CT nước trực tiếp chỉ đạo chống tham nhũng
Chủ tịch nước trực tiếp chỉ đạo chống tham nhũng
(Theo Pháp luật TP HCM)
Khép lại phần thảo luận về dự luật phòng chống tham nhũng, Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách đã nhất trí chỉ lập một ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng ở trung ương, do Chủ tịch nước làm trưởng ban. Ông Nguyễn Ngọc Trân, Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, người đề xuất mô hình trên, đã có cuộc trao đổi với báo chí.
- Lý do gì ông lại đề xuất mô hình ban chỉ đạo mới với nhiệm vụ chỉ là chỉ đạo xây dựng cơ chế, chính sách?
- Từ kỳ họp thứ 6, khi chất vấn Thủ tướng, tôi đã nói: Nước ta do một Đảng lãnh đạo, cử tri cả nước đều cho rằng không bộ nào “to” bằng Bộ Chính trị, do đó theo cử tri, chống tham nhũng Bộ Chính trị phải trực tiếp tham gia. Đến kỳ họp thứ 7, tôi trình bày sơ đồ cơ chế, chính sách cần rà soát trong 4 lĩnh vực cải cách hành chính, tư pháp, tài chính tiền tệ, và quản lý doanh nghiệp nhà nước, để làm sao cán bộ công chức không muốn, không thể và không dám tham nhũng. Quan điểm nhất quán của tôi là Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng có Bộ Chính trị tham gia, không làm thay các cơ quan pháp luật hiện hành.
- Nhưng tại sao trưởng Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng phải là Chủ tịch nước?
- Theo tôi, Thủ tướng bận rất nhiều công việc của hành pháp. Bản thân tham nhũng chủ yếu phát sinh trong lĩnh vực hành pháp. Nên nếu theo dự thảo, giao việc chống tham nhũng cho Thủ tướng dù là Ủy viên Bộ Chính trị, thì vẫn dễ gây cảm nhận trong dư luận là “vừa đá bóng, vừa thổi còi”.
Trong Bộ Chính trị, Chủ tịch nước là người mà theo Hiến pháp, đứng đầu Hội đồng Quốc phòng và an ninh, có quyền đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm Thủ tướng, Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao; tự mình bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh phó chánh án, phó viện trưởng… Chủ tịch nước hiện được giao trọng trách chỉ đạo cải cách tư pháp. Nếu sắp tới tại Đại hội X quyết định Tổng bí thư kiêm nhiệm chức vụ Chủ tịch nước thì càng phù hợp. Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng sẽ được sự quan tâm cao nhất của cả Đảng và Nhà nước.
- Ban chỉ đạo theo mô hình này sẽ khác biệt lớn nhất với các ban chỉ đạo trước đây ở điểm nào?
- Chức năng, quyền hạn rõ ràng hơn, không dẫm chân, chồng chéo lên các cơ quan chức năng. Tôi nghĩ Ban chỉ đạo nên có tầm nhìn quán xuyến từ trên, tập trung chủ yếu vào rà soát, định hướng và đôn đốc xây dựng cơ chế, hoàn thiện chính sách, pháp luật. Ban chỉ đạo rà soát xem luật nào còn thiếu, luật nào còn kẽ hở, nhắc Chính phủ, nhắc Quốc hội ban hành, sửa đổi. Khe hở trong cơ chế chính sách sẽ sản sinh ra tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Ví dụ, luật về đầu thầu, luật về quy hoạch làm mãi không ra nên hai lĩnh vực này tham nhũng và lãng phí rất nhiều. Hoàn thiện pháp luật, bịt được kẽ hở trong cơ chế là bịt đầu vào của tham nhũng, không cho nó có đất sinh sôi nảy nở.
- Nhưng với những vụ án lớn, liên quan đến cán bộ cao cấp thì Ban chỉ đạo cũng cần tham gia để đảm bảo xử lý đến nơi đến chốn chứ?
- Quan điểm của tôi là người vi phạm chức vụ cao mấy đi nữa cũng xử theo pháp luật. Thể hiện Nhà nước Việt Nam là nhà nước pháp quyền thì mọi người, mọi thể chế phải sống và làm việc theo pháp luật. Ban chỉ đạo không chỉ thị xét xử, mà bảo đảm cơ chế để cơ quan tố tụng độc lập, chỉ làm theo pháp luật, không phải né tránh, không có vùng cấm. Kẽ hở cơ chế là đầu vào sản sinh tham nhũng phải bịt lại, còn đầu ra là hoạt động điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan pháp luật phải được tăng cường, hiệu quả.
(Theo Pháp luật TP HCM)
Khép lại phần thảo luận về dự luật phòng chống tham nhũng, Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách đã nhất trí chỉ lập một ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng ở trung ương, do Chủ tịch nước làm trưởng ban. Ông Nguyễn Ngọc Trân, Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, người đề xuất mô hình trên, đã có cuộc trao đổi với báo chí.
- Lý do gì ông lại đề xuất mô hình ban chỉ đạo mới với nhiệm vụ chỉ là chỉ đạo xây dựng cơ chế, chính sách?
- Từ kỳ họp thứ 6, khi chất vấn Thủ tướng, tôi đã nói: Nước ta do một Đảng lãnh đạo, cử tri cả nước đều cho rằng không bộ nào “to” bằng Bộ Chính trị, do đó theo cử tri, chống tham nhũng Bộ Chính trị phải trực tiếp tham gia. Đến kỳ họp thứ 7, tôi trình bày sơ đồ cơ chế, chính sách cần rà soát trong 4 lĩnh vực cải cách hành chính, tư pháp, tài chính tiền tệ, và quản lý doanh nghiệp nhà nước, để làm sao cán bộ công chức không muốn, không thể và không dám tham nhũng. Quan điểm nhất quán của tôi là Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng có Bộ Chính trị tham gia, không làm thay các cơ quan pháp luật hiện hành.
- Nhưng tại sao trưởng Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng phải là Chủ tịch nước?
- Theo tôi, Thủ tướng bận rất nhiều công việc của hành pháp. Bản thân tham nhũng chủ yếu phát sinh trong lĩnh vực hành pháp. Nên nếu theo dự thảo, giao việc chống tham nhũng cho Thủ tướng dù là Ủy viên Bộ Chính trị, thì vẫn dễ gây cảm nhận trong dư luận là “vừa đá bóng, vừa thổi còi”.
Trong Bộ Chính trị, Chủ tịch nước là người mà theo Hiến pháp, đứng đầu Hội đồng Quốc phòng và an ninh, có quyền đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm Thủ tướng, Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao; tự mình bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh phó chánh án, phó viện trưởng… Chủ tịch nước hiện được giao trọng trách chỉ đạo cải cách tư pháp. Nếu sắp tới tại Đại hội X quyết định Tổng bí thư kiêm nhiệm chức vụ Chủ tịch nước thì càng phù hợp. Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng sẽ được sự quan tâm cao nhất của cả Đảng và Nhà nước.
- Ban chỉ đạo theo mô hình này sẽ khác biệt lớn nhất với các ban chỉ đạo trước đây ở điểm nào?
- Chức năng, quyền hạn rõ ràng hơn, không dẫm chân, chồng chéo lên các cơ quan chức năng. Tôi nghĩ Ban chỉ đạo nên có tầm nhìn quán xuyến từ trên, tập trung chủ yếu vào rà soát, định hướng và đôn đốc xây dựng cơ chế, hoàn thiện chính sách, pháp luật. Ban chỉ đạo rà soát xem luật nào còn thiếu, luật nào còn kẽ hở, nhắc Chính phủ, nhắc Quốc hội ban hành, sửa đổi. Khe hở trong cơ chế chính sách sẽ sản sinh ra tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Ví dụ, luật về đầu thầu, luật về quy hoạch làm mãi không ra nên hai lĩnh vực này tham nhũng và lãng phí rất nhiều. Hoàn thiện pháp luật, bịt được kẽ hở trong cơ chế là bịt đầu vào của tham nhũng, không cho nó có đất sinh sôi nảy nở.
- Nhưng với những vụ án lớn, liên quan đến cán bộ cao cấp thì Ban chỉ đạo cũng cần tham gia để đảm bảo xử lý đến nơi đến chốn chứ?
- Quan điểm của tôi là người vi phạm chức vụ cao mấy đi nữa cũng xử theo pháp luật. Thể hiện Nhà nước Việt Nam là nhà nước pháp quyền thì mọi người, mọi thể chế phải sống và làm việc theo pháp luật. Ban chỉ đạo không chỉ thị xét xử, mà bảo đảm cơ chế để cơ quan tố tụng độc lập, chỉ làm theo pháp luật, không phải né tránh, không có vùng cấm. Kẽ hở cơ chế là đầu vào sản sinh tham nhũng phải bịt lại, còn đầu ra là hoạt động điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan pháp luật phải được tăng cường, hiệu quả.