Giá trị sở hữu trí tuệ ở Việt Nam quá thấp
Giá trị sở hữu trí tuệ ở Việt Nam quá thấp
VnExpress - 16/9/2005
Hôm 14/9, chương trình tọa đàm về bảo hộ quyền tác giả tại VN đã diễn ra tại Văn phòng Quốc hội, do Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Quốc hội kết hợp với Văn phòng luật sư Lê & Lê tổ chức.
Chủ đề gây tranh luận khá sôi nổi tại buổi tọa đàm là việc áp dụng các biện pháp dân sự và xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm luật sở hữu trí tuệ. Ông Michael Schlesinger, Phó chủ tịch và phó Tổng luật sư IIPA (Liên minh sở hữu trí tuệ thế giới) cho rằng, hiện tượng vi phạm bản quyền ở VN không có dấu hiệu suy giảm vì VN chưa đưa ra được một khung hình phạt đủ mạnh. Ông nói: "Nếu các bạn đưa ra một mức bồi thường thấp hơn nhiều lần so với lợi nhuận thu được từ các hoạt động vi phạm bản quyền thì người dân chẳng dại gì mà lại không vi phạm". Theo ông, ở Mỹ, mức bồi thường được luật pháp quy định đối với việc vi phạm bản quyền một tác phẩm là 150.000 USD. Như vậy một nhà sản xuất nếu sao chép 1 đĩa nhạc có khoảng 12 bài thì số tiền phạt sẽ lên tới 1,8 triệu USD.
Trước ý kiến này, đại diện Cục sở hữu trí tuệ cho rằng, mức trần cho việc bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được đề xuất trong dự luật là 200 triệu đồng. Đây là một con số quá thấp nhưng nâng con số này lên bao nhiêu thì lại còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của người dân VN, vì nếu đưa ra một con số quá lớn, người dân không có điều kiện thực thi thì pháp luật chỉ mang tính hình thức.
Đối với những đề xuất về các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, các chuyên gia tỏ ra băn khoăn về việc đưa tác phẩm sân khấu và tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian vào danh mục được bảo hộ. Ông Mihaly Ficsor, nguyên trợ lý Tổng giám đốc WIPO (Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới) phát biểu: "Đối với các tác phẩm sân khấu, chúng ta cần phân biệt rạch ròi giữa kịch bản sân khấu và các hoạt động sân khấu. Kịch bản sân khấu đã được bảo hộ tại quyền tác giả nhưng các hoạt động sân khấu (có sự tham gia của các thành phần khác như biên đạo, thiết kế mỹ thuật, âm nhạc...) cũng cần có sự bảo hộ. Một điều nữa chúng tôi cảm thấy chưa hiểu là quy định về tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian, vì đây là những tác phẩm khuyết danh, không có thời điểm xuất bản rõ ràng, vì vậy sẽ rất khó khăn khi áp dụng luật sở hữu trí tuệ". Giải thích về điều này, ông Nguyễn Minh Thuyết, ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, cho biết: "Việc đưa các tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian vào danh mục được bảo hộ nhằm đảm bảo cho các tác phẩm này không bị bóp méo, xuyên tạc trong quá trình chúng được các nghệ sĩ sử dụng vào mục đích biểu diễn hay làm chất liệu sáng tạo".
Vấn đề tạo nên độ "vênh" khá lớn giữa dự luật với BTA là thời hạn bảo hộ. Dự thảo 5 đề xuất thời hạn bảo hộ đối với các đối tượng tính trên cơ sở cuộc đời tác giả là suốt cuộc đời tác giả + 50 năm; đối với các tác phẩm điện ảnh, các tác phẩm nghe nhìn, các tác phẩm di cảo và các tác phẩm khuyết danh khác là 50 năm kể từ thời điểm công bố đầu tiên. Các chuyên gia cho rằng VN cần nâng thời hạn bảo hộ lên 70 năm để phù hợp với BTA và xu hướng chung của thế giới. Tuy nhiên, ông Nguyễn Minh Thuyết cho rằng việc đưa ra thời hạn 50 năm là một điều hợp lý nhằm cân bằng giữa lợi ích tác giả và lợi ích cộng đồng trong bối cảnh VN là một nước đang phát triển như hiện nay. Thời hạn này cũng phù hợp với thông lệ quốc tế và Công ước Berne.
Cuộc tọa đàm này nhằm tham khảo ý kiến của các chuyên gia về sự phù hợp giữa Dự thảo 5 Luật sở hữu trí tuệ với Công ước Berne, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ (BTA) và hiệp định TRIPS mà VN cần thực hiện khi gia nhập WTO.
Dự thảo 5 Luật Sở hữu trí tuệ được đánh giá là có nhiều thay đổi so với dự thảo 4 nhưng để hoàn thiện hơn nữa, các chuyên gia cho rằng dự thảo vẫn cần có những bổ sung, điều chỉnh trên các vấn đề như: Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, thời hạn bảo hộ và các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Buổi tọa đàm cũng đề cập đến những vấn đề quan trọng khác như các quyền độc quyền, các biện pháp hình sự chống xâm phạm bản quyền, pháp luật về bản ghi hình.
Lưu Hà
VnExpress - 16/9/2005
Hôm 14/9, chương trình tọa đàm về bảo hộ quyền tác giả tại VN đã diễn ra tại Văn phòng Quốc hội, do Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Quốc hội kết hợp với Văn phòng luật sư Lê & Lê tổ chức.
Chủ đề gây tranh luận khá sôi nổi tại buổi tọa đàm là việc áp dụng các biện pháp dân sự và xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm luật sở hữu trí tuệ. Ông Michael Schlesinger, Phó chủ tịch và phó Tổng luật sư IIPA (Liên minh sở hữu trí tuệ thế giới) cho rằng, hiện tượng vi phạm bản quyền ở VN không có dấu hiệu suy giảm vì VN chưa đưa ra được một khung hình phạt đủ mạnh. Ông nói: "Nếu các bạn đưa ra một mức bồi thường thấp hơn nhiều lần so với lợi nhuận thu được từ các hoạt động vi phạm bản quyền thì người dân chẳng dại gì mà lại không vi phạm". Theo ông, ở Mỹ, mức bồi thường được luật pháp quy định đối với việc vi phạm bản quyền một tác phẩm là 150.000 USD. Như vậy một nhà sản xuất nếu sao chép 1 đĩa nhạc có khoảng 12 bài thì số tiền phạt sẽ lên tới 1,8 triệu USD.
Trước ý kiến này, đại diện Cục sở hữu trí tuệ cho rằng, mức trần cho việc bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được đề xuất trong dự luật là 200 triệu đồng. Đây là một con số quá thấp nhưng nâng con số này lên bao nhiêu thì lại còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của người dân VN, vì nếu đưa ra một con số quá lớn, người dân không có điều kiện thực thi thì pháp luật chỉ mang tính hình thức.
Đối với những đề xuất về các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, các chuyên gia tỏ ra băn khoăn về việc đưa tác phẩm sân khấu và tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian vào danh mục được bảo hộ. Ông Mihaly Ficsor, nguyên trợ lý Tổng giám đốc WIPO (Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới) phát biểu: "Đối với các tác phẩm sân khấu, chúng ta cần phân biệt rạch ròi giữa kịch bản sân khấu và các hoạt động sân khấu. Kịch bản sân khấu đã được bảo hộ tại quyền tác giả nhưng các hoạt động sân khấu (có sự tham gia của các thành phần khác như biên đạo, thiết kế mỹ thuật, âm nhạc...) cũng cần có sự bảo hộ. Một điều nữa chúng tôi cảm thấy chưa hiểu là quy định về tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian, vì đây là những tác phẩm khuyết danh, không có thời điểm xuất bản rõ ràng, vì vậy sẽ rất khó khăn khi áp dụng luật sở hữu trí tuệ". Giải thích về điều này, ông Nguyễn Minh Thuyết, ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, cho biết: "Việc đưa các tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian vào danh mục được bảo hộ nhằm đảm bảo cho các tác phẩm này không bị bóp méo, xuyên tạc trong quá trình chúng được các nghệ sĩ sử dụng vào mục đích biểu diễn hay làm chất liệu sáng tạo".
Vấn đề tạo nên độ "vênh" khá lớn giữa dự luật với BTA là thời hạn bảo hộ. Dự thảo 5 đề xuất thời hạn bảo hộ đối với các đối tượng tính trên cơ sở cuộc đời tác giả là suốt cuộc đời tác giả + 50 năm; đối với các tác phẩm điện ảnh, các tác phẩm nghe nhìn, các tác phẩm di cảo và các tác phẩm khuyết danh khác là 50 năm kể từ thời điểm công bố đầu tiên. Các chuyên gia cho rằng VN cần nâng thời hạn bảo hộ lên 70 năm để phù hợp với BTA và xu hướng chung của thế giới. Tuy nhiên, ông Nguyễn Minh Thuyết cho rằng việc đưa ra thời hạn 50 năm là một điều hợp lý nhằm cân bằng giữa lợi ích tác giả và lợi ích cộng đồng trong bối cảnh VN là một nước đang phát triển như hiện nay. Thời hạn này cũng phù hợp với thông lệ quốc tế và Công ước Berne.
Cuộc tọa đàm này nhằm tham khảo ý kiến của các chuyên gia về sự phù hợp giữa Dự thảo 5 Luật sở hữu trí tuệ với Công ước Berne, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ (BTA) và hiệp định TRIPS mà VN cần thực hiện khi gia nhập WTO.
Dự thảo 5 Luật Sở hữu trí tuệ được đánh giá là có nhiều thay đổi so với dự thảo 4 nhưng để hoàn thiện hơn nữa, các chuyên gia cho rằng dự thảo vẫn cần có những bổ sung, điều chỉnh trên các vấn đề như: Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, thời hạn bảo hộ và các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Buổi tọa đàm cũng đề cập đến những vấn đề quan trọng khác như các quyền độc quyền, các biện pháp hình sự chống xâm phạm bản quyền, pháp luật về bản ghi hình.
Lưu Hà