Về cách tiếp cận & thể hiện vấn đề thương nhân trong Dự thảo
Tổng hợp ý kiến của các doanh nghiệp và chuyên gia
Cách tiếp cận và thể hiện của Dự thảo Luật về thương nhân vẫn là vấn đề gây nhiều tranh cãi trên diễn đàn của Hội thảo, một số ý kiến đặt ra tập trung vào vấn đề này như sau:
Thứ nhất, về vấn đề Dự thảo Luật thừa nhận "thương nhân thực tế"
Sau khi được giải trình về vấn đề Dự thảo luật thừa nhận các "thương nhân thực tế", đa số đã rất đồng tình và cho rằng việc thừa nhận việc các thương nhân vì một lý do nào đó chưa đăng ký kinh doanh có hoạt động thương mại vẫn phải chịu trách nhiệm trước đối tác về các thoả thuận trong hợp đồng mà họ đã giao kết là việc làm cần thiết để bảo vệ quyền lợi của các thương nhân có đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, một số ít ý kiến vẫn cho rằng việc thừa nhận thương nhân thực tế trong một chừng mực nào đó có thể khuyến khích việc kinh doanh không đăng ký của thương nhân vì việc giao kết các hợp đồng thương mại khi chưa đăng ký kinh doanh vẫn được thừa nhận. Tuy nhiên, nhìn chung vấn đề thừa nhận thương nhân thực tế của Dự thảo luật nhận được các ý kiến đồng tình cao của các đại biểu tham dự hội thảo.
Thứ hai, nên tiếp tục thiết kế một chương riêng giành cho thương nhân trong Dự thảo Luật
Một số đại biểu ở thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng đề nghị nên tiếp tục thiết kế một chương riêng trong Dự thảo Luật về thương nhân trong đó có các quy định các vấn đề cụ thể về trách nhiệm của thương nhân đối với nhà nước và cộng đồng. Tuy nhiên, ý kiến này cũng gặp sự phản đối của nhiều đại biểu vì việc quy định một chương riêng về thương nhân là không cần thiết và trùng lặp với các quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Thứ ba, về các tiêu chí để xác định thương nhân
Một số ý kiến đề nghị giải thích và làm rõ trong Dự thảo Luật các tiêu chí xác định thương nhân như tiêu chí "hoạt động thường xuyên", "hoạt động thương mại như một nghề nghiệp". Có làm rõ các tiêu chí này thì mới trả lời được câu hỏi "thương nhân anh là ai" mà nhiều người đã đặt ra. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng việc xác định một thương nhân hoạt động thường xuyên cần căn cứ vào việc kê khai, nộp thuế của thương nhân đó với cơ quan thuế và không cần quy định vào Dự thảo Luật. Về tiêu chí "hoạt động thương mại như một nghề nghiệp" một số ý kiến đề nghị đổi từ "nghề nghiệp" sang "chuyên nghiệp".
Thứ tư, thống nhất khái niệm thương nhân trong Luật Thương mại và khái niệm doanh nghiệp trong pháp luật về doanh nghiệp.
Liên quan đến cách thức quy định thương nhân một số ý kiến còn đề cập đến việc nhất thể hoá khái niệm thương nhân với khái niệm doanh nghiệp trong hệ thống pháp luật về doanh nghiệp vì cho rằng hiện nay hầu như tất cả các doanh nghiệp là thương nhân; thậm chí có ý kiến còn đề nghị không cần thiết phải đưa khái niệm thương nhân vào Luật Thương mại.
Cách tiếp cận và thể hiện của Dự thảo Luật về thương nhân vẫn là vấn đề gây nhiều tranh cãi trên diễn đàn của Hội thảo, một số ý kiến đặt ra tập trung vào vấn đề này như sau:
Thứ nhất, về vấn đề Dự thảo Luật thừa nhận "thương nhân thực tế"
Sau khi được giải trình về vấn đề Dự thảo luật thừa nhận các "thương nhân thực tế", đa số đã rất đồng tình và cho rằng việc thừa nhận việc các thương nhân vì một lý do nào đó chưa đăng ký kinh doanh có hoạt động thương mại vẫn phải chịu trách nhiệm trước đối tác về các thoả thuận trong hợp đồng mà họ đã giao kết là việc làm cần thiết để bảo vệ quyền lợi của các thương nhân có đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, một số ít ý kiến vẫn cho rằng việc thừa nhận thương nhân thực tế trong một chừng mực nào đó có thể khuyến khích việc kinh doanh không đăng ký của thương nhân vì việc giao kết các hợp đồng thương mại khi chưa đăng ký kinh doanh vẫn được thừa nhận. Tuy nhiên, nhìn chung vấn đề thừa nhận thương nhân thực tế của Dự thảo luật nhận được các ý kiến đồng tình cao của các đại biểu tham dự hội thảo.
Thứ hai, nên tiếp tục thiết kế một chương riêng giành cho thương nhân trong Dự thảo Luật
Một số đại biểu ở thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng đề nghị nên tiếp tục thiết kế một chương riêng trong Dự thảo Luật về thương nhân trong đó có các quy định các vấn đề cụ thể về trách nhiệm của thương nhân đối với nhà nước và cộng đồng. Tuy nhiên, ý kiến này cũng gặp sự phản đối của nhiều đại biểu vì việc quy định một chương riêng về thương nhân là không cần thiết và trùng lặp với các quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Thứ ba, về các tiêu chí để xác định thương nhân
Một số ý kiến đề nghị giải thích và làm rõ trong Dự thảo Luật các tiêu chí xác định thương nhân như tiêu chí "hoạt động thường xuyên", "hoạt động thương mại như một nghề nghiệp". Có làm rõ các tiêu chí này thì mới trả lời được câu hỏi "thương nhân anh là ai" mà nhiều người đã đặt ra. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng việc xác định một thương nhân hoạt động thường xuyên cần căn cứ vào việc kê khai, nộp thuế của thương nhân đó với cơ quan thuế và không cần quy định vào Dự thảo Luật. Về tiêu chí "hoạt động thương mại như một nghề nghiệp" một số ý kiến đề nghị đổi từ "nghề nghiệp" sang "chuyên nghiệp".
Thứ tư, thống nhất khái niệm thương nhân trong Luật Thương mại và khái niệm doanh nghiệp trong pháp luật về doanh nghiệp.
Liên quan đến cách thức quy định thương nhân một số ý kiến còn đề cập đến việc nhất thể hoá khái niệm thương nhân với khái niệm doanh nghiệp trong hệ thống pháp luật về doanh nghiệp vì cho rằng hiện nay hầu như tất cả các doanh nghiệp là thương nhân; thậm chí có ý kiến còn đề nghị không cần thiết phải đưa khái niệm thương nhân vào Luật Thương mại.