Tăng cường biện pháp bảo đảm thực thi
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Sở hữu trí tuệ
Tăng cường các biện pháp bảo đảm thực thi.
Báo Khoa học và Phát triển
Sau khi nghe Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban KH,CN&MT, Quốc hội đã dành một ngày làm việc để thảo luận về dự án Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn Yểu.
Xung quanh Dự án luật này, có 5 vấn đề cần tập trung thảo luận: về tính khả thi của Luật; về thời gian bảo hộ quyền tác giả và các quyền liên quan; về biện pháp nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia; sự phù hợp của các quy định Luật này với các đạo luật khác của nước ta và với các quy định của các điều ước quốc tế; quy định về quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.
Hiện nay pháp luật về SHTT ở nước ta còn tản mạn và cũng được quy định ở một số Bộ luật, cũng như các văn bản dưới luật. Vì thế việc luật hóa và bổ sung những quy định mới làm cho hoạt động SHTT của nước ta tiếp cận với các tiêu chuẩn bảo hộ SHTT trên thế giới là hết sức cần thiết, ĐB Nguyễn Văn Phát (Thanh Hóa) phát biểu. Tuy nhiên, vấn đề SHTT khá rộng và phức tạp nên nhiều ĐB đưa ra ý kiến đóng góp xung quanh các khái niệm và đặt ra nhiều tình huống trong thực tế để luật điều chỉnh nhằm nâng cao tính khả thi của luật. ĐB Tô Thị Toàn (Bắc Kạn) cho rằng, có nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian cũng bị vi phạm quyền tác giả. ĐB Nguyễn Hữu Thỉnh (Bến Tre) lại đề cập tới đối tượng bảo hộ là báo chí. Tán thành với ý kiến này, ĐB Lê Quốc Trung (Bình Thuận) cho rằng quy định những tin tức thời sự mang tính thông tin thuần túy là chưa rõ ràng, rất khó phân biệt thế nào là thuần túy, hơn nữa loại tin này cũng cần được Nhà nước bảo hộ. ĐB Mai Anh (Khánh Hòa) cho rằng bản quyền phần mềm có những đặc điểm riêng, do đó các quyền bảo hộ cũng cần được xem xét quy định cho phù hợp. Về thời gian bảo hộ quyền tác giả, hầu hết các ý kiến đóng góp đều nhất trí với Dự thảo nên quy định thời gian bảo hộ quyền tác giả là 50 năm.
Trước tình trạng vi phạm pháp luật về SHTT ở nước ta, ĐB Trần Thu Bạch Hà (Hà Nội) cho rằng, cần phải có những chế tài rõ ràng, nghiêm khắc hơn. Hiện nay những quy định vẫn còn có chỗ quá nhẹ nhàng, chưa đầy đủ, chưa quy định rõ ràng đâu là hành vi phải xử lý hành chính, dân sự, hình sự như vậy sẽ không ngăn chặn được vấn nạn về xâm phạm quyền SHTT. Về xử lý các vụ vi phạm về SHTT, ĐB Dương Thị Kim Anh (Trà Vinh) bổ sung thêm: Xu thế trên thế giới xử lý các vụ việc liên quan đến SHTT là do ngành tòa án đảm nhiệm. Trong dự thảo luật có đề cập đến thẩm quyền và trách nhiệm của Tòa án. Nhưng sự thể hiện trách nhiệm của cơ quan này trong Dự thảo luật còn chưa rõ. Do đó, để luật có tính khả thi, đề nghị cần phải quy định một cách cụ thể rõ ràng hơn vai trò trách nhiệm, quyền hạn của Toà án trong việc bảo đảm thực thi quyền SHTT.
Băn khoăn về nhãn hiệu nổi tiếng, ĐB Võ Quốc Thắng (Long An) phát biểu: Luật đã quy định rất chi tiết và cụ thể, nhưng về khía cạnh bảo hộ đối với nhãn hiệu nổi tiếng, trong Dự luật quy định đơn thuần duy nhất ở Điều 80 có 9 tiêu chí đánh giá một nhãn hiệu nổi tiếng. Tuy nhiên những tiêu chí này chỉ mang tính định hướng, chưa định lượng cụ thể để có thể dễ dàng đánh giá trong thực tế.
Trong buổi thảo luận đã có 31 ý kiến đóng góp cho dự thảo luật này, các ý kiến đóng góp sẽ được tổng hợp và tiếp thu chỉnh lý, dự kiến Dự thảo luật sẽ được thông qua vào kỳ họp cuối năm 2005.
Tăng cường các biện pháp bảo đảm thực thi.
Báo Khoa học và Phát triển
Sau khi nghe Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban KH,CN&MT, Quốc hội đã dành một ngày làm việc để thảo luận về dự án Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn Yểu.
Xung quanh Dự án luật này, có 5 vấn đề cần tập trung thảo luận: về tính khả thi của Luật; về thời gian bảo hộ quyền tác giả và các quyền liên quan; về biện pháp nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia; sự phù hợp của các quy định Luật này với các đạo luật khác của nước ta và với các quy định của các điều ước quốc tế; quy định về quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.
Hiện nay pháp luật về SHTT ở nước ta còn tản mạn và cũng được quy định ở một số Bộ luật, cũng như các văn bản dưới luật. Vì thế việc luật hóa và bổ sung những quy định mới làm cho hoạt động SHTT của nước ta tiếp cận với các tiêu chuẩn bảo hộ SHTT trên thế giới là hết sức cần thiết, ĐB Nguyễn Văn Phát (Thanh Hóa) phát biểu. Tuy nhiên, vấn đề SHTT khá rộng và phức tạp nên nhiều ĐB đưa ra ý kiến đóng góp xung quanh các khái niệm và đặt ra nhiều tình huống trong thực tế để luật điều chỉnh nhằm nâng cao tính khả thi của luật. ĐB Tô Thị Toàn (Bắc Kạn) cho rằng, có nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian cũng bị vi phạm quyền tác giả. ĐB Nguyễn Hữu Thỉnh (Bến Tre) lại đề cập tới đối tượng bảo hộ là báo chí. Tán thành với ý kiến này, ĐB Lê Quốc Trung (Bình Thuận) cho rằng quy định những tin tức thời sự mang tính thông tin thuần túy là chưa rõ ràng, rất khó phân biệt thế nào là thuần túy, hơn nữa loại tin này cũng cần được Nhà nước bảo hộ. ĐB Mai Anh (Khánh Hòa) cho rằng bản quyền phần mềm có những đặc điểm riêng, do đó các quyền bảo hộ cũng cần được xem xét quy định cho phù hợp. Về thời gian bảo hộ quyền tác giả, hầu hết các ý kiến đóng góp đều nhất trí với Dự thảo nên quy định thời gian bảo hộ quyền tác giả là 50 năm.
Trước tình trạng vi phạm pháp luật về SHTT ở nước ta, ĐB Trần Thu Bạch Hà (Hà Nội) cho rằng, cần phải có những chế tài rõ ràng, nghiêm khắc hơn. Hiện nay những quy định vẫn còn có chỗ quá nhẹ nhàng, chưa đầy đủ, chưa quy định rõ ràng đâu là hành vi phải xử lý hành chính, dân sự, hình sự như vậy sẽ không ngăn chặn được vấn nạn về xâm phạm quyền SHTT. Về xử lý các vụ vi phạm về SHTT, ĐB Dương Thị Kim Anh (Trà Vinh) bổ sung thêm: Xu thế trên thế giới xử lý các vụ việc liên quan đến SHTT là do ngành tòa án đảm nhiệm. Trong dự thảo luật có đề cập đến thẩm quyền và trách nhiệm của Tòa án. Nhưng sự thể hiện trách nhiệm của cơ quan này trong Dự thảo luật còn chưa rõ. Do đó, để luật có tính khả thi, đề nghị cần phải quy định một cách cụ thể rõ ràng hơn vai trò trách nhiệm, quyền hạn của Toà án trong việc bảo đảm thực thi quyền SHTT.
Băn khoăn về nhãn hiệu nổi tiếng, ĐB Võ Quốc Thắng (Long An) phát biểu: Luật đã quy định rất chi tiết và cụ thể, nhưng về khía cạnh bảo hộ đối với nhãn hiệu nổi tiếng, trong Dự luật quy định đơn thuần duy nhất ở Điều 80 có 9 tiêu chí đánh giá một nhãn hiệu nổi tiếng. Tuy nhiên những tiêu chí này chỉ mang tính định hướng, chưa định lượng cụ thể để có thể dễ dàng đánh giá trong thực tế.
Trong buổi thảo luận đã có 31 ý kiến đóng góp cho dự thảo luật này, các ý kiến đóng góp sẽ được tổng hợp và tiếp thu chỉnh lý, dự kiến Dự thảo luật sẽ được thông qua vào kỳ họp cuối năm 2005.