Chống tham nhũng: kiêm nhiệm hay chuyên trách?
Chống tham nhũng: kiêm nhiệm hay chuyên trách?
Phạm Dương - 25-10-2005
“Phải có mảnh đất riêng để chôn những kẻ tham nhũng”. ĐB Nguyễn Mạnh Đức (Yên Bái) mang theo nỗi bức xúc của cử tri vào nghị trường chiều 24-10 khi Quốc hội (QH) thảo luận dự án Luật Phòng chống tham nhũng.
Thủ tướng đứng đầu cơ quan chống tham nhũng?
“Tôi không đồng ý thành lập Ban Chỉ đạo chống tham nhũng do Thủ tướng đứng đầu”- ĐB Lưu Thị Giang (Bắc Ninh) nêu quan điểm không nhất trí với dự thảo luật nêu thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu. ĐB Trần Thị Hoa Ry (Bạc Liêu) lo ngại trong điều kiện văn bản pháp lý còn chưa hoàn thiện, đội ngũ công chức làm công ăn lương như hiện nay thì một ban chỉ đạo với các chức danh kiêm nhiệm sẽ không có hiệu quả để chống tham nhũng. Chia sẻ quan điểm trên, ĐB Nguyễn Mạnh Đức đặt vấn đề “Thành lập ban chỉ đạo do Thủ tướng đứng đầu với các thành viên kiêm nhiệm như Bộ trưởng Công an, Tổng Thanh tra Chính phủ... thì có hiệu quả không? Đã có những ban chỉ đạo với các thành viên kiêm mà không hiệu quả, vậy chúng ta có nên đi theo vết xe cũ hay không bởi kiêm nhiệm thì hoàn thành nhiệm vụ cũng được mà không hoàn thành cũng không sao!”. “QH nên thành lập Ủy ban Lâm thời chống tham nhũng. Sau đó rút kinh nghiệm từ hoạt động của ủy ban này để thành lập ban chỉ đạo cũng chưa muộn”- ĐB Lưu Thị Giang kiến nghị thành lập một cơ quan thường trực. ĐB Nguyễn Mạnh Đức đề xuất thành lập cơ quan chuyên trách điều tra chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị hoặc Ủy ban Thường vụ QH.
Ai phải kê khai tài sản?
ĐB Nguyễn Mạnh Đức đặt vấn đề tính khả thi của việc kê khai tài sản, một trong những biện pháp công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của những người có chức vụ, quyền hạn nhằm giúp kiểm soát tài sản và biến động về tài sản để từ đó chủ động phòng ngừa và có điều kiện phát hiện hành vi tham nhũng. “Vàng, tiền mặt, đá quý, đô la... cất đi thì có kiểm soát được không?”- ĐB Đức đề nghị kiên quyết đổi mới ngay phương thức thanh toán bằng hình thức thu chi tiền mặt. Chỉ có thanh toán qua thẻ tín dụng mới giúp kiểm soát tốt hơn thu nhập”- ĐB Đức kiến nghị.
Tuy nhiên, trong giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Vũ Đức Khiển cho rằng vợ hoặc chồng và con của người có chức vụ, quyền hạn vẫn phải kê khai tài sản.
Tham nhũng: Tố cáo với ai?
“Phát hiện tham nhũng thì báo cáo ai đây? Người đứng đầu cơ quan? Người đứng đầu cơ quan cấp trên ư? Ai có thể bảo đảm những người đứng đầu ấy trong sạch, không “cùng hội cùng thuyền” hoặc đủ bản lĩnh để đấu tranh chống tham nhũng?”- ĐB Trần Thị Hoa Ry nêu một loạt câu hỏi cho rằng nên mở rộng “kênh” tố cáo tham nhũng, chứ không bó buộc vào việc tố cáo theo ngành... dọc. Theo ĐB Hoa Ry, chính quần chúng nhân dân và các cơ quan dân cử như QH, HĐND hay các tổ chức như MTTQ mới “tai mắt” hiệu quả để phát hiện, tố cáo tham nhũng nhưng các hệ thống nhân dân đó chỉ phát huy sức mạnh giám sát khi Nhà nước thực hiện công khai minh bạch. Bà tỏ ra băn khoăn rằng chỉ áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo tham nhũng khi có biểu hiện đe dọa, trù dập, trả thù người tố cáo hoặc khi người tố cáo yêu cầu là không khuyến khích người đứng ra tố cáo tham nhũng.
Sáng 25-10, QH thảo luận tại hội trường về dự án Luật Phòng chống tham nhũng. Chiều, QH thảo luận dự án Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Theo Người Lao động
Phạm Dương - 25-10-2005
“Phải có mảnh đất riêng để chôn những kẻ tham nhũng”. ĐB Nguyễn Mạnh Đức (Yên Bái) mang theo nỗi bức xúc của cử tri vào nghị trường chiều 24-10 khi Quốc hội (QH) thảo luận dự án Luật Phòng chống tham nhũng.
Thủ tướng đứng đầu cơ quan chống tham nhũng?
“Tôi không đồng ý thành lập Ban Chỉ đạo chống tham nhũng do Thủ tướng đứng đầu”- ĐB Lưu Thị Giang (Bắc Ninh) nêu quan điểm không nhất trí với dự thảo luật nêu thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu. ĐB Trần Thị Hoa Ry (Bạc Liêu) lo ngại trong điều kiện văn bản pháp lý còn chưa hoàn thiện, đội ngũ công chức làm công ăn lương như hiện nay thì một ban chỉ đạo với các chức danh kiêm nhiệm sẽ không có hiệu quả để chống tham nhũng. Chia sẻ quan điểm trên, ĐB Nguyễn Mạnh Đức đặt vấn đề “Thành lập ban chỉ đạo do Thủ tướng đứng đầu với các thành viên kiêm nhiệm như Bộ trưởng Công an, Tổng Thanh tra Chính phủ... thì có hiệu quả không? Đã có những ban chỉ đạo với các thành viên kiêm mà không hiệu quả, vậy chúng ta có nên đi theo vết xe cũ hay không bởi kiêm nhiệm thì hoàn thành nhiệm vụ cũng được mà không hoàn thành cũng không sao!”. “QH nên thành lập Ủy ban Lâm thời chống tham nhũng. Sau đó rút kinh nghiệm từ hoạt động của ủy ban này để thành lập ban chỉ đạo cũng chưa muộn”- ĐB Lưu Thị Giang kiến nghị thành lập một cơ quan thường trực. ĐB Nguyễn Mạnh Đức đề xuất thành lập cơ quan chuyên trách điều tra chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị hoặc Ủy ban Thường vụ QH.
Ai phải kê khai tài sản?
ĐB Nguyễn Mạnh Đức đặt vấn đề tính khả thi của việc kê khai tài sản, một trong những biện pháp công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của những người có chức vụ, quyền hạn nhằm giúp kiểm soát tài sản và biến động về tài sản để từ đó chủ động phòng ngừa và có điều kiện phát hiện hành vi tham nhũng. “Vàng, tiền mặt, đá quý, đô la... cất đi thì có kiểm soát được không?”- ĐB Đức đề nghị kiên quyết đổi mới ngay phương thức thanh toán bằng hình thức thu chi tiền mặt. Chỉ có thanh toán qua thẻ tín dụng mới giúp kiểm soát tốt hơn thu nhập”- ĐB Đức kiến nghị.
Tuy nhiên, trong giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Vũ Đức Khiển cho rằng vợ hoặc chồng và con của người có chức vụ, quyền hạn vẫn phải kê khai tài sản.
Tham nhũng: Tố cáo với ai?
“Phát hiện tham nhũng thì báo cáo ai đây? Người đứng đầu cơ quan? Người đứng đầu cơ quan cấp trên ư? Ai có thể bảo đảm những người đứng đầu ấy trong sạch, không “cùng hội cùng thuyền” hoặc đủ bản lĩnh để đấu tranh chống tham nhũng?”- ĐB Trần Thị Hoa Ry nêu một loạt câu hỏi cho rằng nên mở rộng “kênh” tố cáo tham nhũng, chứ không bó buộc vào việc tố cáo theo ngành... dọc. Theo ĐB Hoa Ry, chính quần chúng nhân dân và các cơ quan dân cử như QH, HĐND hay các tổ chức như MTTQ mới “tai mắt” hiệu quả để phát hiện, tố cáo tham nhũng nhưng các hệ thống nhân dân đó chỉ phát huy sức mạnh giám sát khi Nhà nước thực hiện công khai minh bạch. Bà tỏ ra băn khoăn rằng chỉ áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo tham nhũng khi có biểu hiện đe dọa, trù dập, trả thù người tố cáo hoặc khi người tố cáo yêu cầu là không khuyến khích người đứng ra tố cáo tham nhũng.
Sáng 25-10, QH thảo luận tại hội trường về dự án Luật Phòng chống tham nhũng. Chiều, QH thảo luận dự án Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Theo Người Lao động