Báo cáo về Luật SHTT – PGS.TS.Đoàn Năng – Ban Soạn thảo
[size=18]Báo cáo về dự án Luật Sở hữu trí tuệ
Thực hiện Nghị quyết số 35/2004/QH11 ngày 25/12/2004 của Quốc hội về Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội năm 2005, Bộ Khoa học và Công nghệ được Chính phủ giao chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị Dự án Luật Sở hữu trí tuệ. Thay mặt Ban soạn thảo, tôi xin trình bày về Dự án Luật Sở hữu trí tuệ như sau:
I. Sự cần thiết ban hành Luật Sở hữu trí tuệ
1. Chưa bao giờ vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ lại được đặt ra một cách gay gắt và cấp bách như hiện nay. Nền kinh tế thế giới đang chuyển sang thời kỳ mới với trình độ phát triển thay đổi về chất và sẽ trở thành nền kinh tế dựa trên tri thức, với hàm lượng trí tuệ trong từng sản phẩm, dịch vụ ngày càng cao. Hàm lượng tri thức trong từng sản phẩm, dịch vụ trở thành yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ. Sự phát triển của nền kinh tế tri thức phụ thuộc khá nhiều vào hiệu quả bảo hộ các sản phẩm trí tuệ.
Để hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tiến tới xây dung nền kinh tế tri thức của Việt Nam, chúng ta rất cần nhanh chóng đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, làm chủ công nghệ nhập, sáng tạo công nghệ mới, công nghệ hiện đại, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho phát triển của đất nước. Bảo hộ một cách có hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ là một trong những yếu tố bảo đảm thành công cho quá trình này. Nói cách khác, Bảo hộ một cách có hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ là yêu cầu nội tại của nền kinh tế Việt Nam hiện tại cũng như trong tương lai.
2. Hiện nay quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đang là xu thế không thể đảo ngược. Trong quá trình này, vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ trở nên đặc biệt quan trọng và là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia. Đối với Việt Nam, việc xây dựng và vận hành một cách có hiệu quả một hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ hữu hiệu là một trong những yếu tố quan trọng bảo đảm thành công của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (2001), Hiệp định Sở hữu trí tuệ Việt Nam - Thuỵ Sỹ (2000) và đặc biệt là Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) - WTO buộc chúng ta phải đạt được hai chuẩn mực cơ bản về bảo hộ (tính đầy đủ) và về hiệu lực thực thi pháp luật (tính hiệu quả) của hệ thống sở hữu trí tuệ hiện hành.
Như vậy, bảo hộ sở hữu trí tuệ không chỉ xuất phát từ nhu cầu tự thân của nền kinh tế nước ta trong quá trình phát triển nhằm khuyến khích các hoạt động nghiên cứu sáng tạo và ứng dụng khoa học - công nghệ trong nước, mà còn là một yêu cầu bắt buộc khi tham gia các quan hệ kinh tế, thương mại quốc tế và hội nhập.
3. Thực trạng pháp luật và thực thi quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam cho thấy, chúng ta đã có nhiều nỗ lực đáng ghi nhận trong việc đáp ứng các nhu cầu về bảo hộ sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập. Có thể nói bảo hộ sở hữu trí tuệ là một trong những lĩnh vực có sự phát triển tương đối nhanh ở Việt Nam, nhưng vẫn còn nhiều điểm chưa tiến kịp so với thực tiễn và kinh nghiệm trên thế giới.
a. Về thực trạng pháp luật: Trên cơ sở Phần thứ sáu của Bộ luật Dân sự (1995) và hơn 40 văn bản liên quan, việc bảo hộ sở hữu trí tuệ ở nước ta tương đối đầy đủ và tiếp cận được với các chuẩn mực bảo hộ trên thế giới. Tuy nhiên, cho đến nay, hệ thống này đã bộc lộ một số điểm bất cập sau đây:
- Hệ thống pháp luật hiện hành về sở hữu trí tuệ còn tản mạn, thiếu đồng bộ, hiệu lực thi hành thấp;
- Các quy định về sở hữu trí tuệ của Bộ luật Dân sự chủ yếu mang tính nguyên tắc chung, chưa đầy đủ và cụ thể;
- Chưa đủ các quy định cụ thể, minh bạch về vấn đề thực thi quyền (trình tự, thủ tục giải quyết vi phạm, cơ chế phối hợp và trách nhiệm của các cơ quan thực thi) dẫn tới lúng túng trong triển khai thực hiện;
- Thiếu quy định về bảo hộ tín hiệu vệ tinh mang chương trình đã mã hoá.
- v.v…
b. Về tình hình thực thi pháp luật: Mặc dầu đã có nhiều nỗ lực ngăn chặn từ phía các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhưng tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là vi phạm bản quyền, còn phổ biến. Hiện tượng hàng giả, hàng nhái,…diễn biến ngày càng phức tạp, khiến cho nhu cầu bảo đảm thực thi trở nên căng thẳng. Có thể nói, bất cập lớn nhất của chúng ta hiện nay là việc thực thi quyền SHTT hiệu quả thấp.
Tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ở nước ta có nhiều nguyên nhân, trong đó đặc biệt là vấn đề nhận thức của toàn xã hội về tầm quan trọng của vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và ý thức tôn trọng pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ; năng lực cán bộ còn thấp và tổ chức hệ thống cơ quan thực thi quyền chưa phù hợp; và cuối cùng, vẫn là vấn đề pháp luật chưa minh bạch và đầy đủ về trình tự, thủ tục, hình thức và biện pháp chế tài chưa đủ độ răn đe.
Thực trạng trên gây những quan ngại nhất định cho các nhà đầu tư và Chính phủ nước ngoài. Một số đối tác quan trọng của Việt Nam trong quá trình đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới đều nhận định rằng vấn đề thực thi là một điểm yếu mà Việt Nam cần khắc phục.
4. Để giải quyết các tồn tại và bất cập nói trên của hệ thống pháp luật và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, chúng ta cần hoàn thiện hệ thống các quy phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ thông qua việc xây dựng và ban hành một đạo Luật chuyên ngành thống nhất về sở hữu trí tuệ. Sự ra đời của đạo Luật này không những cho phép bảo đảm đáp ứng được các mục tiêu và đòi hỏi khắt khe của quá trình hội nhập mà còn tạo cơ hội khắc phục được các bất cập hiện đang tồn tại, làm cho hệ thống quy phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ của nước ta ngày càng tương thích hơn với hệ thống pháp luật của nhiều nước trên thế giới, từ đó tăng tính hấp dẫn đối với các chủ thể nước ngoài.
II. Quan điểm chỉ đạo xây dựng Luật Sở hữu trí tuệ
Để đạt được các mục tiêu đề ra, Luật Sở hữu trí tuệ được soạn thảo theo tinh thần quán triệt các quan điểm chỉ đạo cơ bản sau đây:
1. Thể chế hoá kịp thời các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ: khuyến khích hoạt động sáng tạo và ứng dụng khoa học – công nghệ, thúc đẩy chuyển giao công nghệ và các giao dịch về tài sản trí tuệ, tăng cường hiệu quả của công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Đảm bảo lợi ích quốc gia trước sức ép của các cường quốc trong quá trình hội nhập, đồng thời, tôn trọng các chuẩn mực quốc tế, các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ mà Việt Nam đã và sẽ là thành viên.
3. Đảm bảo nguyên tắc cân bằng lợi ích giữa cá nhân (chủ sở hữu) với công chúng (xã hội) để tạo động lực thúc đẩy phát triển hoạt động nghiên cứu sáng tạo, sản xuất, kinh doanh hướng tới mục tiêu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho toàn xã hội.
4. Kế thừa các quy định của hệ thống pháp luật hiện hành về sở hữu trí tuệ đã được thực tiễn kiểm nghiệm, trên cơ sở đó, bãi bỏ, sửa đổi hoặc bổ sung mới các quy định phù hợp để bảo đảm hiệu quả của hệ thống bảo hộ.
5. Đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi, đầy đủ và hiệu quả của hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; hạn chế đến mức hợp lý các văn bản hướng dẫn để tạo thuận lợi cho việc thi hành.
6. Nghiên cứu, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm pháp luật của các nước và vận dụng phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam. Dự báo và đáp ứng được các yêu cầu của các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã và sẽ là thành viên trong quá trình hội nhập.
III. Quá trình xây dựng Luật
Ngay sau khi được chính thức giao nhiệm vụ chủ trì soạn thảo Luật Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã khẩn trương thành lập Ban soạn thảo liên nghành gồm đại diện các Bộ Văn hoá - Thông tin, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tư pháp, Tài chính và Văn phòng Chính phủ. Trực tiếp giúp việc cho Ban soạn thảo là Tổ biên tập liên ngành gồm các chuyên gia của Cục Sở hữu trí tuệ, Cục Bản quyền tác giả và cục nông nghiệp thuộc các Bộ tương ứng.
Tháng 1/2005, Dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ đã được hoàn thành trình Chính Phủ và được Văn phòng Chính phủ giới thiệu rộng rãi với các Bộ, ngành. Dự thảo cũng được gửi lấy ý kiến của 64 tỉnh, thành trong cả nước cũng như các hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp và các tổ chức liên quan.
Trên cơ sở tiếp thu ý kiến góp ý của các Bộ, ngành, trong tháng 2/2005, Ban soạn thảo đã chỉnh lý lại Dưn án để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét.
Ngày 25/02/2005, Bộ KH&CN đã báo cáo xin ý kién chỉ đạo của Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm tại cuộc họp với đại diện các Bộ, ngành liên quan như Văn hoá - Thông tin, Tư pháp, Thương mại, Tài chính, Công an, Toà án nhân dân tối cao v.v..
Ngày 02/03/2005, tại phiên họp thường kỳ tháng 02 của mình, Chính phủ đã thảo luận và cho ý kiến đối với Dự án Luật này.
IV. nội dung cơ bản của dự Thảo Luật
Dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ gồm 14 chương, với 479 điều.
Chương I - Những quy định chung (từ Điều 1 đến Điều 8) quy định về phạm vi, đối tượng điều chỉnh của Luật, giải thích từ ngữ, nguyên tắc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, hợp tác quốc tế và ấp dụng pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Chương II - Quyền tác giả (từ Điều 9 đến Điều 52) gồm 7 mục:
Mục 1: Nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả
Mục 2 : Tác giả, tác phẩm, thời hạn bảo hộ quyền tác giả
Mục 3: Nội dung của quyền tác giả
Mục 4: Giới hạn quyền tác giả
Mục 5: Chủ sở hữu quyền tác giả
Mục 6: Đăng ký quyền tác giả
Mục 7: Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, Hợp đồng sử dụng tác phẩm
Chương III - Các quyền liên quan đến quyền tác giả
(từ Điều 53 đến Điều 80) gồm 4 mục:
Mục 1: Nguyên tắc bảo hộ các quyền liên quan đến quyền tác giả
Mục 2: Nội dung các quyền liên quan
Mục 3: Đăng ký các quyền liên quan
Mục 4: Hợp đồng chuyển nhượng quyền liên quan; Hợp đồng sử dụng quyền liên quan
Chương IV - Quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích
(từ Điều 81 đến Điều 144) gồm 6 mục:
Mục 1: Nguyên tắc xác lập quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích
Mục 2: Điều kiện đối với sáng chế, giải pháp hữu ích để được cấp Bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích
Mục 3: Đơn yêu cầu cấp Bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích
Mục 4: Thủ tục xử lý đơn và cấp Bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích
Mục 5: Quyền và nghĩa vụ được xác lập theo Bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích
Mục 6: Chuyển giao, chuyển nhượng quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích
Chương V - Quyền đối với kiểu dáng công nghiệp
(từ Điều 145 đến Điều 198) gồm 6 mục:
Mục 1: Nguyên tắc xác lập quyền đối với kiểu dáng công nghiệp
Mục 2: Điều kiện đối với kiểu dáng công nghiệp để được cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp
Mục 3: Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Mục 4: Thủ tục xử lý đơn và cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp
Mục 5: Quyền và nghĩa vụ được xác lập theo Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp
Mục 6: Chuyển giao quyền đối với kiểu dáng công nghiệp
Chương VI - Quyền đối với Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
(từ Điều 199 đến Điều 235) gồm 6 mục:
Mục 1: Nguyên tắc xác lập quyền đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
Mục 2: Điều kiện đối với Thiết kế bố trí để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
Mục 3: Đơn đăng ký Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
Mục 4: Thủ tục xử lý Đơn đăng ký Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn và cấp Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
Mục 5: Quyền và nghĩa vụ được xác lập theo Giấy chứng nhận đăng ký Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
Mục 6: Chuyển giao, chuyển nhượng quyền đối với Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
Chương VII - Quyền đối với Giống cây trồng
(từ Điều 236 đến Điều 298) gồm 5 mục:
Mục 1: Nguyên tắc xác lập quyền đối với Giống cây trồng
Mục 2: Điều kiện đối với Giống cây để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký Giống cây trồng
Mục 3: Đơn, xử lý đơn và cấp Giấy chứng nhận đăng ký Giống cây trồng
Mục 4: Quyền và nghĩa vụ được xác lập theo Giấy chứng nhận đăng ký Giống cây trồng
Mục 5: Chuyển giao, chuyển nhượng quyền đối với Giống cây trồng
Chương VIII - Quyền đối với Nhãn hiệu
(từ Điều 299 đến Điều 359) gồm 6 mục:
Mục 1: Nguyên tắc xác lập quyền đối với Nhãn hiệu
Mục 2: Điều kiện đối với Nhãn hiệu để được bảo hộ
Mục 3: Đơn đăng ký Nhãn hiệu
Mục 4: Thủ tục xử lý Đơn và cấp Giấy chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu
Mục 5: Quyền và nghĩa vụ của người được cấp Giấy chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu, quyền của chủ nhãn hiệu nổi tiếng
Mục 6: Chuyển giao quyền sử dụng, chuyển nhượng quyền sở hữu đối với Nhãn hiệu
Mục 7: Quyền đối với tên thương mại
Chương IX - Quyền đối với chỉ dẫn địa lý
(từ Điều 360 đến Điều 392) gồm 5 mục:
Mục 1: Nguyên tắc xác lập quyền đối với chỉ dẫn địa lý
Mục 2: Điều kiện đối với chỉ dẫn địa lý để được bảo hộ tại Việt Nam
Mục 3: Đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý
Mục 4: Thủ tục xử lý Đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý
Mục 5: Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng chỉ dẫn địa lý
Chương X - Quyền đối với Bí mật kinh doanh và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh
(từ Điều 393 đến Điều 407) gồm 2 mục:
Mục 1: Quyền đối với bí mật kinh doanh
Mục 2: Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh
Chương XI - Quyền đối với Sáng kiến
(từ Điều 408 đến Điều 426) gồm 4 mục:
Mục 1: Nguyên tắc xác lập quyền đối với sáng kiến
Mục 2: Điều kiện đối với sáng kiến được đăng ký
Mục 3: yêu cầu đăng ký sáng kiến, xử lý yêu cầu đăng ký sáng kiến
Mục 4: Quyền và nghĩa vụ được xác lập theo Thông báo chấp nhận đăng ký sáng kiến.
Chương XII - Đại diện về sở hữu trí tuệ
(từ Điều 427 đến Điều 444) gồm 2 mục:
Mục 1: Dịch vụ đại diện sở hữu trí tuệ
Mục 2: Tổ chức quản lý tập thể về sở hữu trí tuệ
Chương XIII- Thực thi quyền sở hữu trí tuệ
(từ Điều 445 đến Điều 476) gồm 6 mục:
Mục 1: Tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Mục 2: Trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước
Mục 3: Các biện pháp khẩn cấp tạm thời bảo đảm lợi ích của tổ chức, cá nhân có quyền bị xâm phạm
Mục 4: Kiểm soát biên giới về sở hữu trí tuệ đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
Mục 5: Kiểm soát về sở hữu trí tuệ đối với hàng hoá sản xuất, lưu thông trên thị trường nội địa
Mục 6: Bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Chương XIV- Điều khoản thi hành
(từ Điều 477 đến Điều 479):
Điều khoản chuyển tiếp, hướng dẫn thi hành và hiệu lực của Luật.
V. Những vấn đề còn có ý kiến khác nhau
1. Về mối quan hệ giữa các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ với các quy định về quyền sở hữu trí tuệ trong Phần thứ sáu Bộ luật dân sự.
Vấn đề này có quan hệ trực tiếp với các nội dung của Luật Sở hữu trí tuệ và hiện còn có hai loại ý kiến khác nhau:
a. ý kiến thứ nhất cho rằng, không nên quy định quyền sở hữu trí tuệ thành một Phần riêng trong Bộ luật Dân sự, cho dù đó là các quy định mang tính nguyên tắc chung dưới góc độ quyền dân sự, vì những lý do sau:
+ Hiện nay, Luật Sở hữu trí tuệ đang được soạn thảo cùng với Bộ luật Dân sự. Là các đạo luật chuyên ngành, nên bên cạnh các quy định cụ thể, Luật Sở hữu trí tuệ cũng có các quy định mang tính nguyên tắc, do đó, sẽ không tránh khỏi có sự trùng lặp, chồng chéo trong quy định giữa Phần thứ sáu của Bộ luật Dân sự với Luật này.
+ Nếu giữ nguyên những quy định nguyên tắc về quyền sở hữu trí tuệ trong Phần thứ sáu Bộ luật Dân sự sẽ dẫn đến việc không giải quyết được triệt để điểm bất cập hiện nay trong hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ là các quy định chồng chéo nhau và nhiều tầng nấc văn bản.
+ Một số nội dung có tính nguyên tắc về tài sản trí tuệ có thể lồng vào các quy định chung của Bộ luật Dân sự (tại các chế định về tài sản và quyền sở hữu) theo hướng khẳng định quyền sở hữu trí tuệ là một quyền tài sản được pháp luật công nhận và bảo hộ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Các quy định cụ thể về việc xác lập, bảo hộ và thực thi quyền sẽ được quy định thống nhất, cụ thể và đồng bộ trong Luật Sở hữu trí tuệ.
b. ý kiến thứ hai cho rằng, vẫn nên giữ lại Phần thứ sáu Bộ luật Dân sự theo hướng hạn chế tối đa các điều khoản, chỉ quy định những vấn đề mang tính nguyên tắc dưới góc độ là một quyền dân sự để giảm thiểu sự trùng lặp, chồng chéo. Bên cạnh đó, Luật Sở hữu trí tuệ cũng cần quy định rõ một nguyên tắc áp dụng pháp luật, theo đó, trong trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và Bộ luật Dân sự thì áp dụng quy định của Luật Sở hữu trí tuệ; trường hợp Luật không có quy định cụ thể thì sẽ áp dụng các quy định của Bộ luật Dân sự.
Dự thảo Luật được xây dựng theo ý kiến thứ nhất.
2. Vấn đề bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh và bí mật kinh doanh
Về vấn đề này có 2 ý kiến:
a. ý kiến thứ nhất cho rằng, cần thiết phải có quy định về bảo hộ bí mật kinh doanh và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh trong Luật này, với lý do sau:
+ Đối với bí mật kinh doanh, hiện nay Luật Cạnh tranh mới đề cập đến đối tượng này dưới góc độ quy định một số hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh bị coi là cạnh tranh không lành mạnh với các chế tài xử lý hành chính. Vì vậy, trong Luật Sở hữu trí tuệ, cần có quy định cụ thể để bảo hộ bí mật kinh doanh dưới góc độ là một đối tượng độc lập của quyền sở hữu trí tuệ, đồng thời, xác định đầy đủ hơn về các hành vi bị coi là xâm phạm bí mật kinh doanh; các biện pháp xử lý theo chế tài dân sự, đặc biệt là quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, nhằm đáp ứng các yêu cầu của Hiệp định TRIPS và Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ.
+ Việc bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ cần được quy định cụ thể trong Luật Sở hữu trí tuệ vì Luật Cạnh tranh không bao quát được đầy đủ các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, cũng không có quy định về quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trong khi đó, theo quy định của các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ, đây là một loại chế tài dân sự rất quan trọng, được chú trọng áp dụng khi giải quyết các vụ việc liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Đây cũng là yêu cầu của Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp.
b. ý kiến thứ hai cho rằng, vấn đề cạnh tranh không lành mạnh nên để Luật Cạnh tranh điều chỉnh.
Dự thảo Luật được xây dựng theo ý kiến thứ nhất.
3. Về các biện pháp tự vệ nhằm bảo đảm lợi ích quốc gia
Về vấn đề này có hai loại ý kiến:
a. ý kiến thứ nhất cho rằng, quy định cụ thể vấn đề này là cần thiết và không trái với các cam kết quốc tế của Việt Nam.
b. ý kiến thứ hai cho rằng không cần quy định cụ thể về vấn đề này.
Dự thảo Luật được xây dựng theo ý kiến thứ nhất với quan điểm ưu tiên bảo vệ lợi ích quốc gia đồng thời vẫn bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam; đảm bảo sự cân bằng lợi ích giữa cá nhân và xã hội. Đây cũng là các quan điểm quan trọng chỉ đạo xây dựng Luật Sở hữu trí tuệ. Với tinh thần đó, Dự Luật đã chú trọng đề cập đến các biện pháp tự vệ nhằm giới hạn quyền của các chủ sở hữu trí tuệ để bảo vệ lợi ích xã hội trước sự lạm dụng độc quyền của chủ sở hữu, đồng thời, bảo vệ lợi ích quốc gia trước sức ép của các cường quốc.
4. Về bảo hộ sáng kiến
Về vấn đề này có hai loại ý kiến khác nhau:
a. ý kiến thứ nhất cho rằng, mặc dù các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã và sẽ tham gia không quy định bảo hộ sáng kiến (và cũng không cấm bảo hộ đối tượng này), nhưng vẫn nên quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ để thúc đẩy phong trào sáng tạo kỹ thuật của quần chúng. Một số nước (Đức, Nga) cũng quy định việc bảo hộ sáng kiến trong pháp luật sở hữu trí tuệ của mình.
Hầu hết các Bộ, ngành, địa phương đều nhất trí với việc cần thiết phải quy định bảo hộ sáng kiến trong Luật Sở hữu trí tuệ.
b. ý kiến thứ hai cho rằng không cần thiết phải quy định về vấn đề sáng kiến vì các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã và sẽ là thành viên không mở rộng phạm vi bảo hộ đến đối tượng này.
Dự thảo Luật được xây dựng theo ý kiến thứ nhất.
5. Về thực thi quyền sở hữu trí tuệ
Về vấn đề này có hai loại ý kiến khác nhau:
a. ý kiến thứ nhất cho rằng, trong Luật Sở hữu trí tuệ, cần có một chương riêng quy định về bảo đảm thực thi quyền (chống xâm phạm quyền), với lý do:
+ Bảo đảm thực thi quyền là vấn đề quan trọng, quyết định tính hiệu quả của toàn bộ hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ và tác động mạnh tới quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.
+ Các điều ước quốc tế hiện đại về bảo hộ sở hữu trí tuệ (TRIPS, Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ) và đa số các luật quốc gia về sở hữu trí tuệ đều có chương về bảo đảm thực thi quyền.
+ Bảo đảm thực thi quyền là một chế định độc lập gồm nhiều vấn đề cần quy định chi tiết.
b. ý kiến thứ hai cho rằng, Chương thực thi quyền sở hữu trí tuệ nên bao gồm các nội dung nhằm bảo đảm và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ ở nước ta nói chung, do đó, cũng cần quy định về trách nhiệm thi hành pháp luật của cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước cũng như các hành vi vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Dự thảo Luật được xây dựng theo ý kiến thứ nhất.
* * *
Do thời gian chuẩn bị Luật Sở hữu trí tuệ quá ngắn, những vấn đề được Dự Luật điều chỉnh đều mang tính chuyên ngành sâu mà chưa có điều kiện mời được đầy đủ các chuyên gia am hiểu lĩnh vực này tham gia, nên Dự thảo lần này không tránh khỏi các thiếu sót, đồng thời, một số vấn đề cũng chưa thực sự tìm được giải pháp xử lý tối ưu và thuyết phục. Tuy nhiên, Ban soạn thảo sẽ cố gắng tranh thủ thời gian, tiếp tục nghiên cứu, rà soát, lấy ý kiến đóng góp để tổng hợp và hoàn thiện Dự Luật trước khi trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp trong tháng 05 tới.
Ban soạn thảo rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các quý vị đại biểu.
Thực hiện Nghị quyết số 35/2004/QH11 ngày 25/12/2004 của Quốc hội về Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội năm 2005, Bộ Khoa học và Công nghệ được Chính phủ giao chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị Dự án Luật Sở hữu trí tuệ. Thay mặt Ban soạn thảo, tôi xin trình bày về Dự án Luật Sở hữu trí tuệ như sau:
I. Sự cần thiết ban hành Luật Sở hữu trí tuệ
1. Chưa bao giờ vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ lại được đặt ra một cách gay gắt và cấp bách như hiện nay. Nền kinh tế thế giới đang chuyển sang thời kỳ mới với trình độ phát triển thay đổi về chất và sẽ trở thành nền kinh tế dựa trên tri thức, với hàm lượng trí tuệ trong từng sản phẩm, dịch vụ ngày càng cao. Hàm lượng tri thức trong từng sản phẩm, dịch vụ trở thành yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ. Sự phát triển của nền kinh tế tri thức phụ thuộc khá nhiều vào hiệu quả bảo hộ các sản phẩm trí tuệ.
Để hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tiến tới xây dung nền kinh tế tri thức của Việt Nam, chúng ta rất cần nhanh chóng đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, làm chủ công nghệ nhập, sáng tạo công nghệ mới, công nghệ hiện đại, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho phát triển của đất nước. Bảo hộ một cách có hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ là một trong những yếu tố bảo đảm thành công cho quá trình này. Nói cách khác, Bảo hộ một cách có hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ là yêu cầu nội tại của nền kinh tế Việt Nam hiện tại cũng như trong tương lai.
2. Hiện nay quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đang là xu thế không thể đảo ngược. Trong quá trình này, vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ trở nên đặc biệt quan trọng và là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia. Đối với Việt Nam, việc xây dựng và vận hành một cách có hiệu quả một hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ hữu hiệu là một trong những yếu tố quan trọng bảo đảm thành công của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (2001), Hiệp định Sở hữu trí tuệ Việt Nam - Thuỵ Sỹ (2000) và đặc biệt là Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) - WTO buộc chúng ta phải đạt được hai chuẩn mực cơ bản về bảo hộ (tính đầy đủ) và về hiệu lực thực thi pháp luật (tính hiệu quả) của hệ thống sở hữu trí tuệ hiện hành.
Như vậy, bảo hộ sở hữu trí tuệ không chỉ xuất phát từ nhu cầu tự thân của nền kinh tế nước ta trong quá trình phát triển nhằm khuyến khích các hoạt động nghiên cứu sáng tạo và ứng dụng khoa học - công nghệ trong nước, mà còn là một yêu cầu bắt buộc khi tham gia các quan hệ kinh tế, thương mại quốc tế và hội nhập.
3. Thực trạng pháp luật và thực thi quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam cho thấy, chúng ta đã có nhiều nỗ lực đáng ghi nhận trong việc đáp ứng các nhu cầu về bảo hộ sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập. Có thể nói bảo hộ sở hữu trí tuệ là một trong những lĩnh vực có sự phát triển tương đối nhanh ở Việt Nam, nhưng vẫn còn nhiều điểm chưa tiến kịp so với thực tiễn và kinh nghiệm trên thế giới.
a. Về thực trạng pháp luật: Trên cơ sở Phần thứ sáu của Bộ luật Dân sự (1995) và hơn 40 văn bản liên quan, việc bảo hộ sở hữu trí tuệ ở nước ta tương đối đầy đủ và tiếp cận được với các chuẩn mực bảo hộ trên thế giới. Tuy nhiên, cho đến nay, hệ thống này đã bộc lộ một số điểm bất cập sau đây:
- Hệ thống pháp luật hiện hành về sở hữu trí tuệ còn tản mạn, thiếu đồng bộ, hiệu lực thi hành thấp;
- Các quy định về sở hữu trí tuệ của Bộ luật Dân sự chủ yếu mang tính nguyên tắc chung, chưa đầy đủ và cụ thể;
- Chưa đủ các quy định cụ thể, minh bạch về vấn đề thực thi quyền (trình tự, thủ tục giải quyết vi phạm, cơ chế phối hợp và trách nhiệm của các cơ quan thực thi) dẫn tới lúng túng trong triển khai thực hiện;
- Thiếu quy định về bảo hộ tín hiệu vệ tinh mang chương trình đã mã hoá.
- v.v…
b. Về tình hình thực thi pháp luật: Mặc dầu đã có nhiều nỗ lực ngăn chặn từ phía các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhưng tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là vi phạm bản quyền, còn phổ biến. Hiện tượng hàng giả, hàng nhái,…diễn biến ngày càng phức tạp, khiến cho nhu cầu bảo đảm thực thi trở nên căng thẳng. Có thể nói, bất cập lớn nhất của chúng ta hiện nay là việc thực thi quyền SHTT hiệu quả thấp.
Tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ở nước ta có nhiều nguyên nhân, trong đó đặc biệt là vấn đề nhận thức của toàn xã hội về tầm quan trọng của vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và ý thức tôn trọng pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ; năng lực cán bộ còn thấp và tổ chức hệ thống cơ quan thực thi quyền chưa phù hợp; và cuối cùng, vẫn là vấn đề pháp luật chưa minh bạch và đầy đủ về trình tự, thủ tục, hình thức và biện pháp chế tài chưa đủ độ răn đe.
Thực trạng trên gây những quan ngại nhất định cho các nhà đầu tư và Chính phủ nước ngoài. Một số đối tác quan trọng của Việt Nam trong quá trình đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới đều nhận định rằng vấn đề thực thi là một điểm yếu mà Việt Nam cần khắc phục.
4. Để giải quyết các tồn tại và bất cập nói trên của hệ thống pháp luật và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, chúng ta cần hoàn thiện hệ thống các quy phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ thông qua việc xây dựng và ban hành một đạo Luật chuyên ngành thống nhất về sở hữu trí tuệ. Sự ra đời của đạo Luật này không những cho phép bảo đảm đáp ứng được các mục tiêu và đòi hỏi khắt khe của quá trình hội nhập mà còn tạo cơ hội khắc phục được các bất cập hiện đang tồn tại, làm cho hệ thống quy phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ của nước ta ngày càng tương thích hơn với hệ thống pháp luật của nhiều nước trên thế giới, từ đó tăng tính hấp dẫn đối với các chủ thể nước ngoài.
II. Quan điểm chỉ đạo xây dựng Luật Sở hữu trí tuệ
Để đạt được các mục tiêu đề ra, Luật Sở hữu trí tuệ được soạn thảo theo tinh thần quán triệt các quan điểm chỉ đạo cơ bản sau đây:
1. Thể chế hoá kịp thời các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ: khuyến khích hoạt động sáng tạo và ứng dụng khoa học – công nghệ, thúc đẩy chuyển giao công nghệ và các giao dịch về tài sản trí tuệ, tăng cường hiệu quả của công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Đảm bảo lợi ích quốc gia trước sức ép của các cường quốc trong quá trình hội nhập, đồng thời, tôn trọng các chuẩn mực quốc tế, các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ mà Việt Nam đã và sẽ là thành viên.
3. Đảm bảo nguyên tắc cân bằng lợi ích giữa cá nhân (chủ sở hữu) với công chúng (xã hội) để tạo động lực thúc đẩy phát triển hoạt động nghiên cứu sáng tạo, sản xuất, kinh doanh hướng tới mục tiêu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho toàn xã hội.
4. Kế thừa các quy định của hệ thống pháp luật hiện hành về sở hữu trí tuệ đã được thực tiễn kiểm nghiệm, trên cơ sở đó, bãi bỏ, sửa đổi hoặc bổ sung mới các quy định phù hợp để bảo đảm hiệu quả của hệ thống bảo hộ.
5. Đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi, đầy đủ và hiệu quả của hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; hạn chế đến mức hợp lý các văn bản hướng dẫn để tạo thuận lợi cho việc thi hành.
6. Nghiên cứu, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm pháp luật của các nước và vận dụng phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam. Dự báo và đáp ứng được các yêu cầu của các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã và sẽ là thành viên trong quá trình hội nhập.
III. Quá trình xây dựng Luật
Ngay sau khi được chính thức giao nhiệm vụ chủ trì soạn thảo Luật Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã khẩn trương thành lập Ban soạn thảo liên nghành gồm đại diện các Bộ Văn hoá - Thông tin, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tư pháp, Tài chính và Văn phòng Chính phủ. Trực tiếp giúp việc cho Ban soạn thảo là Tổ biên tập liên ngành gồm các chuyên gia của Cục Sở hữu trí tuệ, Cục Bản quyền tác giả và cục nông nghiệp thuộc các Bộ tương ứng.
Tháng 1/2005, Dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ đã được hoàn thành trình Chính Phủ và được Văn phòng Chính phủ giới thiệu rộng rãi với các Bộ, ngành. Dự thảo cũng được gửi lấy ý kiến của 64 tỉnh, thành trong cả nước cũng như các hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp và các tổ chức liên quan.
Trên cơ sở tiếp thu ý kiến góp ý của các Bộ, ngành, trong tháng 2/2005, Ban soạn thảo đã chỉnh lý lại Dưn án để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét.
Ngày 25/02/2005, Bộ KH&CN đã báo cáo xin ý kién chỉ đạo của Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm tại cuộc họp với đại diện các Bộ, ngành liên quan như Văn hoá - Thông tin, Tư pháp, Thương mại, Tài chính, Công an, Toà án nhân dân tối cao v.v..
Ngày 02/03/2005, tại phiên họp thường kỳ tháng 02 của mình, Chính phủ đã thảo luận và cho ý kiến đối với Dự án Luật này.
IV. nội dung cơ bản của dự Thảo Luật
Dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ gồm 14 chương, với 479 điều.
Chương I - Những quy định chung (từ Điều 1 đến Điều 8) quy định về phạm vi, đối tượng điều chỉnh của Luật, giải thích từ ngữ, nguyên tắc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, hợp tác quốc tế và ấp dụng pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Chương II - Quyền tác giả (từ Điều 9 đến Điều 52) gồm 7 mục:
Mục 1: Nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả
Mục 2 : Tác giả, tác phẩm, thời hạn bảo hộ quyền tác giả
Mục 3: Nội dung của quyền tác giả
Mục 4: Giới hạn quyền tác giả
Mục 5: Chủ sở hữu quyền tác giả
Mục 6: Đăng ký quyền tác giả
Mục 7: Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, Hợp đồng sử dụng tác phẩm
Chương III - Các quyền liên quan đến quyền tác giả
(từ Điều 53 đến Điều 80) gồm 4 mục:
Mục 1: Nguyên tắc bảo hộ các quyền liên quan đến quyền tác giả
Mục 2: Nội dung các quyền liên quan
Mục 3: Đăng ký các quyền liên quan
Mục 4: Hợp đồng chuyển nhượng quyền liên quan; Hợp đồng sử dụng quyền liên quan
Chương IV - Quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích
(từ Điều 81 đến Điều 144) gồm 6 mục:
Mục 1: Nguyên tắc xác lập quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích
Mục 2: Điều kiện đối với sáng chế, giải pháp hữu ích để được cấp Bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích
Mục 3: Đơn yêu cầu cấp Bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích
Mục 4: Thủ tục xử lý đơn và cấp Bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích
Mục 5: Quyền và nghĩa vụ được xác lập theo Bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích
Mục 6: Chuyển giao, chuyển nhượng quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích
Chương V - Quyền đối với kiểu dáng công nghiệp
(từ Điều 145 đến Điều 198) gồm 6 mục:
Mục 1: Nguyên tắc xác lập quyền đối với kiểu dáng công nghiệp
Mục 2: Điều kiện đối với kiểu dáng công nghiệp để được cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp
Mục 3: Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Mục 4: Thủ tục xử lý đơn và cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp
Mục 5: Quyền và nghĩa vụ được xác lập theo Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp
Mục 6: Chuyển giao quyền đối với kiểu dáng công nghiệp
Chương VI - Quyền đối với Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
(từ Điều 199 đến Điều 235) gồm 6 mục:
Mục 1: Nguyên tắc xác lập quyền đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
Mục 2: Điều kiện đối với Thiết kế bố trí để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
Mục 3: Đơn đăng ký Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
Mục 4: Thủ tục xử lý Đơn đăng ký Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn và cấp Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
Mục 5: Quyền và nghĩa vụ được xác lập theo Giấy chứng nhận đăng ký Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
Mục 6: Chuyển giao, chuyển nhượng quyền đối với Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
Chương VII - Quyền đối với Giống cây trồng
(từ Điều 236 đến Điều 298) gồm 5 mục:
Mục 1: Nguyên tắc xác lập quyền đối với Giống cây trồng
Mục 2: Điều kiện đối với Giống cây để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký Giống cây trồng
Mục 3: Đơn, xử lý đơn và cấp Giấy chứng nhận đăng ký Giống cây trồng
Mục 4: Quyền và nghĩa vụ được xác lập theo Giấy chứng nhận đăng ký Giống cây trồng
Mục 5: Chuyển giao, chuyển nhượng quyền đối với Giống cây trồng
Chương VIII - Quyền đối với Nhãn hiệu
(từ Điều 299 đến Điều 359) gồm 6 mục:
Mục 1: Nguyên tắc xác lập quyền đối với Nhãn hiệu
Mục 2: Điều kiện đối với Nhãn hiệu để được bảo hộ
Mục 3: Đơn đăng ký Nhãn hiệu
Mục 4: Thủ tục xử lý Đơn và cấp Giấy chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu
Mục 5: Quyền và nghĩa vụ của người được cấp Giấy chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu, quyền của chủ nhãn hiệu nổi tiếng
Mục 6: Chuyển giao quyền sử dụng, chuyển nhượng quyền sở hữu đối với Nhãn hiệu
Mục 7: Quyền đối với tên thương mại
Chương IX - Quyền đối với chỉ dẫn địa lý
(từ Điều 360 đến Điều 392) gồm 5 mục:
Mục 1: Nguyên tắc xác lập quyền đối với chỉ dẫn địa lý
Mục 2: Điều kiện đối với chỉ dẫn địa lý để được bảo hộ tại Việt Nam
Mục 3: Đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý
Mục 4: Thủ tục xử lý Đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý
Mục 5: Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng chỉ dẫn địa lý
Chương X - Quyền đối với Bí mật kinh doanh và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh
(từ Điều 393 đến Điều 407) gồm 2 mục:
Mục 1: Quyền đối với bí mật kinh doanh
Mục 2: Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh
Chương XI - Quyền đối với Sáng kiến
(từ Điều 408 đến Điều 426) gồm 4 mục:
Mục 1: Nguyên tắc xác lập quyền đối với sáng kiến
Mục 2: Điều kiện đối với sáng kiến được đăng ký
Mục 3: yêu cầu đăng ký sáng kiến, xử lý yêu cầu đăng ký sáng kiến
Mục 4: Quyền và nghĩa vụ được xác lập theo Thông báo chấp nhận đăng ký sáng kiến.
Chương XII - Đại diện về sở hữu trí tuệ
(từ Điều 427 đến Điều 444) gồm 2 mục:
Mục 1: Dịch vụ đại diện sở hữu trí tuệ
Mục 2: Tổ chức quản lý tập thể về sở hữu trí tuệ
Chương XIII- Thực thi quyền sở hữu trí tuệ
(từ Điều 445 đến Điều 476) gồm 6 mục:
Mục 1: Tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Mục 2: Trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước
Mục 3: Các biện pháp khẩn cấp tạm thời bảo đảm lợi ích của tổ chức, cá nhân có quyền bị xâm phạm
Mục 4: Kiểm soát biên giới về sở hữu trí tuệ đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
Mục 5: Kiểm soát về sở hữu trí tuệ đối với hàng hoá sản xuất, lưu thông trên thị trường nội địa
Mục 6: Bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Chương XIV- Điều khoản thi hành
(từ Điều 477 đến Điều 479):
Điều khoản chuyển tiếp, hướng dẫn thi hành và hiệu lực của Luật.
V. Những vấn đề còn có ý kiến khác nhau
1. Về mối quan hệ giữa các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ với các quy định về quyền sở hữu trí tuệ trong Phần thứ sáu Bộ luật dân sự.
Vấn đề này có quan hệ trực tiếp với các nội dung của Luật Sở hữu trí tuệ và hiện còn có hai loại ý kiến khác nhau:
a. ý kiến thứ nhất cho rằng, không nên quy định quyền sở hữu trí tuệ thành một Phần riêng trong Bộ luật Dân sự, cho dù đó là các quy định mang tính nguyên tắc chung dưới góc độ quyền dân sự, vì những lý do sau:
+ Hiện nay, Luật Sở hữu trí tuệ đang được soạn thảo cùng với Bộ luật Dân sự. Là các đạo luật chuyên ngành, nên bên cạnh các quy định cụ thể, Luật Sở hữu trí tuệ cũng có các quy định mang tính nguyên tắc, do đó, sẽ không tránh khỏi có sự trùng lặp, chồng chéo trong quy định giữa Phần thứ sáu của Bộ luật Dân sự với Luật này.
+ Nếu giữ nguyên những quy định nguyên tắc về quyền sở hữu trí tuệ trong Phần thứ sáu Bộ luật Dân sự sẽ dẫn đến việc không giải quyết được triệt để điểm bất cập hiện nay trong hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ là các quy định chồng chéo nhau và nhiều tầng nấc văn bản.
+ Một số nội dung có tính nguyên tắc về tài sản trí tuệ có thể lồng vào các quy định chung của Bộ luật Dân sự (tại các chế định về tài sản và quyền sở hữu) theo hướng khẳng định quyền sở hữu trí tuệ là một quyền tài sản được pháp luật công nhận và bảo hộ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Các quy định cụ thể về việc xác lập, bảo hộ và thực thi quyền sẽ được quy định thống nhất, cụ thể và đồng bộ trong Luật Sở hữu trí tuệ.
b. ý kiến thứ hai cho rằng, vẫn nên giữ lại Phần thứ sáu Bộ luật Dân sự theo hướng hạn chế tối đa các điều khoản, chỉ quy định những vấn đề mang tính nguyên tắc dưới góc độ là một quyền dân sự để giảm thiểu sự trùng lặp, chồng chéo. Bên cạnh đó, Luật Sở hữu trí tuệ cũng cần quy định rõ một nguyên tắc áp dụng pháp luật, theo đó, trong trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và Bộ luật Dân sự thì áp dụng quy định của Luật Sở hữu trí tuệ; trường hợp Luật không có quy định cụ thể thì sẽ áp dụng các quy định của Bộ luật Dân sự.
Dự thảo Luật được xây dựng theo ý kiến thứ nhất.
2. Vấn đề bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh và bí mật kinh doanh
Về vấn đề này có 2 ý kiến:
a. ý kiến thứ nhất cho rằng, cần thiết phải có quy định về bảo hộ bí mật kinh doanh và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh trong Luật này, với lý do sau:
+ Đối với bí mật kinh doanh, hiện nay Luật Cạnh tranh mới đề cập đến đối tượng này dưới góc độ quy định một số hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh bị coi là cạnh tranh không lành mạnh với các chế tài xử lý hành chính. Vì vậy, trong Luật Sở hữu trí tuệ, cần có quy định cụ thể để bảo hộ bí mật kinh doanh dưới góc độ là một đối tượng độc lập của quyền sở hữu trí tuệ, đồng thời, xác định đầy đủ hơn về các hành vi bị coi là xâm phạm bí mật kinh doanh; các biện pháp xử lý theo chế tài dân sự, đặc biệt là quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, nhằm đáp ứng các yêu cầu của Hiệp định TRIPS và Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ.
+ Việc bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ cần được quy định cụ thể trong Luật Sở hữu trí tuệ vì Luật Cạnh tranh không bao quát được đầy đủ các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, cũng không có quy định về quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trong khi đó, theo quy định của các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ, đây là một loại chế tài dân sự rất quan trọng, được chú trọng áp dụng khi giải quyết các vụ việc liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Đây cũng là yêu cầu của Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp.
b. ý kiến thứ hai cho rằng, vấn đề cạnh tranh không lành mạnh nên để Luật Cạnh tranh điều chỉnh.
Dự thảo Luật được xây dựng theo ý kiến thứ nhất.
3. Về các biện pháp tự vệ nhằm bảo đảm lợi ích quốc gia
Về vấn đề này có hai loại ý kiến:
a. ý kiến thứ nhất cho rằng, quy định cụ thể vấn đề này là cần thiết và không trái với các cam kết quốc tế của Việt Nam.
b. ý kiến thứ hai cho rằng không cần quy định cụ thể về vấn đề này.
Dự thảo Luật được xây dựng theo ý kiến thứ nhất với quan điểm ưu tiên bảo vệ lợi ích quốc gia đồng thời vẫn bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam; đảm bảo sự cân bằng lợi ích giữa cá nhân và xã hội. Đây cũng là các quan điểm quan trọng chỉ đạo xây dựng Luật Sở hữu trí tuệ. Với tinh thần đó, Dự Luật đã chú trọng đề cập đến các biện pháp tự vệ nhằm giới hạn quyền của các chủ sở hữu trí tuệ để bảo vệ lợi ích xã hội trước sự lạm dụng độc quyền của chủ sở hữu, đồng thời, bảo vệ lợi ích quốc gia trước sức ép của các cường quốc.
4. Về bảo hộ sáng kiến
Về vấn đề này có hai loại ý kiến khác nhau:
a. ý kiến thứ nhất cho rằng, mặc dù các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã và sẽ tham gia không quy định bảo hộ sáng kiến (và cũng không cấm bảo hộ đối tượng này), nhưng vẫn nên quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ để thúc đẩy phong trào sáng tạo kỹ thuật của quần chúng. Một số nước (Đức, Nga) cũng quy định việc bảo hộ sáng kiến trong pháp luật sở hữu trí tuệ của mình.
Hầu hết các Bộ, ngành, địa phương đều nhất trí với việc cần thiết phải quy định bảo hộ sáng kiến trong Luật Sở hữu trí tuệ.
b. ý kiến thứ hai cho rằng không cần thiết phải quy định về vấn đề sáng kiến vì các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã và sẽ là thành viên không mở rộng phạm vi bảo hộ đến đối tượng này.
Dự thảo Luật được xây dựng theo ý kiến thứ nhất.
5. Về thực thi quyền sở hữu trí tuệ
Về vấn đề này có hai loại ý kiến khác nhau:
a. ý kiến thứ nhất cho rằng, trong Luật Sở hữu trí tuệ, cần có một chương riêng quy định về bảo đảm thực thi quyền (chống xâm phạm quyền), với lý do:
+ Bảo đảm thực thi quyền là vấn đề quan trọng, quyết định tính hiệu quả của toàn bộ hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ và tác động mạnh tới quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.
+ Các điều ước quốc tế hiện đại về bảo hộ sở hữu trí tuệ (TRIPS, Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ) và đa số các luật quốc gia về sở hữu trí tuệ đều có chương về bảo đảm thực thi quyền.
+ Bảo đảm thực thi quyền là một chế định độc lập gồm nhiều vấn đề cần quy định chi tiết.
b. ý kiến thứ hai cho rằng, Chương thực thi quyền sở hữu trí tuệ nên bao gồm các nội dung nhằm bảo đảm và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ ở nước ta nói chung, do đó, cũng cần quy định về trách nhiệm thi hành pháp luật của cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước cũng như các hành vi vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Dự thảo Luật được xây dựng theo ý kiến thứ nhất.
* * *
Do thời gian chuẩn bị Luật Sở hữu trí tuệ quá ngắn, những vấn đề được Dự Luật điều chỉnh đều mang tính chuyên ngành sâu mà chưa có điều kiện mời được đầy đủ các chuyên gia am hiểu lĩnh vực này tham gia, nên Dự thảo lần này không tránh khỏi các thiếu sót, đồng thời, một số vấn đề cũng chưa thực sự tìm được giải pháp xử lý tối ưu và thuyết phục. Tuy nhiên, Ban soạn thảo sẽ cố gắng tranh thủ thời gian, tiếp tục nghiên cứu, rà soát, lấy ý kiến đóng góp để tổng hợp và hoàn thiện Dự Luật trước khi trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp trong tháng 05 tới.
Ban soạn thảo rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các quý vị đại biểu.