Một số ý kiến – LS.Nguyễn Hồng Chung, Cty SHTT Đại Việt
Một số ý kiến về dự thảo bộ luật dân sự
1. Về phạm vi điều chỉnh của BLDS.
1. 1 Về quyền sử dụng đất
Trước hết chúng tôi đồng ý với các quy định trong dự thảo những nội dung về quyền sử dụng đất gắn lìên với quyền dân sự của các chủ thể.
Hiến pháp và luật đất đai đều ghi nhận đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý và Nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Tuy nhiên trong các giao dịch liên quan đến chuyển quyền sử dụng đất lại là đối tượng của giao dịch dân sự. Vì vậy cần có quy định riêng trong một phần riêng để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến quyền dân sự. Quyền sử dụng đất được coi là quyền tài sản và là đối tượng chuyển giao trong giao lưu dân sự nên cần được quy định trong BLDS.
Các quyền dân sự của chủ thể liên quan đến quyền sử dụng đất gồm có các Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất như chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, thừa kế. . . . . . . . . .Tuy nhiên, cần phải phân biệt rõ quyền dân sự trong quan hệ hành chính và quan hệ dân dự sẽ tạo điều kiện cho vịêc áp dụng được thuận lợi. . Vì vậy, việc quy định quyền sử dụng đất với tính chất là quyền dân dự trong BLDS là rất cần thiết và phù hợp với đời sống xã hội.
1. 2 Về vấn đề sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.
Theo quan điểm của chúng tôi cần giữ nguyên các quy định chung của BLDS hiện hành về SHTT và chuyển giao công nghệ như tính chất là khung pháp lý định hướng những vấn đề cơ bản và mang tính nguyên tắc chung. Các vấn đề cụ thể về SHTT và chuyển giao công nghệ sẽ được nghiên cứu và quy định trong dự án luật chuyên ngành như dự án luật SHTT, luật chuyển giao công nghệ đang được triển khai. Viêc quy định chỉ những vấn đề có tính chất chung nhất như trong Dự thảo BLDS là hợp lý và phù hợp với thực tiễn nước ta hiện nay.
SHTT với tư cách là một quyền tài sản nhưng có quan hệ mật thiết với quyền nhân thân của chủ thể và thuộc quyền sở hữu của chủ thể do đó việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt quyền tài sản này là quyền dân sự. Tuy nhiên do đối tượng của nó rất phong phú và đặc thù cho nên cần có những quy định thích hợp. Vì vậy, trong BLDS chỉ cần quy định các vấn đề chung nhất, bao gồm: về đối tượng SHTT; quyền và nghĩa vụ của tác giả, chủ sở hữu các đối tượng SHTT và các chủ thể khác liên quan; căn cứ xác lập và chấm dứt quyền SHTT; Nguyên tắc xác định các hành vi vi phạm SHTT.
2. Vấn đề hộ tịch
Hộ tịch là tổng hợp các các sự kiện pháp lý được Nhà nước ghi nhận nhằm cụ thể hoá các cá nhân với tư cách là chủ thể của Luật dân sự trong giao dịch dân sự và trong xã hội. Các sự kịên pháp lý đó làm cơ sở cho việc làm phát sinh, chấm dứt năng lực pháp luật, năng lực hành vi của các cá nhân được Nhà nước bảo hộ. Do vậy chúng tôi thấy rằng việc quy định trong dự thảo BLDS lần này bỏ mục quy định về hộ tịch là chưa hợp lý. Mặc dù các vấn đề về trình tự thủ tục đăng ký hộ tịch đã dược quy định trong pháp luật chuyên ngành về hộ tịch, nhưng cần phải quy định ngắn gọn các vấn đề chung nhất về hộ tịch trong BLDS là cơ sở pháp lý để Toà án xem xét việc dân sự liên quan đến hộ tịch như cải chính hộ tịch. . . . Do đó trong BLDS chỉ cần quy định đây là một quyền dân sự và một số quy định chung nhất về hộ tịch. Vì vậy không nên bỏ qua mục này như trong dự thảo đã công bố.
3. Về một số quyền nhân thân
Quy đinh trong dự thảo BLDS về quyền nhân rhân của cá nhân với ý nguyện hiến bộ phận cơ thể hoặc hiến xác của mình vì mục đích nghiên cứu khoa hoặc chữa bệnh mang tính nhân đạo là phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn hiện nay. Đây là vấn đề mới mang tính nhạy cảm cao nên các quy định về quyền này cần ghi nhận trước hết là ý chí của chính chủ thẻ dó sau đó mới là ý chí của ngươi thân. Do vậy, các quy định cần chặt chẽ để tránh tình trạng thương mại hóa.
Điều 35 của dự thảo chỉ quy định "việc hiến xác hiến bộ phận cơ thể của người chết chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của cha, mẹ, vợ, chồng và con chưa thành niên của người đó" chúng tôi thấy rằng quy định này chỉ đúng trong trường hợp một người bị tai nạn hoặc chết đột tử. Đối với các trường hợp ốm đau hoặc do mong muốn của người đó khi còn sống muốn giúp ích cho xã hội, cho nghiên cứu khoa học hoặc người thân. Vì vậy pháp luật cần quy định rõ hai khả năng này nhất là trường hợp đã thể hiện ý nguyện trong di chúc. Do vậy cần bổ sung thêm quy định trong luật trước hết phải là " được thực hiện của người đó trước khi chết" và sau đó là quy định hoặc " chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của cha, mẹ, vợ, chồng và con chưa thành niên của người đó nếu người đó không thể hiện ý nguyện trước khi chết"
Quy định mới này đúng là không phù hợp với tập quán truyền thống nhưng quan niệm ngày nay đã có sự thay đổi, như đã có việc hoả táng. . . . .
4. Về vấn đề hụi, họ.
Trước đây Bộ luật dân sự không quy định vì có ý kiến cho rằng nếu quy định sẽ là hợp pháp hoá cho một loại giao dịch dân sự bị phản đối theo tập quán, không ít trường hợp mang tính chất lừa đảo, nhưng cũng cần thấy rằng: Hụi, họ tồn tại như một thực tế của đời sống xã hội dù luật có quy định hay không quy định. Chúng tôi thấy rằng không nên hiểu vấn đề này theo nghĩa hẹp là quy định trong luật là hợp pháp hoá tập quán đang bị phản đối, nhưng có một thực tế rằng tuy BLDS 1995 không quy định nhưng khi có tranh chấp xảy ra Toà án vẫn phải thụ lý giải quyết và khi đó phải vận dụng tập quán hoặc áp dụng tương tự luật để giải quyết. Do vậy cần xác định hụi, họ về thực chất tương tự như hợp đồng vay mượn, một hình thức huy động vốn thông qua chủ hụi, họ mang tính chất tương thân, tương ái không kinh doanh và trục lợi. Còn đối với việc chơi hụi, họ có tính lãi (thậm chí là lãi cao để trục lợi) Nhà nước không khuyến khích. Nhưng khi có tranh chấp xảy ra Toà án vẫn phải thụ lý giải quyết. Từ thực tế này, chúng tôi thấy rằng việc quy định vấn đề này trong dự thảo BLDS là cần thiết. Với quy định này sẽ tạo ra cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp và đặc biệt là không phải áp dụng tập quán hoặc tương tự luật.
Trên đây là những ý kiến cá nhân rất mong nhận dược sự tham khảo của ban soạn thảo.
Luật Sư: Nguyễn Hồng Chung
Giám đốc Công ty đại diện sở hữu trí tuệ Đại Việt
1. Về phạm vi điều chỉnh của BLDS.
1. 1 Về quyền sử dụng đất
Trước hết chúng tôi đồng ý với các quy định trong dự thảo những nội dung về quyền sử dụng đất gắn lìên với quyền dân sự của các chủ thể.
Hiến pháp và luật đất đai đều ghi nhận đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý và Nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Tuy nhiên trong các giao dịch liên quan đến chuyển quyền sử dụng đất lại là đối tượng của giao dịch dân sự. Vì vậy cần có quy định riêng trong một phần riêng để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến quyền dân sự. Quyền sử dụng đất được coi là quyền tài sản và là đối tượng chuyển giao trong giao lưu dân sự nên cần được quy định trong BLDS.
Các quyền dân sự của chủ thể liên quan đến quyền sử dụng đất gồm có các Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất như chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, thừa kế. . . . . . . . . .Tuy nhiên, cần phải phân biệt rõ quyền dân sự trong quan hệ hành chính và quan hệ dân dự sẽ tạo điều kiện cho vịêc áp dụng được thuận lợi. . Vì vậy, việc quy định quyền sử dụng đất với tính chất là quyền dân dự trong BLDS là rất cần thiết và phù hợp với đời sống xã hội.
1. 2 Về vấn đề sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.
Theo quan điểm của chúng tôi cần giữ nguyên các quy định chung của BLDS hiện hành về SHTT và chuyển giao công nghệ như tính chất là khung pháp lý định hướng những vấn đề cơ bản và mang tính nguyên tắc chung. Các vấn đề cụ thể về SHTT và chuyển giao công nghệ sẽ được nghiên cứu và quy định trong dự án luật chuyên ngành như dự án luật SHTT, luật chuyển giao công nghệ đang được triển khai. Viêc quy định chỉ những vấn đề có tính chất chung nhất như trong Dự thảo BLDS là hợp lý và phù hợp với thực tiễn nước ta hiện nay.
SHTT với tư cách là một quyền tài sản nhưng có quan hệ mật thiết với quyền nhân thân của chủ thể và thuộc quyền sở hữu của chủ thể do đó việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt quyền tài sản này là quyền dân sự. Tuy nhiên do đối tượng của nó rất phong phú và đặc thù cho nên cần có những quy định thích hợp. Vì vậy, trong BLDS chỉ cần quy định các vấn đề chung nhất, bao gồm: về đối tượng SHTT; quyền và nghĩa vụ của tác giả, chủ sở hữu các đối tượng SHTT và các chủ thể khác liên quan; căn cứ xác lập và chấm dứt quyền SHTT; Nguyên tắc xác định các hành vi vi phạm SHTT.
2. Vấn đề hộ tịch
Hộ tịch là tổng hợp các các sự kiện pháp lý được Nhà nước ghi nhận nhằm cụ thể hoá các cá nhân với tư cách là chủ thể của Luật dân sự trong giao dịch dân sự và trong xã hội. Các sự kịên pháp lý đó làm cơ sở cho việc làm phát sinh, chấm dứt năng lực pháp luật, năng lực hành vi của các cá nhân được Nhà nước bảo hộ. Do vậy chúng tôi thấy rằng việc quy định trong dự thảo BLDS lần này bỏ mục quy định về hộ tịch là chưa hợp lý. Mặc dù các vấn đề về trình tự thủ tục đăng ký hộ tịch đã dược quy định trong pháp luật chuyên ngành về hộ tịch, nhưng cần phải quy định ngắn gọn các vấn đề chung nhất về hộ tịch trong BLDS là cơ sở pháp lý để Toà án xem xét việc dân sự liên quan đến hộ tịch như cải chính hộ tịch. . . . Do đó trong BLDS chỉ cần quy định đây là một quyền dân sự và một số quy định chung nhất về hộ tịch. Vì vậy không nên bỏ qua mục này như trong dự thảo đã công bố.
3. Về một số quyền nhân thân
Quy đinh trong dự thảo BLDS về quyền nhân rhân của cá nhân với ý nguyện hiến bộ phận cơ thể hoặc hiến xác của mình vì mục đích nghiên cứu khoa hoặc chữa bệnh mang tính nhân đạo là phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn hiện nay. Đây là vấn đề mới mang tính nhạy cảm cao nên các quy định về quyền này cần ghi nhận trước hết là ý chí của chính chủ thẻ dó sau đó mới là ý chí của ngươi thân. Do vậy, các quy định cần chặt chẽ để tránh tình trạng thương mại hóa.
Điều 35 của dự thảo chỉ quy định "việc hiến xác hiến bộ phận cơ thể của người chết chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của cha, mẹ, vợ, chồng và con chưa thành niên của người đó" chúng tôi thấy rằng quy định này chỉ đúng trong trường hợp một người bị tai nạn hoặc chết đột tử. Đối với các trường hợp ốm đau hoặc do mong muốn của người đó khi còn sống muốn giúp ích cho xã hội, cho nghiên cứu khoa học hoặc người thân. Vì vậy pháp luật cần quy định rõ hai khả năng này nhất là trường hợp đã thể hiện ý nguyện trong di chúc. Do vậy cần bổ sung thêm quy định trong luật trước hết phải là " được thực hiện của người đó trước khi chết" và sau đó là quy định hoặc " chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của cha, mẹ, vợ, chồng và con chưa thành niên của người đó nếu người đó không thể hiện ý nguyện trước khi chết"
Quy định mới này đúng là không phù hợp với tập quán truyền thống nhưng quan niệm ngày nay đã có sự thay đổi, như đã có việc hoả táng. . . . .
4. Về vấn đề hụi, họ.
Trước đây Bộ luật dân sự không quy định vì có ý kiến cho rằng nếu quy định sẽ là hợp pháp hoá cho một loại giao dịch dân sự bị phản đối theo tập quán, không ít trường hợp mang tính chất lừa đảo, nhưng cũng cần thấy rằng: Hụi, họ tồn tại như một thực tế của đời sống xã hội dù luật có quy định hay không quy định. Chúng tôi thấy rằng không nên hiểu vấn đề này theo nghĩa hẹp là quy định trong luật là hợp pháp hoá tập quán đang bị phản đối, nhưng có một thực tế rằng tuy BLDS 1995 không quy định nhưng khi có tranh chấp xảy ra Toà án vẫn phải thụ lý giải quyết và khi đó phải vận dụng tập quán hoặc áp dụng tương tự luật để giải quyết. Do vậy cần xác định hụi, họ về thực chất tương tự như hợp đồng vay mượn, một hình thức huy động vốn thông qua chủ hụi, họ mang tính chất tương thân, tương ái không kinh doanh và trục lợi. Còn đối với việc chơi hụi, họ có tính lãi (thậm chí là lãi cao để trục lợi) Nhà nước không khuyến khích. Nhưng khi có tranh chấp xảy ra Toà án vẫn phải thụ lý giải quyết. Từ thực tế này, chúng tôi thấy rằng việc quy định vấn đề này trong dự thảo BLDS là cần thiết. Với quy định này sẽ tạo ra cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp và đặc biệt là không phải áp dụng tập quán hoặc tương tự luật.
Trên đây là những ý kiến cá nhân rất mong nhận dược sự tham khảo của ban soạn thảo.
Luật Sư: Nguyễn Hồng Chung
Giám đốc Công ty đại diện sở hữu trí tuệ Đại Việt