Đơn đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích theo PCT
Đơn đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích theo Hiệp ước Hợp tác Patent (PCT) (chương IV, mục 3 dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ)
Dương Tử Giang
Tiến sỹ Luật sở hữu trí tuệ
Văn phòng luật sư Phạm và Liên danh
Điều 29.1 PCT quy định “18 tháng kể từ ngày ưu tiên, đơn quốc tế đó sẽ được công bố và việc công bố đơn quốc tế này sẽ mang lại tất cả các quyền mà luật quốc gia quy định đối với công bố quốc gia”. Như vậy được hiểu là công bố quốc tế có hiệu lực tương đương công bố quốc gia đối với quyền của người nộp đơn. Ví dụ: quyền tạm thời, quyền sử dụng trước theo ngày công bố quốc tế hay quốc gia. Điều này rất quan trọng mà dự thảo luật chưa quy định. (Điều 11.3 PCT quy định “kể từ ngày có hiệu lực PCT thì đơn quốc tế đó có hiệu lực như đơn quốc gia”).
Điều 29.2 PCT quy định cho miễn trừ “mỗi nước có quyền không thừa nhận hiệu lực của công bố quốc tế nhưng phải có quy định cụ thể”. Ba trung tâm nộp đơn patent lớn nhất thế giới là Mỹ, Châu Âu và Nhật đều quy định nếu đơn công bố quốc tế không được thể hiện bằng ngôn ngữ quốc gia họ thì công bố quốc tế không có hiệu lực (ở Mỹ: tiếng Anh, châu Âu: tiếng Anh, Pháp, Đức, Nhật: tiếng Nhật). Do đó, sử dụng trước quyền tạm thời được tính từ thời điểm công bố quốc gia (tức là sau khi đơn quốc tế đã vào pha quốc gia). Luật Việt Nam hiện nay chưa có quy định, do đó phải thừa nhận công bố quốc tế, điều này dẫn tới nhiều vấn đề tiếp theo: chẳng hạn như tình trạng kỹ thuật. Ví dụ: một đơn quốc tế nộp trước theo Điều 11.3 PCT coi như đã nộp vào Việt Nam. Một đơn Việt Nam nộp sau ngày nộp đơn quốc tế nhưng lại trước ngày công bố đơn quốc tế, sau này khi đơn quốc tế không đi vào pha quốc gia Việt Nam tức là rút bỏ sau khi công bố quốc tế thì có phải được coi là “tình trạng kỹ thuật” của đơn Việt Nam hay không và có thể sẽ ảnh hưởng đến quyền của người nộp đơn Việt Nam được cấp bằng hay không. Ở các nước thì không có ảnh hưởng, Cục Sở hữu Trí tuệ của Việt Nam cũng giải quyết như vậy nhưng phải đưa quy định vào trong luật (vì đơn quốc tế đó không vào pha Việt Nam thì đơn quốc tế đó không có hiệu lực quốc gia tại Việt Nam nên nó không thể là tình trạng kỹ thuật của đơn Việt Nam).
Dương Tử Giang
Tiến sỹ Luật sở hữu trí tuệ
Văn phòng luật sư Phạm và Liên danh
Điều 29.1 PCT quy định “18 tháng kể từ ngày ưu tiên, đơn quốc tế đó sẽ được công bố và việc công bố đơn quốc tế này sẽ mang lại tất cả các quyền mà luật quốc gia quy định đối với công bố quốc gia”. Như vậy được hiểu là công bố quốc tế có hiệu lực tương đương công bố quốc gia đối với quyền của người nộp đơn. Ví dụ: quyền tạm thời, quyền sử dụng trước theo ngày công bố quốc tế hay quốc gia. Điều này rất quan trọng mà dự thảo luật chưa quy định. (Điều 11.3 PCT quy định “kể từ ngày có hiệu lực PCT thì đơn quốc tế đó có hiệu lực như đơn quốc gia”).
Điều 29.2 PCT quy định cho miễn trừ “mỗi nước có quyền không thừa nhận hiệu lực của công bố quốc tế nhưng phải có quy định cụ thể”. Ba trung tâm nộp đơn patent lớn nhất thế giới là Mỹ, Châu Âu và Nhật đều quy định nếu đơn công bố quốc tế không được thể hiện bằng ngôn ngữ quốc gia họ thì công bố quốc tế không có hiệu lực (ở Mỹ: tiếng Anh, châu Âu: tiếng Anh, Pháp, Đức, Nhật: tiếng Nhật). Do đó, sử dụng trước quyền tạm thời được tính từ thời điểm công bố quốc gia (tức là sau khi đơn quốc tế đã vào pha quốc gia). Luật Việt Nam hiện nay chưa có quy định, do đó phải thừa nhận công bố quốc tế, điều này dẫn tới nhiều vấn đề tiếp theo: chẳng hạn như tình trạng kỹ thuật. Ví dụ: một đơn quốc tế nộp trước theo Điều 11.3 PCT coi như đã nộp vào Việt Nam. Một đơn Việt Nam nộp sau ngày nộp đơn quốc tế nhưng lại trước ngày công bố đơn quốc tế, sau này khi đơn quốc tế không đi vào pha quốc gia Việt Nam tức là rút bỏ sau khi công bố quốc tế thì có phải được coi là “tình trạng kỹ thuật” của đơn Việt Nam hay không và có thể sẽ ảnh hưởng đến quyền của người nộp đơn Việt Nam được cấp bằng hay không. Ở các nước thì không có ảnh hưởng, Cục Sở hữu Trí tuệ của Việt Nam cũng giải quyết như vậy nhưng phải đưa quy định vào trong luật (vì đơn quốc tế đó không vào pha Việt Nam thì đơn quốc tế đó không có hiệu lực quốc gia tại Việt Nam nên nó không thể là tình trạng kỹ thuật của đơn Việt Nam).