nội dung của trang thông tin đã được quy định ở Khoản 2 điều này.

Vấn đề thứ hai, ứng dụng công nghệ thông tin trong một số lĩnh vực nh ư đ ã được quy định ở Mục 4 ở Chương II, tôi thấy nó vừa thiếu lại vừa thừa. Thiếu ở chỗ trong giai đoạn hiện nay và đặc biệt trong xu thế phát triển tương lai của đất n ước thì công nghệ thông tin không chỉ được ứng dụng ở các lĩnh vực chẳng hạn nh ư vă n hoá, giáo dục và y tế, an ninh quốc phòng, còn nhiều trong các lĩnh vực khác chẳng hạn nh ư hàng không, ngân hàng, nông lâm ngư nghiệp, công nghiệp dịch vụ. Thừa ở chỗ Mục 2 và Mục 3 đ ã có quy định cụ thể về ứng dụng công nghệ thông tin trong hai lĩnh vực lớn bao trùm là các hoạt động của Nhà n ước và th ươ ng mại. Vì vậy, tôi thấy không nhất thiết phải đư a mục 4 vào quy định trong Luật này.

Vấn đề thứ ba là về trang thông tin điện tử bán hàng như đã quy định tại Điều 30, tôi thấy cần phải bổ sung thêm trách nhiệm của cá nhân, tổ chức cung cấp trang tin đ iện tử bán hàng trong việc bảo mật thông tin cá nhân của khách hàng, để ngăn chặn việc lừa đảo như là ăn cắp số thẻ tín dụng như đã xảy ra trong thời gian qua. Ngoài việc quy định về trách nhiệm thì luật cũng cần quy đ ịnh thêm là tổ chức cá nhân phải đăng ký chức năng cung cấp trang tin điện tử bán hàng với cơ quan chức năng ở tại địa phương mà tổ chức, cá nhân đặt trụ sở chính hoặc là cá nhân thường trú. Chẳng hạn như có thể đăng ký ở Sở thương mại. Tôi cho rằng bán hàng qua trang tin điện tử cũng là một hoạt động thương mại.
Về quy định trách nhiệm và đăng ký cung cấp trang tin bán hàng sẽ là cơ sở để giải quyết các tranh chấp và ngăn chặn những âm mưu lừa đảo, đồng thời tạo điều kiện quản lý Nhà nước đối với hoạt động này được dễ dàng hơn.

Vấn đề thứ tư, về nghiên cứu phát triển công nghệ và sản phẩm công nghệ thông tin như đã quy định ở Điều 39, trong Điều 39 có quy định Nhà nước ưu tiên vốn ngân sách cho các chương trình, đề tài nghiên cứu phát triển phần mềm, ưu tiên hoạt động nghiên cứu phát triển công nghệ thông tin. Tôi nghĩ không nên chỉ bó hẹp cho các trường đại học mà nên mở rộng đến các Viện nghiên cứu.

Vấn đề thứ năm là sử dụng nhân lực công nghệ thông tin như đã quy định cụ thể ở Khoản 1 , Điều 43 tôi thấy vô hình chung là thể hiện sự không công bằng trong việc đối xử đối với nguồn nhân lực giữa lĩnh vực công nghệ thông tin và các lĩnh vực khác. Mặc dù tôi hiểu rằng nội dung của luật này, nhằm tạo hành lang pháp lý để ưu đ ãi nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay. Tôi cho rằng nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin cũng nên đặt trong tổng thể phát triển chung của đất nước, để đảm bảo phát triển cân đối nền kinh tế. Vì vậy tôi đề nghị Khoản 1, Điều 43 nên được thiết kế lại như sau “Người hoạt động chuyên trách về ứng dụng và phát triển chung của công nghệ thông tin trong các cơ quan Nhà nước được tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình làm việc”.

Vấn đề cuối cùng là giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực công nghệ thông tin quy định tại Điều 76, Khoản 2 của điều này cần phải được cụ thể hóa ngay trong luật để tạo điều kiện cho luật đi nhanh vào c uộc sống, vì đại đa số các khoản trong Chương II về ứng dụng công nghệ thông tin và Chương III về phát triển công nghệ thông tin đ ã được cụ thể hóa tương đối nhiều. Thực tiễn trong thời gian qua cho thấy đ ã xuất hiện vài vụ tiêu cực, tranh chấp trong h oạt động công nghệ thông tin, vì vậy việc ban hành luật vào đầu năm 2007 sẽ là hành lang pháp lý để giải quyết những vụ tồn đọng và nảy sinh trong tương lai, nếu không cụ thể hóa sớm Khoản 2, Điều 76 ngay trong luật lần này sẽ gây khó khăn rất lớn cho các cơ quan quản lý nhà n ước về công nghệ thông tin và cả các tổ chức, cá nhân ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Điểm nữa, trong Chương IV nên nêu rõ biện pháp xử lý đối với việc vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm như đã quy định ở Điều 12.

Các văn bản liên quan