Hoạt động kinh doanh giám định
Hoạt động kinh doanh giám định
Tổng hợp ý kiến của các doanh nghiệp và chuyên gia tại hội thảo lấy ý kiến Dự án Luật Thương mại (dự thảo 8) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh – tháng 12/2004
Các đại biểu đều nhất trí đánh giá hoạt động giám định diễn ra trên thị trường hiện nay còn nhiều vấn đề phức tạp, số lượng doanh nghiệp kinh doanh giám định ngày càng tăng trong khi chất lượng giám định giảm, nhiều nội dung cần quản lý như điều kiện kinh doanh giám định, tiêu chuẩn giám định viên, giá trị pháp lý của chứng thư giám định…Ngoài ra hoạt động giám định ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.
Đối với nội dung của Dự thảo Luật về hoạt động này (Mục 10 Chương IV của Dự thảo) nhiều đại biểu cho rằng những nội dung này cơ bản đáp ứng được yêu cầu về tính hiệu quả của hoạt động giám định trong thực tiễn thương mại quốc tế. Các quy định về nội dung giám định, điều kiện kinh doanh dịch vụ giám định, tiểu chuẩn giám định viên, chứng thư giám định, quyền và nghĩa vụ của các bên nhìn chung rất chặt chẽ và đảm bảo chất lượng dịch vụ giám định cung cấp cho khách hàng. Tuy nhiên, liên quan đến hoạt động này cần tính đến một số nội dung lớn sau:
Thứ nhất, Quy trình/phương pháp giám định chỉ là văn bản của một Tổ chức giám định quy định các bước tiến hành, thực hiện vụ giám định nhằm kiểm soát, đảm bảo chất lượng vụ giám định. Quy trình/phương pháp giám định không có tính pháp lý (không phải là tiêu chuẩn quốc tế/quốc gia, quy định của Nhà nước). Do vậy, nếu dựa vào quy trình/phương pháp giám định để giới hạn phạm vi kinh doanh, lĩnh vực hoạt động, và cho đó là một trong những điều kiện hoạt động của doanh nghiệp thì chưa thoả đáng và khó khăn trong việc áp dụng. Vì thực tế, có rất nhiều vụ giám định được thực hiện không dựa vào quy trình/phương pháp do Tổ chức giám định xây dựng mà dựa vào Tiêu chuẩn quốc tế, quy định pháp luật, tập quán quốc tế được chấp nhận hoặc một trình tự cụ thể mà khách hàng yêu cầu.
Thứ hai, Việc Dự thảo Luật giao giám đốc doanh nghiệp cấp chứng chỉ chuyên môn cho giám định viên có thể không đảm bảo tính khách quan.
Thứ ba, Dự thảo cần bổ sung các dịch vụ giám định phi hàng hoá như giám định các tàu biển, giám định thời gian xếp dỡ, giám định tình trạng tàu khi cho thuê, an toàn của các thiết bị lai dắt, giám định các tai nạn giao thông…
Thứ tư, về giá trị pháp lý của chứng thư giám định, trong trường hợp các chứng thư giám định có kết quả khác nhau thì giải quyết như thế nào? Dự thảo Luật quy định chủ hàng phải chứng minh tính không đúng đắn của chứng thư giám định, như thế thì rất khó cho chủ hàng.
Thứ năm, vấn đề Bồi thường thiệt hại được đưa ra tại Điều 204 của Dự thảo chưa thật sự thoả đáng cho các bên. Thực tế, hoạt động giám định là một hoạt động thương mại trung lập, với vai trò là minh chứng trung gian cho các bên của một hoạt động thương mại. Chính vì vậy, người yêu cầu giám định ở đây cũng có thể là một bên hoặc cả hai bên của hoạt động thương mại đó. Vậy, việc xác định thiệt hại xảy ra khi “việc giám định được cố ý thực hiện không trung thực, khách quan” sẽ chỉ dừng ở những thiệt hại của khách hàng trực tiếp yêu cầu giám định chứ không thể xác định các thiệt hại của các đối tượng sử dụng chứng thư giám định. Chính vì vậy, điều luật cần quy định rõ hơn những thiệt hại và đối tượng bị thiệt hại được đòi bồi thường khi có lỗi trên xảy ra.
Tổng hợp ý kiến của các doanh nghiệp và chuyên gia tại hội thảo lấy ý kiến Dự án Luật Thương mại (dự thảo 8) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh – tháng 12/2004
Các đại biểu đều nhất trí đánh giá hoạt động giám định diễn ra trên thị trường hiện nay còn nhiều vấn đề phức tạp, số lượng doanh nghiệp kinh doanh giám định ngày càng tăng trong khi chất lượng giám định giảm, nhiều nội dung cần quản lý như điều kiện kinh doanh giám định, tiêu chuẩn giám định viên, giá trị pháp lý của chứng thư giám định…Ngoài ra hoạt động giám định ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.
Đối với nội dung của Dự thảo Luật về hoạt động này (Mục 10 Chương IV của Dự thảo) nhiều đại biểu cho rằng những nội dung này cơ bản đáp ứng được yêu cầu về tính hiệu quả của hoạt động giám định trong thực tiễn thương mại quốc tế. Các quy định về nội dung giám định, điều kiện kinh doanh dịch vụ giám định, tiểu chuẩn giám định viên, chứng thư giám định, quyền và nghĩa vụ của các bên nhìn chung rất chặt chẽ và đảm bảo chất lượng dịch vụ giám định cung cấp cho khách hàng. Tuy nhiên, liên quan đến hoạt động này cần tính đến một số nội dung lớn sau:
Thứ nhất, Quy trình/phương pháp giám định chỉ là văn bản của một Tổ chức giám định quy định các bước tiến hành, thực hiện vụ giám định nhằm kiểm soát, đảm bảo chất lượng vụ giám định. Quy trình/phương pháp giám định không có tính pháp lý (không phải là tiêu chuẩn quốc tế/quốc gia, quy định của Nhà nước). Do vậy, nếu dựa vào quy trình/phương pháp giám định để giới hạn phạm vi kinh doanh, lĩnh vực hoạt động, và cho đó là một trong những điều kiện hoạt động của doanh nghiệp thì chưa thoả đáng và khó khăn trong việc áp dụng. Vì thực tế, có rất nhiều vụ giám định được thực hiện không dựa vào quy trình/phương pháp do Tổ chức giám định xây dựng mà dựa vào Tiêu chuẩn quốc tế, quy định pháp luật, tập quán quốc tế được chấp nhận hoặc một trình tự cụ thể mà khách hàng yêu cầu.
Thứ hai, Việc Dự thảo Luật giao giám đốc doanh nghiệp cấp chứng chỉ chuyên môn cho giám định viên có thể không đảm bảo tính khách quan.
Thứ ba, Dự thảo cần bổ sung các dịch vụ giám định phi hàng hoá như giám định các tàu biển, giám định thời gian xếp dỡ, giám định tình trạng tàu khi cho thuê, an toàn của các thiết bị lai dắt, giám định các tai nạn giao thông…
Thứ tư, về giá trị pháp lý của chứng thư giám định, trong trường hợp các chứng thư giám định có kết quả khác nhau thì giải quyết như thế nào? Dự thảo Luật quy định chủ hàng phải chứng minh tính không đúng đắn của chứng thư giám định, như thế thì rất khó cho chủ hàng.
Thứ năm, vấn đề Bồi thường thiệt hại được đưa ra tại Điều 204 của Dự thảo chưa thật sự thoả đáng cho các bên. Thực tế, hoạt động giám định là một hoạt động thương mại trung lập, với vai trò là minh chứng trung gian cho các bên của một hoạt động thương mại. Chính vì vậy, người yêu cầu giám định ở đây cũng có thể là một bên hoặc cả hai bên của hoạt động thương mại đó. Vậy, việc xác định thiệt hại xảy ra khi “việc giám định được cố ý thực hiện không trung thực, khách quan” sẽ chỉ dừng ở những thiệt hại của khách hàng trực tiếp yêu cầu giám định chứ không thể xác định các thiệt hại của các đối tượng sử dụng chứng thư giám định. Chính vì vậy, điều luật cần quy định rõ hơn những thiệt hại và đối tượng bị thiệt hại được đòi bồi thường khi có lỗi trên xảy ra.