Ý kiến của Ông Phạm Văn Chắt-Trường CĐKTĐN
Luật thương mại trở thành khung pháp lý cho doanh nghiệp trong họat động thương mại, khung pháp lý cho nhà nước quản lý họat động thương mại trong quá trình phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Thế nhưng dự thảo sử dụng nhiều ngôn từ khó hiểu, chưa việt hóa được luật này.
Xác định phạm vi, đối tượng điều chỉnh của luật thương mại.
Việc xác định này trong dự thảo là tương đối tốt, nhưng cần làm rõ các yếu tố trong quan hệ giữa một bên là thương nhân -Thương nhân mà trong quan hệ thương mại hiện nay vẫn xuất hiện và quan hệ giữa một bên thương nhân và một bên không là thương nhân .
Về đối tượng áp dụng thì hòan tòan nhất trí, nhưng trong luật dân sự có quy định về tài sản, cho nên trong luật thương mại có nên đưa sản nghiệp thương mại vào dự thảo không? Vì đây là vấn đề cực kì quan trọng. (Hiện nay luật thương mại chỉ điều chỉnh hành vi thương mại và thương nhân.) nếu sản nghiệp thương mại không quy định trong dự thảo thì có nên dẫn chiếu luật dân sự điều chỉnh không.?
Tại điều 3 trường hợp có sự khác nhau giữa luật thương mại và luật dân sự thì áp dụng luật thương mại, nếu không thống nhất thì áp dụng luật dân sự, điều đó sẽ gây mâu thuẫn giữa luật này và lụât khác. Cho nên cần làm rõ điều này.
Về thương nhân
Thương nhân là người tham gia họat động thương mại, nhưng cần làm rõ thuật ngữ “ họat động thường xuyên như một nghề nghiệp”.
Về nghĩa vụ đăng kí kinh doanh.
Doanh nghiệp vừa chịu sự điều chỉnh của luật doanh nghiệp vừa luật thương mại, cho nên doanh nghiệp đăng kí kinh doanh có được tự động là thương nhân hay không?
quy định tại khỏan 2, điều 7 là không cần thiết nếu xem những người chưa đăng kí kinh doanh là thương nhân thì nên có quy định theo cách khác.
Về họat động thương mại
Định nghĩa tương đối đầy đủ, nếu trong hiệp định thương mại việt Mỹ ngòai đầu tư- dịch vụ- họat động hàng hóa, ví dụ thuê thương hiệu, chuyển giao công nghệ có thuộc lĩnh vực này không?) nếu không có đề nghị bổ sung vào đây.
Về cơ quan quản lý nhà nước
Cơ quan quản lý nhà nước nếu không nhắc cũng được, nếu có nhắc thì chỉ cần ghi “Nhà nước thống nhất quản lý họat động thương mại” còn quản lý như thế nào thì quốc hội đã có luật tổ chức quy định rồi.
Về mục 2
Cần thêm vào nguyên tắc chịu trách nhiệm trực tiếp giữa các bên, các bên phải chịu trách nhiệm với nhau trước tiên rồi sau đó mới quy ra trách nhiêm của người khác.
tại điều 14 nên đưa vào trách nhiệm của người cung cấp, trách nhiêm sản phẩm.
Về điều 24
Vấn đề chấm dứt họat động thương nhân 100%vốn và các hình thức khác chưa được quy định, nhưng trong các luật khác cũng chưa quy định. Cho nên vấn đề này giải quyết như thế nào?
Về điều 25
Hiện nay, bộ kế họach chỉ cấp giấy phép nhóm A, Ủy ban nhân dân tỉnh cấp giấy phép còn lại, cho nên cần sữa lại điều này.
Điều 26
Quy định chấm dứt họat động của thương nhân nước ngòai nhưng còn thương nhân Việt Nam lại không có quy định.
Điều 34.
Quy định chưa rõ cần quy định trong trường hợp hàng hóa nước ngòai xâm nhập gây ra hoặc đe dọa gây ra tổn thất thì chính phủ quyết định biện pháp khẩn cấp còn biện pháp gì thì do chính phủ quyết định.
Điều 54
Ngưng thanh tóan tiền hàng được quy định nhưng lại bỏ điều khỏan được ngưng giao hàng trong các trường hợp không thực hiện nghĩa vụ thanh tóan, phá sản, hành vi lừa đảo mà luật thương mại 97 có quy định.
Về chuyển rủi ro
Vấn đề này được quy định tại điều 61.62.64.64 nên viết gọn lại là
Thời điểm chuyển rủi ro tại các thời điểm
-Khi giao hàng cho người mua tại địa điểm thỏa thuận
-Khi giao hàng cho người vận chuyển do người bán chỉ định
-Khi giao hàng cho người vận chuyển do người mua chỉ định
-Khi giao hàng cho người làm dịch vụ giao nhận
Điều 65
Trong trường hợp giao hàng có thời hạn khiếu nại thì thời điểm chuyển quyền sỡ hữu là thời điểm mà hết thời hạn khiếu nại mà không có khiếu nại.
Quy định từ điều 85 đến 274 rất kiệt kê suy ra không phù hợp, dẫn đến dễ bị lạc hậu, do đó cần quy định quyền và nghĩa vụ của người bán và người mua theo công ước Viên 1980 là tốt. Theo đó quy định tạo khung pháp lý cho hành vi thương mại hàng hóa , hành vi thương mại dịch vụ, hành vi thương mại sỡ hữu trí tuệ.
Chương 96 quy định là không cần thiết vì thực tế có rất nhiều hành vi vi phạm Luật thương mại cho nên chỉ cần quy định “vi phạm luật thương mại tùy theo mức độ xử phạt theo quy định của pháp luật”.
Điều 302
Nếu chiếu theo quy định tại điều này thì khi đã áp dụng chế tào đòi bồi thường thiệt hại thì lại mật quyền bồi thường thiệt hại là vô lý
Xác định phạm vi, đối tượng điều chỉnh của luật thương mại.
Việc xác định này trong dự thảo là tương đối tốt, nhưng cần làm rõ các yếu tố trong quan hệ giữa một bên là thương nhân -Thương nhân mà trong quan hệ thương mại hiện nay vẫn xuất hiện và quan hệ giữa một bên thương nhân và một bên không là thương nhân .
Về đối tượng áp dụng thì hòan tòan nhất trí, nhưng trong luật dân sự có quy định về tài sản, cho nên trong luật thương mại có nên đưa sản nghiệp thương mại vào dự thảo không? Vì đây là vấn đề cực kì quan trọng. (Hiện nay luật thương mại chỉ điều chỉnh hành vi thương mại và thương nhân.) nếu sản nghiệp thương mại không quy định trong dự thảo thì có nên dẫn chiếu luật dân sự điều chỉnh không.?
Tại điều 3 trường hợp có sự khác nhau giữa luật thương mại và luật dân sự thì áp dụng luật thương mại, nếu không thống nhất thì áp dụng luật dân sự, điều đó sẽ gây mâu thuẫn giữa luật này và lụât khác. Cho nên cần làm rõ điều này.
Về thương nhân
Thương nhân là người tham gia họat động thương mại, nhưng cần làm rõ thuật ngữ “ họat động thường xuyên như một nghề nghiệp”.
Về nghĩa vụ đăng kí kinh doanh.
Doanh nghiệp vừa chịu sự điều chỉnh của luật doanh nghiệp vừa luật thương mại, cho nên doanh nghiệp đăng kí kinh doanh có được tự động là thương nhân hay không?
quy định tại khỏan 2, điều 7 là không cần thiết nếu xem những người chưa đăng kí kinh doanh là thương nhân thì nên có quy định theo cách khác.
Về họat động thương mại
Định nghĩa tương đối đầy đủ, nếu trong hiệp định thương mại việt Mỹ ngòai đầu tư- dịch vụ- họat động hàng hóa, ví dụ thuê thương hiệu, chuyển giao công nghệ có thuộc lĩnh vực này không?) nếu không có đề nghị bổ sung vào đây.
Về cơ quan quản lý nhà nước
Cơ quan quản lý nhà nước nếu không nhắc cũng được, nếu có nhắc thì chỉ cần ghi “Nhà nước thống nhất quản lý họat động thương mại” còn quản lý như thế nào thì quốc hội đã có luật tổ chức quy định rồi.
Về mục 2
Cần thêm vào nguyên tắc chịu trách nhiệm trực tiếp giữa các bên, các bên phải chịu trách nhiệm với nhau trước tiên rồi sau đó mới quy ra trách nhiêm của người khác.
tại điều 14 nên đưa vào trách nhiệm của người cung cấp, trách nhiêm sản phẩm.
Về điều 24
Vấn đề chấm dứt họat động thương nhân 100%vốn và các hình thức khác chưa được quy định, nhưng trong các luật khác cũng chưa quy định. Cho nên vấn đề này giải quyết như thế nào?
Về điều 25
Hiện nay, bộ kế họach chỉ cấp giấy phép nhóm A, Ủy ban nhân dân tỉnh cấp giấy phép còn lại, cho nên cần sữa lại điều này.
Điều 26
Quy định chấm dứt họat động của thương nhân nước ngòai nhưng còn thương nhân Việt Nam lại không có quy định.
Điều 34.
Quy định chưa rõ cần quy định trong trường hợp hàng hóa nước ngòai xâm nhập gây ra hoặc đe dọa gây ra tổn thất thì chính phủ quyết định biện pháp khẩn cấp còn biện pháp gì thì do chính phủ quyết định.
Điều 54
Ngưng thanh tóan tiền hàng được quy định nhưng lại bỏ điều khỏan được ngưng giao hàng trong các trường hợp không thực hiện nghĩa vụ thanh tóan, phá sản, hành vi lừa đảo mà luật thương mại 97 có quy định.
Về chuyển rủi ro
Vấn đề này được quy định tại điều 61.62.64.64 nên viết gọn lại là
Thời điểm chuyển rủi ro tại các thời điểm
-Khi giao hàng cho người mua tại địa điểm thỏa thuận
-Khi giao hàng cho người vận chuyển do người bán chỉ định
-Khi giao hàng cho người vận chuyển do người mua chỉ định
-Khi giao hàng cho người làm dịch vụ giao nhận
Điều 65
Trong trường hợp giao hàng có thời hạn khiếu nại thì thời điểm chuyển quyền sỡ hữu là thời điểm mà hết thời hạn khiếu nại mà không có khiếu nại.
Quy định từ điều 85 đến 274 rất kiệt kê suy ra không phù hợp, dẫn đến dễ bị lạc hậu, do đó cần quy định quyền và nghĩa vụ của người bán và người mua theo công ước Viên 1980 là tốt. Theo đó quy định tạo khung pháp lý cho hành vi thương mại hàng hóa , hành vi thương mại dịch vụ, hành vi thương mại sỡ hữu trí tuệ.
Chương 96 quy định là không cần thiết vì thực tế có rất nhiều hành vi vi phạm Luật thương mại cho nên chỉ cần quy định “vi phạm luật thương mại tùy theo mức độ xử phạt theo quy định của pháp luật”.
Điều 302
Nếu chiếu theo quy định tại điều này thì khi đã áp dụng chế tào đòi bồi thường thiệt hại thì lại mật quyền bồi thường thiệt hại là vô lý