Chế định hợp đồng trong BLDS và Luật TM-Lê Hoàng Oanh
Chế định hợp đồng trong Bộ luật dân sự (Dự thảo sửa đổi) và Luật Thương mại (Dự thảo sửa đổi)
1. Sự thống nhất giữa chế định hợp đồng trong Dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) và Dự thảo Luật Thương mại (sửa đổi)
BLDS được xây dựng là “đạo luật gốc” điều chỉnh các vấn đề liên quan đến “luật tư”, theo đó các luật chuyên ngành đưa các quy định đặc thù của mình phù hợp với các nguyên tắc chung của BLDS.
Nhìn chung, chế định hợp đồng trong Dự thảo BLDS (sửa đổi) đã thể hiện được vai trò là tư tưởng chỉ đạo cho các quy định về hợp đồng trong dự thảo LTM (sửa đổi). Tuy nhiên, có thể đơn cử một số điểm chưa hoàn toàn thống nhất giữa các quy định trong Dự thảo BLDS (sửa đổi) và Dự thảo LTM (sửa đổi) về chế định hợp đồng như sau:
Thứ nhất, về hình thức của hợp đồng mua bán tài sản/hàng hoá
Các quy định về hình thức của hợp đồng trong Dự thảo BLDS (sửa đổi) không thống nhất với nhau và không thống nhất với các quy định trong Dự thảo LTM (sửa đổi).
Dự thảo BLDS (sửa đổi) đã đưa ra 2 nhóm quy định liên quan đến hình thức giao dịch dân sự.
Nhóm quy định thứ nhất coi thư điện tử và các hình thức thông tin điện tử (thuật ngữ chung gọi là thông điệp dữ liệu) là văn bản. Nhóm quy định này thể hiện tại Khoản 1 Điều 115 Dự thảo BLDS (sửa đổi):
Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Các giao dịch dân sự thông qua các hình thức điện báo, telex, fax, thư điện tử và các hình thức thông tin điện tử khác cũng được coi là giao dịch bằng văn bản.
Nhóm quy định thứ hai coi thông điệp dữ liệu là một hình thức độc lập với văn bản. Nhóm quy định này được thể hiện tại Điểm c Khoản 2 Điều 373 và Khoản 1 Điều 384 Dự thảo BLDS (sửa đổi):
Theo Điểm c Khoản 2 Điều 373 Dự thảo BLDS (sửa đổi), hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng phát sinh khi đề nghị ở dạng thông điệp dữ liệu “được đưa vào hệ thống thông tin của bên được đề nghị”.
Khoản 1 Điều 384 Dự thảo BLDS (sửa đổi) quy định:
Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể hoặc thông điệp dữ liệu, khi pháp luật không quy định đối với loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.
Tương tự như vậy, Dự thảo LTM (sửa đổi) đưa ra quy định về hình thức của hợp đồng không thống nhất với nhau và không thống nhất với Dự thảo BLDS (sửa đổi).
Khoản 1 Điều 27 Dự thảo LTM (sửa đổi) không coi thông điệp dữ liệu là hình thức của hợp đồng:
Hợp đồng mua bán hàng hoá được thực hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Tuy nhiên, Điều 15 Dự thảo LTM (sửa đổi) lại thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu tương đương như văn bản.
Như vậy, cần có sự thống nhất giữa các quy định về hình thức của hợp đồng trong các quy định của Dự thảo BLDS (sửa đổi) và Dự thảo LTM (sửa đổi), theo hướng “thông điệp dữ liệu” phải được coi là một hình thức giao dịch độc lập (ngoài các hình thức giao dịch bằng lời nói, bằng văn bản và bằng hành vi cụ thể). Một thông điệp dữ liệu được mã hoá và truyền gửi trên Internet sẽ bị chia nhỏ thành từng gói dữ liệu và không mang tính chất của một văn bản (các dữ liệu thông tin được sắp xếp không theo một hệ thống nhất định và không cho phép đọc hiểu được nội dung). Việc thừa nhận hình thức giao dịch này độc lập với các hình thức giao dịch khác là phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế đồng thời phù hợp với Dự thảo Luật Giao dịch điện tử đang được soạn thảo.
Liên quan đến quy định coi thông điệp dữ liệu là một hình thức giao dịch độc lập với các hình thức giao dịch khác, Dự thảo BLDS (sửa đổi) cần bổ sung các quy định có liên quan như: giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu; địa điểm giao kết của hợp đồng dân sự (Điều 386)…
Có thể nói quy định về hình thức của hợp đồng trong BLDS (sửa đổi) rất có ý nghĩa trong thực tiễn, đặc biệt là việc áp dụng các quy định đối với hợp đồng vô hiệu khi không tuân thủ các quy định về hình thức của hợp đồng.
Thứ hai, thời điểm chuyển quyền sở hữu tài sản/hàng hoá
Thời điểm chuyển quyền sở hữu tài sản/hàng hoá được quy định không thống nhất trong Dự thảo BLDS (sửa đổi) và Dự thảo LTM (sửa đổi)
Khoản 1 Điều 420 Dự thảo BLDS (sửa đổi) quy định:
“Quyền sở hữu đối với tài sản mua bán được chuyển cho bên mua, kể từ thời điểm tài sản được chuyển giao, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.
Điều 65 Dự thảo LTM (sửa đổi) quy định, về cơ bản có hai thời điểm chuyển quyền sở hữu, hoặc là “kể từ thời điểm bên mua nhận được hàng hoá” hoặc là “kể từ thời điểm bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hoá hợp pháp”.
Về mặt lý luận cũng như thực tiễn, việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản được thực hiện không chỉ thông qua việc giao tài sản/ hàng hoá mà còn được thực hiện thông qua việc chuyển giao chứng từ sở hữu tài sản/ hàng hoá hợp pháp, do vậy, thời điểm chuyển quyền sở hữu tài sản/ hàng hoá từ bên bán sang bên mua thông qua việc chuyển giao chứng từ sở hữu hợp pháp không phải là trường hợp đặc thù, cụ thể đối với các giao dịch thương mại, mà còn xảy ra khá phổ biến đối với các giao dịch mua bán tài sản trong dân sự. Ví dụ như việc mua bán nhà là một minh chứng điển hình, các bên có thể mua bán nhà trên sơ đồ địa chính và chuyển giao quyền sở hữu thông qua các giấy tờ sở hữu hợp pháp của bên bán.
Do vậy, đề nghị chỉnh sửa, bổ sung quy định về thời điểm chuyển quyền sở hữu tài sản trong BLDS, kể từ thời điểm tài sản được chuyển giao hoặc kể từ thời điểm bên mua nhận được chứng từ sở hữu tài sản hợp pháp (như quy định trong Dự thảo LTM (sửa đổi))
2. Quán triệt mối quan hệ hữu cơ giữa nguyên tắc chủ đạo của BLDS (sửa đổi) so với những quy định đặc thù của Luật chuyên ngành (LTM sửa đổi)
Nhìn chung, chế định hợp đồng trong Dự thảo BLDS (sửa đổi) được xây dựng mang tính nguyên tắc cho các giao dịch thương mại trong LTM (sửa đổi). Tuy nhiên, nếu chỉ áp dụng những quy định của Dự thảo BLDS (sửa đổi) về chế định hợp đồng thì một thực tế có thể xảy ra là, trong nhiều trường hợp các chủ thể kinh doanh trên thị trường không đủ cơ sở pháp lý để tiến hành các giao dịch của mình, đồng thời sẽ phát sinh những vấn đề trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại.
Cũng cần nhận thức rằng, chế định hợp đồng phải được coi là một trong những chế định“xương sống” của LTM. Do vậy, việc tăng hàm lượng quy định về chế định hợp đồng là rất cần thiết, thể hiện tính đặc thù của các giao dịch thương mại so với các giao dịch dân sự
Xin đơn cử 2 ví dụ sau đây sẽ giúp cho chúng ta thấy rằng, không phải mọi trường hợp có thể áp dụng những nguyên tắc chung về chế định hợp đồng trong Dự thảo BLDS (sửa đổi) để giải quyết mọi mối quan hệ trong các giao dịch thương mại; đồng thời bên cạnh các quy định của BLDS, LTM cần phải thể hiện vai trò là đạo luật chuyên ngành trong các quy định về thương mại.
Thứ nhất, về nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hoá
Dự thảo LTM (sửa đổi) không đưa ra quy định về nội dung chủ yếu của hợp đồng, với ngụ ý rằng, các nội dung chủ yếu này sẽ do các bên thoả thuận, nhằm tránh trường hợp áp dụng tuỳ tiện hợp đồng vô hiệu do không thoả mãn các quy định về nội dung chủ yếu của hợp đồng như LTM 1997.
Một thực tế có thể nảy sinh trong giao dịch mua bán hàng hoá khi bên mua và bên bán tiến hành việc xác lập giao dịch mua bán hàng hoá (chào hàng, chấp nhận chào hàng). Trong trường hợp này đương nhiên phải là vận dụng các quy định về đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng trong BLDS (sửa đổi) vì LTM (sửa đổi) không có quy định. Theo Khoản 2 Điều 372 Dự thảo BLDS (sửa đổi), “đề nghị giao kết hợp đồng được coi là thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng, nếu bên đề nghị nêu rõ một số nội dung chủ yếu của hợp đồng và thời hạn trả lời”, trong khi đó nội dung chủ yếu của hợp đồng được căn cứ theo Khoản 2 Điều 385 BLDS, bao gồm:
- Đối tượng của hợp đồng;
- Số lượng, chất lượng;
- Giá, phương thức thanh toán;
- Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
- Quyền, nghĩa vụ của các bên;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
Như vậy, trong trường hợp này các bên giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá (trong LTM sửa đổi) phải áp dụng các quy định về nội dung chủ yếu của hợp đồng trong BLDS (sửa đổi) và việc áp dụng này không phù hợp với thực tế của các giao dịch mua bán hàng hoá cũng như pháp luật và tập quán thương mại quốc tế. Do vậy, việc bổ sung quy định về nội dung chủ yếu của hợp đồng trong Dự thảo LTM (sửa đổi) là rất cần thiết, theo đó cần sửa đổi quy định về nội dung chủ yếu của hợp đồng trong LTM 1997, tập trung vào ba điều khoản: đối tượng, số lượng và giá cả trong giao kết hợp đồng. Đây được xem là những điều khoản quan trọng nhất, là cốt lõi của hợp đồng mua bán hàng hoá theo pháp luật và tập quán thương mại quốc tế. Chẳng hạn như pháp luật thương mại của Pháp, Bỉ, đối tượng và giá cả là những điều khoản chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hoá; pháp luật thương mại của Anh, Mỹ lại không coi điều khoản giá cả là điều khoản chủ yếu, việc định giá có thể được dựa trên nguyên tắc “giá thích hợp” (Điều 8 Luật Bán hàng của Anh 1979; Điều 2-305 BLTM của Mỹ). Đối với pháp luật một số nước khác và Công ước Viên 1980, bên cạnh các điều khoản về đối tượng và giá cả, điều khoản về số lượng hàng hoá cũng được coi là điều khoản chủ yếu, điều khoản bắt buộc của hợp đồng mua bán hàng hoá, ngoài ra các bên có thể thoả thuận và ghi vào hợp đồng các điều khoản khác.
Việc quy định nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hoá mang tính thực tiễn trong các giao dịch thương mại có ý nghĩa quan trọng, nó không chỉ tạo điều kiện thuận lợi trong việc áp dụng các giao dịch mua bán hàng hoá mà còn hạn chế các tranh chấp có thể nảy sinh cũng như tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan giải quyết tranh chấp áp dụng pháp luật.
Thứ hai, việc xác lập giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá
Đây cũng là một nội dung rất quan trọng trong các giao dịch mua bán hàng hoá, song không được quy định trong Dự thảo LTM (sửa đổi) mà được áp dụng chung trong BLDS (sửa đổi). Việc giao kết hợp đồng dân sự được quy định chủ yếu từ Điều 372 đến Điều 380 Dự thảo BLDS (sửa đổi). Có thể nói những quy định này không phải trong mọi trường hợp đều có thể thoả mãn việc xác lập giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá trong LTM (sửa đổi). Bởi lẽ Dự thảo BLDS (sửa đổi) chỉ đưa ra các quy định đề nghị giao kết hợp đồng, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng… một cách thuần tuý trong các giao dịch dân sự. Việc xác lập giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá trong thương mại được thể hiện dưới rất nhiều hình thức khác nhau, không chỉ là chào bán hàng và chào mua hàng (như LTM 1997) mà còn được thể hiện ở các hình thức như chào hàng cố định, chào hàng tự do… với nội dung và giá trị pháp lý khác nhau.
Ví dụ như, trong chào hàng tự do, các điều khoản chủ yếu của hợp đồng không bắt buộc bên chào hàng phải quy định đầy đủ, cụ thể và không ràng buộc trách nhiệm pháp lý của người chào hàng. Đối với chào hàng cố định, đơn chào hàng phải có đủ các điều kiện chủ yếu của hợp đồng và có tính ràng buộc trách nhiệm pháp lý của người chào hàng trong một khoảng thời gian nhất định theo đơn chào hàng hoặc theo quy định của pháp luật từng nước (Điều 14, Điều 16 Công ước Viên 1980)… Hơn nữa, bản thân quy định về chấp nhận đơn chào hàng (chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng trong Dự thảo BLDS) được quy định rất linh hoạt trong hoạt động thương mại.
Ngoài các nội dung nêu trên, nhiều quy định về hợp đồng mua bán hàng hoá nói riêng, hợp đồng thương mại nói chung cần phải bổ sung trong Dự thảo LTM (sửa đổi) để đảm bảo tính khả thi và đi vào cuộc sống. Việc bổ sung các quy định quá chi tiết về hợp đồng thương mại trong BLDS (sửa đổi) là không cần thiết và không phù hợp với nguyên tắc là đạo luật chung cho các luật chuyên ngành.
TS.Lê Hoàng Oanh
Vụ Pháp chế
Bộ Thương mại
1. Sự thống nhất giữa chế định hợp đồng trong Dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) và Dự thảo Luật Thương mại (sửa đổi)
BLDS được xây dựng là “đạo luật gốc” điều chỉnh các vấn đề liên quan đến “luật tư”, theo đó các luật chuyên ngành đưa các quy định đặc thù của mình phù hợp với các nguyên tắc chung của BLDS.
Nhìn chung, chế định hợp đồng trong Dự thảo BLDS (sửa đổi) đã thể hiện được vai trò là tư tưởng chỉ đạo cho các quy định về hợp đồng trong dự thảo LTM (sửa đổi). Tuy nhiên, có thể đơn cử một số điểm chưa hoàn toàn thống nhất giữa các quy định trong Dự thảo BLDS (sửa đổi) và Dự thảo LTM (sửa đổi) về chế định hợp đồng như sau:
Thứ nhất, về hình thức của hợp đồng mua bán tài sản/hàng hoá
Các quy định về hình thức của hợp đồng trong Dự thảo BLDS (sửa đổi) không thống nhất với nhau và không thống nhất với các quy định trong Dự thảo LTM (sửa đổi).
Dự thảo BLDS (sửa đổi) đã đưa ra 2 nhóm quy định liên quan đến hình thức giao dịch dân sự.
Nhóm quy định thứ nhất coi thư điện tử và các hình thức thông tin điện tử (thuật ngữ chung gọi là thông điệp dữ liệu) là văn bản. Nhóm quy định này thể hiện tại Khoản 1 Điều 115 Dự thảo BLDS (sửa đổi):
Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Các giao dịch dân sự thông qua các hình thức điện báo, telex, fax, thư điện tử và các hình thức thông tin điện tử khác cũng được coi là giao dịch bằng văn bản.
Nhóm quy định thứ hai coi thông điệp dữ liệu là một hình thức độc lập với văn bản. Nhóm quy định này được thể hiện tại Điểm c Khoản 2 Điều 373 và Khoản 1 Điều 384 Dự thảo BLDS (sửa đổi):
Theo Điểm c Khoản 2 Điều 373 Dự thảo BLDS (sửa đổi), hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng phát sinh khi đề nghị ở dạng thông điệp dữ liệu “được đưa vào hệ thống thông tin của bên được đề nghị”.
Khoản 1 Điều 384 Dự thảo BLDS (sửa đổi) quy định:
Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể hoặc thông điệp dữ liệu, khi pháp luật không quy định đối với loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.
Tương tự như vậy, Dự thảo LTM (sửa đổi) đưa ra quy định về hình thức của hợp đồng không thống nhất với nhau và không thống nhất với Dự thảo BLDS (sửa đổi).
Khoản 1 Điều 27 Dự thảo LTM (sửa đổi) không coi thông điệp dữ liệu là hình thức của hợp đồng:
Hợp đồng mua bán hàng hoá được thực hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Tuy nhiên, Điều 15 Dự thảo LTM (sửa đổi) lại thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu tương đương như văn bản.
Như vậy, cần có sự thống nhất giữa các quy định về hình thức của hợp đồng trong các quy định của Dự thảo BLDS (sửa đổi) và Dự thảo LTM (sửa đổi), theo hướng “thông điệp dữ liệu” phải được coi là một hình thức giao dịch độc lập (ngoài các hình thức giao dịch bằng lời nói, bằng văn bản và bằng hành vi cụ thể). Một thông điệp dữ liệu được mã hoá và truyền gửi trên Internet sẽ bị chia nhỏ thành từng gói dữ liệu và không mang tính chất của một văn bản (các dữ liệu thông tin được sắp xếp không theo một hệ thống nhất định và không cho phép đọc hiểu được nội dung). Việc thừa nhận hình thức giao dịch này độc lập với các hình thức giao dịch khác là phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế đồng thời phù hợp với Dự thảo Luật Giao dịch điện tử đang được soạn thảo.
Liên quan đến quy định coi thông điệp dữ liệu là một hình thức giao dịch độc lập với các hình thức giao dịch khác, Dự thảo BLDS (sửa đổi) cần bổ sung các quy định có liên quan như: giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu; địa điểm giao kết của hợp đồng dân sự (Điều 386)…
Có thể nói quy định về hình thức của hợp đồng trong BLDS (sửa đổi) rất có ý nghĩa trong thực tiễn, đặc biệt là việc áp dụng các quy định đối với hợp đồng vô hiệu khi không tuân thủ các quy định về hình thức của hợp đồng.
Thứ hai, thời điểm chuyển quyền sở hữu tài sản/hàng hoá
Thời điểm chuyển quyền sở hữu tài sản/hàng hoá được quy định không thống nhất trong Dự thảo BLDS (sửa đổi) và Dự thảo LTM (sửa đổi)
Khoản 1 Điều 420 Dự thảo BLDS (sửa đổi) quy định:
“Quyền sở hữu đối với tài sản mua bán được chuyển cho bên mua, kể từ thời điểm tài sản được chuyển giao, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.
Điều 65 Dự thảo LTM (sửa đổi) quy định, về cơ bản có hai thời điểm chuyển quyền sở hữu, hoặc là “kể từ thời điểm bên mua nhận được hàng hoá” hoặc là “kể từ thời điểm bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hoá hợp pháp”.
Về mặt lý luận cũng như thực tiễn, việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản được thực hiện không chỉ thông qua việc giao tài sản/ hàng hoá mà còn được thực hiện thông qua việc chuyển giao chứng từ sở hữu tài sản/ hàng hoá hợp pháp, do vậy, thời điểm chuyển quyền sở hữu tài sản/ hàng hoá từ bên bán sang bên mua thông qua việc chuyển giao chứng từ sở hữu hợp pháp không phải là trường hợp đặc thù, cụ thể đối với các giao dịch thương mại, mà còn xảy ra khá phổ biến đối với các giao dịch mua bán tài sản trong dân sự. Ví dụ như việc mua bán nhà là một minh chứng điển hình, các bên có thể mua bán nhà trên sơ đồ địa chính và chuyển giao quyền sở hữu thông qua các giấy tờ sở hữu hợp pháp của bên bán.
Do vậy, đề nghị chỉnh sửa, bổ sung quy định về thời điểm chuyển quyền sở hữu tài sản trong BLDS, kể từ thời điểm tài sản được chuyển giao hoặc kể từ thời điểm bên mua nhận được chứng từ sở hữu tài sản hợp pháp (như quy định trong Dự thảo LTM (sửa đổi))
2. Quán triệt mối quan hệ hữu cơ giữa nguyên tắc chủ đạo của BLDS (sửa đổi) so với những quy định đặc thù của Luật chuyên ngành (LTM sửa đổi)
Nhìn chung, chế định hợp đồng trong Dự thảo BLDS (sửa đổi) được xây dựng mang tính nguyên tắc cho các giao dịch thương mại trong LTM (sửa đổi). Tuy nhiên, nếu chỉ áp dụng những quy định của Dự thảo BLDS (sửa đổi) về chế định hợp đồng thì một thực tế có thể xảy ra là, trong nhiều trường hợp các chủ thể kinh doanh trên thị trường không đủ cơ sở pháp lý để tiến hành các giao dịch của mình, đồng thời sẽ phát sinh những vấn đề trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại.
Cũng cần nhận thức rằng, chế định hợp đồng phải được coi là một trong những chế định“xương sống” của LTM. Do vậy, việc tăng hàm lượng quy định về chế định hợp đồng là rất cần thiết, thể hiện tính đặc thù của các giao dịch thương mại so với các giao dịch dân sự
Xin đơn cử 2 ví dụ sau đây sẽ giúp cho chúng ta thấy rằng, không phải mọi trường hợp có thể áp dụng những nguyên tắc chung về chế định hợp đồng trong Dự thảo BLDS (sửa đổi) để giải quyết mọi mối quan hệ trong các giao dịch thương mại; đồng thời bên cạnh các quy định của BLDS, LTM cần phải thể hiện vai trò là đạo luật chuyên ngành trong các quy định về thương mại.
Thứ nhất, về nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hoá
Dự thảo LTM (sửa đổi) không đưa ra quy định về nội dung chủ yếu của hợp đồng, với ngụ ý rằng, các nội dung chủ yếu này sẽ do các bên thoả thuận, nhằm tránh trường hợp áp dụng tuỳ tiện hợp đồng vô hiệu do không thoả mãn các quy định về nội dung chủ yếu của hợp đồng như LTM 1997.
Một thực tế có thể nảy sinh trong giao dịch mua bán hàng hoá khi bên mua và bên bán tiến hành việc xác lập giao dịch mua bán hàng hoá (chào hàng, chấp nhận chào hàng). Trong trường hợp này đương nhiên phải là vận dụng các quy định về đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng trong BLDS (sửa đổi) vì LTM (sửa đổi) không có quy định. Theo Khoản 2 Điều 372 Dự thảo BLDS (sửa đổi), “đề nghị giao kết hợp đồng được coi là thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng, nếu bên đề nghị nêu rõ một số nội dung chủ yếu của hợp đồng và thời hạn trả lời”, trong khi đó nội dung chủ yếu của hợp đồng được căn cứ theo Khoản 2 Điều 385 BLDS, bao gồm:
- Đối tượng của hợp đồng;
- Số lượng, chất lượng;
- Giá, phương thức thanh toán;
- Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
- Quyền, nghĩa vụ của các bên;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
Như vậy, trong trường hợp này các bên giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá (trong LTM sửa đổi) phải áp dụng các quy định về nội dung chủ yếu của hợp đồng trong BLDS (sửa đổi) và việc áp dụng này không phù hợp với thực tế của các giao dịch mua bán hàng hoá cũng như pháp luật và tập quán thương mại quốc tế. Do vậy, việc bổ sung quy định về nội dung chủ yếu của hợp đồng trong Dự thảo LTM (sửa đổi) là rất cần thiết, theo đó cần sửa đổi quy định về nội dung chủ yếu của hợp đồng trong LTM 1997, tập trung vào ba điều khoản: đối tượng, số lượng và giá cả trong giao kết hợp đồng. Đây được xem là những điều khoản quan trọng nhất, là cốt lõi của hợp đồng mua bán hàng hoá theo pháp luật và tập quán thương mại quốc tế. Chẳng hạn như pháp luật thương mại của Pháp, Bỉ, đối tượng và giá cả là những điều khoản chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hoá; pháp luật thương mại của Anh, Mỹ lại không coi điều khoản giá cả là điều khoản chủ yếu, việc định giá có thể được dựa trên nguyên tắc “giá thích hợp” (Điều 8 Luật Bán hàng của Anh 1979; Điều 2-305 BLTM của Mỹ). Đối với pháp luật một số nước khác và Công ước Viên 1980, bên cạnh các điều khoản về đối tượng và giá cả, điều khoản về số lượng hàng hoá cũng được coi là điều khoản chủ yếu, điều khoản bắt buộc của hợp đồng mua bán hàng hoá, ngoài ra các bên có thể thoả thuận và ghi vào hợp đồng các điều khoản khác.
Việc quy định nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hoá mang tính thực tiễn trong các giao dịch thương mại có ý nghĩa quan trọng, nó không chỉ tạo điều kiện thuận lợi trong việc áp dụng các giao dịch mua bán hàng hoá mà còn hạn chế các tranh chấp có thể nảy sinh cũng như tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan giải quyết tranh chấp áp dụng pháp luật.
Thứ hai, việc xác lập giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá
Đây cũng là một nội dung rất quan trọng trong các giao dịch mua bán hàng hoá, song không được quy định trong Dự thảo LTM (sửa đổi) mà được áp dụng chung trong BLDS (sửa đổi). Việc giao kết hợp đồng dân sự được quy định chủ yếu từ Điều 372 đến Điều 380 Dự thảo BLDS (sửa đổi). Có thể nói những quy định này không phải trong mọi trường hợp đều có thể thoả mãn việc xác lập giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá trong LTM (sửa đổi). Bởi lẽ Dự thảo BLDS (sửa đổi) chỉ đưa ra các quy định đề nghị giao kết hợp đồng, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng… một cách thuần tuý trong các giao dịch dân sự. Việc xác lập giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá trong thương mại được thể hiện dưới rất nhiều hình thức khác nhau, không chỉ là chào bán hàng và chào mua hàng (như LTM 1997) mà còn được thể hiện ở các hình thức như chào hàng cố định, chào hàng tự do… với nội dung và giá trị pháp lý khác nhau.
Ví dụ như, trong chào hàng tự do, các điều khoản chủ yếu của hợp đồng không bắt buộc bên chào hàng phải quy định đầy đủ, cụ thể và không ràng buộc trách nhiệm pháp lý của người chào hàng. Đối với chào hàng cố định, đơn chào hàng phải có đủ các điều kiện chủ yếu của hợp đồng và có tính ràng buộc trách nhiệm pháp lý của người chào hàng trong một khoảng thời gian nhất định theo đơn chào hàng hoặc theo quy định của pháp luật từng nước (Điều 14, Điều 16 Công ước Viên 1980)… Hơn nữa, bản thân quy định về chấp nhận đơn chào hàng (chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng trong Dự thảo BLDS) được quy định rất linh hoạt trong hoạt động thương mại.
Ngoài các nội dung nêu trên, nhiều quy định về hợp đồng mua bán hàng hoá nói riêng, hợp đồng thương mại nói chung cần phải bổ sung trong Dự thảo LTM (sửa đổi) để đảm bảo tính khả thi và đi vào cuộc sống. Việc bổ sung các quy định quá chi tiết về hợp đồng thương mại trong BLDS (sửa đổi) là không cần thiết và không phù hợp với nguyên tắc là đạo luật chung cho các luật chuyên ngành.
TS.Lê Hoàng Oanh
Vụ Pháp chế
Bộ Thương mại