Chống TN: Quan trọng là người “bấm nút”
Chống tham nhũng: Quan trọng là người “bấm nút”
Minh Hà - Theo Lao động 13/09/2005
Luật Phòng chống tham nhũng đã được dự thảo lần 3 và hiện đang đưa ra lấy ý kiến rộng rãi các tầng lớp nhân dân, các bộ, ngành... Phần lớn đều cho rằng, cần có cơ quan chuyên trách chống tham nhũng.
Hội Luật gia TPHCM khi góp ý dự thảo chống tham nhũng mới đây cũng cho rằng, cần có một cơ quan chống tham nhũng hoạt động độc lập do Quốc hội quy định; thành lập Cục Điều tra chống tham nhũng tại Trung ương và ban chống tham nhũng ở các tỉnh, thành... Nhưng trong một cuộc trao đổi tâm huyết, một giáo sư nguyên là đại biểu Quốc hội khóa IX lại cho rằng, không nên thành lập Ủy ban Chống tham nhũng. Vấn đề là nên quy định cụ thể rõ ràng các hành vi và chế tài chống tham nhũng trong luật. Và quan trọng nhất, theo ông là “tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không có vùng cấm cũng như một ngoại lệ nào một khi đối tượng vi phạm luật” !
Luật gia Nguyễn Thị Lệ- nguyên thẩm phán TAND Tối cao - tại hội nghị góp ý cho dự thảo Luật Chống tham nhũng do Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ VN tổ chức tại Hà Nội cũng cho rằng, nếu Quốc hội khóa 11 thông qua được luật này, coi như đã làm xong sứ mệnh lịch sử của mình là “đặt quả tên lửa lên bệ phóng”. Còn việc ai bấm nút, “tên lửa” có bay đến đích hay không, là trách nhiệm đặt trên vai Đảng!
Chung quy, chống tham nhũng có hiệu quả hay không, không chỉ là chuyện phải có ban bệ, mà là chuyện con người. Liệu có chống được tham nhũng hay không, khi những người chống tham nhũng lại nằm trong cơ quan Nhà nước, lại không hoạt động độc lập? Ngay tại diễn đàn Quốc hội, khá nhiều đại biểu vốn là lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương đã lên tiếng gay gắt về thực trạng tham nhũng, nhưng lại không giám sát được tham nhũng ở ngay địa phương, đơn vị mình. Chuyện biến đất công thành tư, sử dụng vô tội vạ ngân sách, xe công, xà xẻo dự án... đều nằm ở các vị chức sắc. Ngay ở Thái Lan, toàn bộ Ủy ban Chống tham nhũng quốc gia (9 thành viên) đều đã bị kết án hồi đầu năm nay vì lạm dụng công quyền. Chín vị này từ khi thành lập ủy ban đến nay, trung bình mỗi tháng tham nhũng khoảng 1 triệu baht (khoảng hơn 20.000 USD)!
Luật Chống tham nhũng cần, nhưng chưa phải là bảo bối. Điều cần hơn cả vẫn là phòng tham nhũng ngay từ cơ chế, chính sách và khâu tuyển chọn cán bộ.
Minh Hà - Theo Lao động 13/09/2005
Luật Phòng chống tham nhũng đã được dự thảo lần 3 và hiện đang đưa ra lấy ý kiến rộng rãi các tầng lớp nhân dân, các bộ, ngành... Phần lớn đều cho rằng, cần có cơ quan chuyên trách chống tham nhũng.
Hội Luật gia TPHCM khi góp ý dự thảo chống tham nhũng mới đây cũng cho rằng, cần có một cơ quan chống tham nhũng hoạt động độc lập do Quốc hội quy định; thành lập Cục Điều tra chống tham nhũng tại Trung ương và ban chống tham nhũng ở các tỉnh, thành... Nhưng trong một cuộc trao đổi tâm huyết, một giáo sư nguyên là đại biểu Quốc hội khóa IX lại cho rằng, không nên thành lập Ủy ban Chống tham nhũng. Vấn đề là nên quy định cụ thể rõ ràng các hành vi và chế tài chống tham nhũng trong luật. Và quan trọng nhất, theo ông là “tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không có vùng cấm cũng như một ngoại lệ nào một khi đối tượng vi phạm luật” !
Luật gia Nguyễn Thị Lệ- nguyên thẩm phán TAND Tối cao - tại hội nghị góp ý cho dự thảo Luật Chống tham nhũng do Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ VN tổ chức tại Hà Nội cũng cho rằng, nếu Quốc hội khóa 11 thông qua được luật này, coi như đã làm xong sứ mệnh lịch sử của mình là “đặt quả tên lửa lên bệ phóng”. Còn việc ai bấm nút, “tên lửa” có bay đến đích hay không, là trách nhiệm đặt trên vai Đảng!
Chung quy, chống tham nhũng có hiệu quả hay không, không chỉ là chuyện phải có ban bệ, mà là chuyện con người. Liệu có chống được tham nhũng hay không, khi những người chống tham nhũng lại nằm trong cơ quan Nhà nước, lại không hoạt động độc lập? Ngay tại diễn đàn Quốc hội, khá nhiều đại biểu vốn là lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương đã lên tiếng gay gắt về thực trạng tham nhũng, nhưng lại không giám sát được tham nhũng ở ngay địa phương, đơn vị mình. Chuyện biến đất công thành tư, sử dụng vô tội vạ ngân sách, xe công, xà xẻo dự án... đều nằm ở các vị chức sắc. Ngay ở Thái Lan, toàn bộ Ủy ban Chống tham nhũng quốc gia (9 thành viên) đều đã bị kết án hồi đầu năm nay vì lạm dụng công quyền. Chín vị này từ khi thành lập ủy ban đến nay, trung bình mỗi tháng tham nhũng khoảng 1 triệu baht (khoảng hơn 20.000 USD)!
Luật Chống tham nhũng cần, nhưng chưa phải là bảo bối. Điều cần hơn cả vẫn là phòng tham nhũng ngay từ cơ chế, chính sách và khâu tuyển chọn cán bộ.