Hoạt động đấu thầu
Hoạt động đấu thầu
Hướng tiếp cận và các nội dung mới của Chương về đấu thầu trong Dự thảo Luật như việc mở rộng đấu thầu bao gồm cả đấu thầu hàng hoá và đấu thầu dịch vụ; loại trừ đấu thầu mua sắm công ra khỏi phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại (sửa đổi); quan niệm đấu thầu trong hoạt động thương mại chủ yếu là do thương nhân thực hiện và không áp dụng cho hoạt động đấu thầu trong mua sắm sử dụng nguồn vốn nhà nước hoặc có nguồn gốc Nhà nước, vì vậy những quy định về đấu thầu trong dự thảo Luật thương mại được xây dựng theo nguyên tắc tăng cường quyền tự chủ của thương nhân và đơn giản hoá các quy định về thủ tục, giấy tờ phải thực hiện trong quá trình đấu thầu. Các đại biểu tham dự hội thảo đã có sự nhất trí cao đối với quan điểm tiếp cận vấn đề đấu thầu như đã nêu của Ban soạn thảo.
Tuy nhiên, Chương đấu thầu trong Dự thảo Luật vẫn tồn tại một số vấn đề cần được làm rõ hoặc cân nhắc lại như:
Thứ nhất, Điều 173 Dự thảo quy định: “Các quy định về đấu thầu trong Luật này không áp dụng với việc đấu thầu mua sắm công”. Tuy nhiên, trong Dự thảo luật không có quy định cụ thể thế nào là “mua sắm công”. Hiện nay theo luật doanh nghiệp nhà nước sửa đổi thì các công ty cổ phần có vốn góp của nhà nước cũng được coi là công ty nhà nước (kể cả vốn chi phối lẫn không chi phối). Việc không quy định rõ ràng thế nào là mua sắm công có thể dẫn tới khó khăn trong việc áp dụng các quy định của Luật thương mại trong đấu thầu vì có thể có cách hiểu là các công ty cổ phần có vốn góp nhà nước không chi phối không phải áp dụng các quy định về đấu thầu của Luật thương mại. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp các đối tượng này cũng không phải áp dụng các quy định của Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định 66, 88.
Thứ hai, hiện nay theo quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định 66, và Nghị định 88 thì thủ tục, trình tự đấu thầu được quy định rất chặt chẽ để đảm bảo sự công bằng, minh bạch trong đáu thầu. Quy định như trong Dự thảo Luật thương mại theo hướng đơn giản hoá các thủ tục đấu thầu theo hướng tăng cường quyền tự chủ của thương nhân. Tuy nhiên, điều này cần phải được cân nhắc thêm vì để “mở” quá rộng như vậy sẽ tạo quyền nhiều hơn cho Bên mời thầu, không đảm bảo được sự minh bạch, công khai trong đấu thầu và nhất là đảm bảo được quyền và lợi ích chính đáng của các Bên dự thầu.
Hướng tiếp cận và các nội dung mới của Chương về đấu thầu trong Dự thảo Luật như việc mở rộng đấu thầu bao gồm cả đấu thầu hàng hoá và đấu thầu dịch vụ; loại trừ đấu thầu mua sắm công ra khỏi phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại (sửa đổi); quan niệm đấu thầu trong hoạt động thương mại chủ yếu là do thương nhân thực hiện và không áp dụng cho hoạt động đấu thầu trong mua sắm sử dụng nguồn vốn nhà nước hoặc có nguồn gốc Nhà nước, vì vậy những quy định về đấu thầu trong dự thảo Luật thương mại được xây dựng theo nguyên tắc tăng cường quyền tự chủ của thương nhân và đơn giản hoá các quy định về thủ tục, giấy tờ phải thực hiện trong quá trình đấu thầu. Các đại biểu tham dự hội thảo đã có sự nhất trí cao đối với quan điểm tiếp cận vấn đề đấu thầu như đã nêu của Ban soạn thảo.
Tuy nhiên, Chương đấu thầu trong Dự thảo Luật vẫn tồn tại một số vấn đề cần được làm rõ hoặc cân nhắc lại như:
Thứ nhất, Điều 173 Dự thảo quy định: “Các quy định về đấu thầu trong Luật này không áp dụng với việc đấu thầu mua sắm công”. Tuy nhiên, trong Dự thảo luật không có quy định cụ thể thế nào là “mua sắm công”. Hiện nay theo luật doanh nghiệp nhà nước sửa đổi thì các công ty cổ phần có vốn góp của nhà nước cũng được coi là công ty nhà nước (kể cả vốn chi phối lẫn không chi phối). Việc không quy định rõ ràng thế nào là mua sắm công có thể dẫn tới khó khăn trong việc áp dụng các quy định của Luật thương mại trong đấu thầu vì có thể có cách hiểu là các công ty cổ phần có vốn góp nhà nước không chi phối không phải áp dụng các quy định về đấu thầu của Luật thương mại. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp các đối tượng này cũng không phải áp dụng các quy định của Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định 66, 88.
Thứ hai, hiện nay theo quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định 66, và Nghị định 88 thì thủ tục, trình tự đấu thầu được quy định rất chặt chẽ để đảm bảo sự công bằng, minh bạch trong đáu thầu. Quy định như trong Dự thảo Luật thương mại theo hướng đơn giản hoá các thủ tục đấu thầu theo hướng tăng cường quyền tự chủ của thương nhân. Tuy nhiên, điều này cần phải được cân nhắc thêm vì để “mở” quá rộng như vậy sẽ tạo quyền nhiều hơn cho Bên mời thầu, không đảm bảo được sự minh bạch, công khai trong đấu thầu và nhất là đảm bảo được quyền và lợi ích chính đáng của các Bên dự thầu.