Góp ý của Ths Luật học Diệp Thành Nguyên
GÓP Ý DỰ THẢO LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
Thạc sĩ Luật học Diệp Thành Nguyên
Phó trưởng Khoa Luật – Đại học Cần Thơ
Theo Nghiên cứu Lập pháp ngày 05/09/2005
Dự thảo Luật phòng, chống tham nhũng được đưa ra lấy ý kiến nhân dân từ ngày 20/7/2005 đến 10/9/2005 với tám vấn đề cần tập trung thảo luận theo như gợi ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Với tư cách là một công dân, tôi xin phép góp ý một số vấn đề đã được gợi ý, cụ thể như sau:
Thứ nhất, về phạm vi điều chỉnh (Điều 1)
Theo tôi phương án 1 chỉ điều chỉnh hành vi tham nhũng của người có chức vụ, quyền hạn thuộc khu vực Nhà nước có tính thiết thực và khả thi hơn. Bởi vì, khi nói đến tham nhũng là chúng ta liên tưởng ngay đến hành vi của những người có chức vụ, quyền hạn trong bộ máy nhà nước, vì những người này có điều kiện thuận lợi nhất để thực hiện hành vi tham nhũng. Mặt khác, mục tiêu chính của phòng, chống tham nhũng là làm trong sạch bộ máy nhà nước, từ đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, lấy được lòng tin của nhân dân. Vì thế chúng ta nên tập trung vào phạm vi đối tượng chính, chứ không nên mở phạm vi đối tượng điều chỉnh quá rộng làm loãng vấn đề và trong chừng mực nào đó làm ảnh hưởng đến tính khả thi của văn bản. Hơn nữa, chúng ta thấy ở phương án 1 liệt kê phạm vi đối tượng được xác định là người có chức vụ, quyền hạn đã là đầy đủ những đối tượng cần phải điều chỉnh; nếu xem quy định tại điều 1 của Pháp lệnh cán bộ, công chức thì chúng ta thấy phạm vi đối tượng điều chỉnh của dự luật này rộng hơn, nó đã bao hàm được cả cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức Đảng, các tổ chức đoàn thể trong hệ thống chính trị, và các đối tượng khác ở vị trí có điều kiện thực hiện hành vi tham nhũng được nêu ở điểm b, c, d của khoản 3 điều 1 của dự thảo.
Thứ hai, về các biện pháp phòng ngừa tham nhũng (chương II)
Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng quy định tại chương II của dự thảo, theo tôi bước đầu quy định như thế là đủ.
Tuy nhiên, vấn đề đáng quan tâm ở đây là cơ quan có thẩm quyền nên đưa ra được cơ chế hữu hiệu nhất cho việc thực hiện các quy định này, tránh thực trạng chung của một số văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành là văn bản của cấp trên đã ban hành còn phải chờ văn bản của cấp dưới hướng dẫn thi hành rồi mới thực hiện, thậm chí thực hiện cũng không đầy đủ; hoặc không có cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định này một cách hữu hiệu (hoặc có cơ chế kiểm tra, giám sát nhưng thực hiện lại chưa tốt) dẫn đến tình trạng văn bản quy định rất hay nhưng thực tế thực hiện trong một số trường hợp lại chưa hay lắm.
Thứ ba, vấn đề kê khai tài sản, thu nhập (Điều 39)
Theo ý kiến cá nhân, tôi cho rằng cả ba phương án nêu trong dự thảo có phạm vi đối tượng phải kê khai tài sản là quá rộng, khó khả thi; đồng thời gây ra sự tốn kém về thời gian, công sức kê khai, kiểm tra, xác minh, quản lý không cần thiết trong nhiều trường hợp, đặc biệt là đối với cán bộ, công chức, viên chức và những người khác không có chức vụ, quyền hạn cao, không ở vị trí dễ nảy sinh tiêu cực.
Vì thế, theo tôi chỉ bắt buộc kê khai tài sản của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và những người ở những vị trí dễ nảy sinh tiêu cực.
Thứ tư, về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng tại cơ quan, tổ chức, đơn vị mình (Điều 49)
“Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chịu trách nhiệm về việc để xảy ra hành vi tham nhũng của người do mình quản lý, giao nhiệm vụ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mà mình quản lý, phụ trách”. (Điều 49 của dự thảo)
Quy định như dự thảo còn quá chung chung, nên chăng quy định cụ thể khi có người trong cơ quan, đơn vị, tổ chức tham nhũng ở mức độ nào thì thủ trưởng phải chịu loại trách nhiệm nào tương ứng.
Thứ năm, về việc tiếp nhận và xử lý tố cáo hành vi tham nhũng (Mục 4 Chương III)
Theo quan điểm cá nhân, tôi đề nghị nên quy định mở hơn so với dự thảo, cụ thể là nên tiếp nhận và xử lý cả những tin báo tham nhũng nặc danh nhưng lại có nội dung sự việc rất cụ thể và rõ ràng. Có như thế thì người dân mới thực hiện được trọn vẹn quyền tố cáo của mình. Bởi vì trong nhiều trường hợp vì tâm lý e ngại bị trù dập từ người bị tố cáo hoặc từ phe cánh của người bị tố cáo, hoặc vì chén cơm nên họ không dám ghi họ tên.
Thứ sáu, về Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng (Điều 72)
Theo tôi phương án hay nhất là nên hình thành một cơ quan chuyên trách về phòng, chống tham nhũng. Bởi vì thực trạng tham nhũng hiện nay ở nước ta cũng cần đến lúc báo động rồi, do đó việc thành lập nên cơ quan chuyên trách này sẽ không bị cho là chưa cần thiết.
Tuy nhiên, nếu phải chọn một trong hai phương án đã nêu trong dự thảo thì tôi cho rằng phương án 1 phù hợp với tình hình hiện nay ở nước ta hơn. Tuy nhiên, nếu chọn phương án 1 thì nên lưu ý đến tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban, nhất là quy định sao phải đảm bảo cho Ban có đủ thẩm quyền để thực hiện và hoàn thành tốt chức năng của mình.
Thạc sĩ Luật học Diệp Thành Nguyên
Phó trưởng Khoa Luật – Đại học Cần Thơ
Theo Nghiên cứu Lập pháp ngày 05/09/2005
Dự thảo Luật phòng, chống tham nhũng được đưa ra lấy ý kiến nhân dân từ ngày 20/7/2005 đến 10/9/2005 với tám vấn đề cần tập trung thảo luận theo như gợi ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Với tư cách là một công dân, tôi xin phép góp ý một số vấn đề đã được gợi ý, cụ thể như sau:
Thứ nhất, về phạm vi điều chỉnh (Điều 1)
Theo tôi phương án 1 chỉ điều chỉnh hành vi tham nhũng của người có chức vụ, quyền hạn thuộc khu vực Nhà nước có tính thiết thực và khả thi hơn. Bởi vì, khi nói đến tham nhũng là chúng ta liên tưởng ngay đến hành vi của những người có chức vụ, quyền hạn trong bộ máy nhà nước, vì những người này có điều kiện thuận lợi nhất để thực hiện hành vi tham nhũng. Mặt khác, mục tiêu chính của phòng, chống tham nhũng là làm trong sạch bộ máy nhà nước, từ đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, lấy được lòng tin của nhân dân. Vì thế chúng ta nên tập trung vào phạm vi đối tượng chính, chứ không nên mở phạm vi đối tượng điều chỉnh quá rộng làm loãng vấn đề và trong chừng mực nào đó làm ảnh hưởng đến tính khả thi của văn bản. Hơn nữa, chúng ta thấy ở phương án 1 liệt kê phạm vi đối tượng được xác định là người có chức vụ, quyền hạn đã là đầy đủ những đối tượng cần phải điều chỉnh; nếu xem quy định tại điều 1 của Pháp lệnh cán bộ, công chức thì chúng ta thấy phạm vi đối tượng điều chỉnh của dự luật này rộng hơn, nó đã bao hàm được cả cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức Đảng, các tổ chức đoàn thể trong hệ thống chính trị, và các đối tượng khác ở vị trí có điều kiện thực hiện hành vi tham nhũng được nêu ở điểm b, c, d của khoản 3 điều 1 của dự thảo.
Thứ hai, về các biện pháp phòng ngừa tham nhũng (chương II)
Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng quy định tại chương II của dự thảo, theo tôi bước đầu quy định như thế là đủ.
Tuy nhiên, vấn đề đáng quan tâm ở đây là cơ quan có thẩm quyền nên đưa ra được cơ chế hữu hiệu nhất cho việc thực hiện các quy định này, tránh thực trạng chung của một số văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành là văn bản của cấp trên đã ban hành còn phải chờ văn bản của cấp dưới hướng dẫn thi hành rồi mới thực hiện, thậm chí thực hiện cũng không đầy đủ; hoặc không có cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định này một cách hữu hiệu (hoặc có cơ chế kiểm tra, giám sát nhưng thực hiện lại chưa tốt) dẫn đến tình trạng văn bản quy định rất hay nhưng thực tế thực hiện trong một số trường hợp lại chưa hay lắm.
Thứ ba, vấn đề kê khai tài sản, thu nhập (Điều 39)
Theo ý kiến cá nhân, tôi cho rằng cả ba phương án nêu trong dự thảo có phạm vi đối tượng phải kê khai tài sản là quá rộng, khó khả thi; đồng thời gây ra sự tốn kém về thời gian, công sức kê khai, kiểm tra, xác minh, quản lý không cần thiết trong nhiều trường hợp, đặc biệt là đối với cán bộ, công chức, viên chức và những người khác không có chức vụ, quyền hạn cao, không ở vị trí dễ nảy sinh tiêu cực.
Vì thế, theo tôi chỉ bắt buộc kê khai tài sản của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và những người ở những vị trí dễ nảy sinh tiêu cực.
Thứ tư, về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng tại cơ quan, tổ chức, đơn vị mình (Điều 49)
“Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chịu trách nhiệm về việc để xảy ra hành vi tham nhũng của người do mình quản lý, giao nhiệm vụ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mà mình quản lý, phụ trách”. (Điều 49 của dự thảo)
Quy định như dự thảo còn quá chung chung, nên chăng quy định cụ thể khi có người trong cơ quan, đơn vị, tổ chức tham nhũng ở mức độ nào thì thủ trưởng phải chịu loại trách nhiệm nào tương ứng.
Thứ năm, về việc tiếp nhận và xử lý tố cáo hành vi tham nhũng (Mục 4 Chương III)
Theo quan điểm cá nhân, tôi đề nghị nên quy định mở hơn so với dự thảo, cụ thể là nên tiếp nhận và xử lý cả những tin báo tham nhũng nặc danh nhưng lại có nội dung sự việc rất cụ thể và rõ ràng. Có như thế thì người dân mới thực hiện được trọn vẹn quyền tố cáo của mình. Bởi vì trong nhiều trường hợp vì tâm lý e ngại bị trù dập từ người bị tố cáo hoặc từ phe cánh của người bị tố cáo, hoặc vì chén cơm nên họ không dám ghi họ tên.
Thứ sáu, về Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng (Điều 72)
Theo tôi phương án hay nhất là nên hình thành một cơ quan chuyên trách về phòng, chống tham nhũng. Bởi vì thực trạng tham nhũng hiện nay ở nước ta cũng cần đến lúc báo động rồi, do đó việc thành lập nên cơ quan chuyên trách này sẽ không bị cho là chưa cần thiết.
Tuy nhiên, nếu phải chọn một trong hai phương án đã nêu trong dự thảo thì tôi cho rằng phương án 1 phù hợp với tình hình hiện nay ở nước ta hơn. Tuy nhiên, nếu chọn phương án 1 thì nên lưu ý đến tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban, nhất là quy định sao phải đảm bảo cho Ban có đủ thẩm quyền để thực hiện và hoàn thành tốt chức năng của mình.