Góp ý của Luật gia Cao Bá Khoát

Thứ Ba 09:54 23-05-2006
Đóng góp ý kiến dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 103/1999/NĐ-CP của chính phủ về giao, bán, khoán kinh doanh cho thuê Công ty Nhà nước.


Luật gia : Cao Bá Khoát


1- Việc giao Công ty Nhà nước cho tập thể người lao động.
a) Cần quy định rõ khái niệm cam kết đầu tư thêm để phát triển SXKD tại K2- Điều 10 dự thảo. Thay vì phải trả lại nhà nước 30% giá trị của người lao động phải bỏ tiền túi ra để đầu tư thêm cho Công ty của mình với mức ít nhất là 30% giá trị (hoặc tỷ lệ khác cao hơn 30%). Kèm theo là cơ chế giám sát việc thực hiện quy định này vì thực hiện là đã thực hiện cam kết đầu tư thêm và tăng trách nhiệm của người lao động để họ gắn bó với công ty.

cool.gif Bổ sung điểm a khoản 3 điều 11 dự thảo về nguyên tắc xử lý các khoản nợ bao gồm thêm khoản nợ do Công ty vay từ quỹ hỗ trợ phát triển mà công ty đã áp dụng các biện pháp xử lý nhưng vẫn chưa thanh toán được thì cũng được xử lý như quy định tại nghị định 69.

2- Việc bán Công ty

a) Nhất trí với dự thảo với hình thức bán bộ phận Công ty nhà nước, nhưng đề nghị bỏ điều kiện (1) tất cả các đơn vị phụ thuộc khác và bộ phận còn lại của DN này đều được thực hiện theo hình thức bán đơn vị phụ thuộc của Công ty, vì riêng điều kiện (2) đơn vị phụ thuộc có đủ điều kiện chia tách thành đơn vị hạch toán độc lập để bán nhưng không gây khó khăn cho bộ phận còn lại, cũng đủ đảm bảo cho việc bán bộ phận Công ty nhà nước được thực hiện một cách độc lập mà không ảnh hưởng tới những bộ phận còn lại , và những bộ phận còn lại vẫn là một Công ty nhà nước bị tách một phần đem bán , điều đó cũng giống như cổ phần hoá một bộ phận công ty nhà nước . Sau khi bán một, một số bộ phận của công ty nhà nước thì phần còn lại vẫn có đủ điều kiện để CPH, hoặc bán tiếp hoặc cho thuê bởi vì bán công ty nhà nước không phụ thuộc quy mô, cơ chế này sẽ giúp cho việc CPH và bán những công ty nhà nước có quy mô lớn mà không phải làm thủ tục chia tách công ty.

cool.gif Nên bỏ hình thức bán đấu thầu vì nó chỉ khác bán đấu giá ở chỗ có người lao động trong công ty.

Dự thảo đã có quyết định ưu đãi giảm giá bán theo kết quả sử dụng số lao động, với các quyết định này hình như người lao động đã làm giảm giá trị công ty và tạo nên một nghịch lý về hàng hoá sức lao động.

Để khắc phục nghịch lý này cần thiết kế theo quy tắc gắn giá trị DN với người lao động , xử lý lao động dư dôi thật đầy đủ theo NĐ 41, sau đó bán đấu giá công ty (trong đó bao gồm điều kiện sử dụng 100%số lao động) và bãi bỏ toàn bộ các quyết định giảm giá do sử dụng nhiều lao động như vậy cần thiết kế lại toàn bộ phần bán Công ty DNNN. Chỉ còn hình thức bán đấu giá và bán trực tiếp, người lao động muốn mua Công ty cũng phải tham gia đấu giá.

c) Việc nhà đầu tư nước ngoài Tham gia mua Công ty Nhà nước
- Khái niệm nhà đầu tư nước ngoài phải Thống nhất với Luật khuyến khích đầu tư trong nước : không bao gồm người Việt Nam ở nước ngoài , không bao gồm người nước ngoài thường trú tại Việt Nam. Vì hai đối tượng này đã được đầu tư về Việt Nam giống như công dân Việt Nam.
- Các Công ty nhà nước quan trọng đã được nhà nước giữ lại 100% hoặc có cổ phần chi phối 51% những Công ty nhà nước thuộc diện bán đầu thuộc những công ty nhà nước không cần giữ cổ phần, không thuộc diện CPH (theo QĐsố 155/2004/QĐTTg ngày 24/8/2004 của Thủ Tướng Chính Phủ về tiêu chí danh mục phân loại công ty nhà nước)
Do vậy không cần thiết phải trình Thủ Tướng ban hành một quy chế riêng cho nhà đầu tư nước ngoài mua công ty nhà nước
Mặt khác việc không có quy chế riêng cho nhà đầu tư nước ngoài mua công ty nhà nước là một biểu hiện của sự hội nhập nền kinh tế thế giới

3) Về đối tượng nhận khoán, kinh doanh, thuê công ty quy định tại khoản 3 Điều 4 dự thảo đã loại trừ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Quy định này không phù hợp cần được loại bỏ, vì các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là pháp nhân VN phải được đối xử bình đẳng như các doanh nghiệp khác, việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhập khoán, thuê công ty nhà nước sẽ có lợi cho việc học tập kinh nghiệm quản lý của nước ngoài, có chuẩn mực để đối chiếu so sánh.

4) Về lỗi kỹ thuật:

a) Khoản 8 Điều 3 dự thảo : mua bộ phận công ty ( thiếu từ bộ )
cool.gif Điểm c, khoản 1, điều 23; Bổ sung thêm từ vào trước cụm từ có giá trị (cuối dòng 4 điểm c)
c) Khoản 1, Điều 24; Thừa 2 từ trong công ty (dòng 2 khoản 1)
d) Thay cụm từ toà kinh tế bằng cụm từ toà án cấp tỉnh Khoản 3 Điều 60

Vì theo Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự 2004 thì cơ quan giải quyết các tranh chấp hợp đồng kinh tế dân sự là toà án không còn khái niệm toà kinh tế.

Các văn bản liên quan