Dự án Luật Đầu tư phù hợp với nền kinh tế VN
Dự án Luật Đầu tư phù hợp với nền kinh tế Việt Nam
Đặng Văn Thanh
Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội
Vừa qua, một số cơ quan ngoại giao, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đã có thư hoặc công văn gửi cơ quan thẩm tra dự án Luật Đầu tư bày tỏ sự lo ngại liên quan đến dự án Luật và nêu kiến nghị về một số nội dung cụ thể. Ông Đặng Văn Thanh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội, người đã trực tiếp thẩm tra dự án Luật Đầu tư, đã có bài viết riêng cho Báo Đầu tư để giải toả sự lo ngại cũng như trả lời những kiến nghị trên.
Chính phủ Việt Nam đảm bảo quyền quyết định của nhà đầu tư, doanh nhân trong hoạt động đầu tư
Tư tưởng chỉ đạo xây dựng dự án Luật Đầu tư là xoá bỏ sự phân biệt đối xử bất hợp lý giữa các nhà đầu tư, đảm bảo quyền tự do kinh doanh, quyền chủ động, quyền quyết định của nhà đầu tư, của doanh nhân trong hoạt động đầu tư. Tất nhiên, mọi quy định, chế tài trong luật phải tính đến và đặt trong bối cảnh của nền kinh tế đang chuyển đổi, nền kinh tế mở cửa và chủ động hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới.
Dự án Luật đã được nghiên cứu và soạn thảo nghiêm túc, công phu với sự tham gia trực tiếp của nhiều bộ, ngành. Các bản dự thảo Luật đã được sự tham gia ý kiến của rất nhiều cơ quan, chuyên gia luật, chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, các hiệp hội nghề nghiệp, các nhà đầu tư, doanh nhân. Đặc biệt, cơ quan thẩm tra dự án luật của Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội đã đánh giá, yêu cầu chỉnh sửa nhiều nội dung của chính sách luật, nhiều chế tài trong dự án Luật. Các chuyên gia của dự án STAR Việt Nam đã bình luận và kiến nghị khá cụ thể về nhiều điều khoản trong dự thảo Luật.
Có thể nói, trong quá trình soạn thảo, thẩm tra, chỉnh sửa và hoàn thiện dự án Luật, Ban soạn thảo và cơ quan thẩm tra đã nghiên cứu kỹ, tiếp thu nghiêm túc mọi ý kiến tham gia, đánh giá của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, ý kiến của các đoàn đại biểu Quốc hội, của đại biểu Quốc hội chuyên trách. Có thể đánh giá, dự án Luật Đầu tư trình ra Quốc hội xem xét, thảo luận tại Kỳ họp này đã có sự chỉnh sửa và hoàn thiện khá căn bản.
Tuy nhiên, chắc chắn sẽ còn nhiều vấn đề cần được tiếp tục làm rõ và hoàn chỉnh; còn có ý kiến khác nhau về một số nội dung, về cách thể hiện chính sách luật. Vừa qua, một số cơ quan ngoại giao, tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đã có thư hoặc công văn gửi cơ quan thẩm tra dự án Luật bày tỏ sự lo ngại liên quan đến dự án Luật Đầu tư và nêu kiến nghị về một số nội dung cụ thể. Cơ quan thẩm tra và Ban soạn thảo dự án Luật trân trọng và đánh giá cao thiện chí, mọi ý kiến bình luận, đóng góp để dự án Luật hoàn thiện hơn, góp phần tích cực vào hoàn thiện môi trường pháp lý, lành mạnh hoá môi trường đầu tư ở Việt Nam.
Có thể thấy, mặc dù được đánh giá là có chất lượng khá tốt, đạt được sự nhất trí cao về nhiều nội dung, điều khoản, nhưng như báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội, trong dự án Luật Đầu tư trình ra Quốc hội còn những ý kiến khác nhau về một số nội dung và điều khoản. Một số ý kiến, trong đó có ý kiến của thành viên Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội đề nghị tiếp tục chỉnh sửa một số điều cho phù hợp hơn. Trong đó có một số vấn đề, nội dung cũng chính là những vấn đề mà các tổ chức, cá nhân còn băn khoăn lo ngại, như các quy định về giải quyết tranh chấp có liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam (Điều 12); về vốn góp chi phối, cổ phần chi phối của Nhà nước trong các dự án đầu tư, về thẩm định dự án, dự án phải kiểm toán...
Những vấn đề này sẽ được bàn thảo tại Quốc hội để tìm giải pháp tốt nhất có thể. Quốc hội sẽ xem xét và quyết định việc có quy định các vụ việc tranh chấp không có yếu tố nước ngoài và tranh chấp giữa nhà đầu tư và cơ quan quản lý Nhà nước Việt Nam có được và có cần giải quyết thông qua trọng tài hoặc toà án nước ngoài hay không? Việc thẩm định các dự án đầu tư có vốn góp chi phối của Nhà nước hay quy định rõ hơn là có 51% vốn đầu tư của Nhà nước cũng sẽ được trao đổi kỹ lưỡng và có quyết định phù hợp.
Có một số vấn đề được các tổ chức, cá nhân đề cập đến sẽ được đặt lên bàn để Quốc hội thảo luận. Nhưng cũng cần nói rõ thêm là, có vấn đề đã được chỉnh sửa trong dự thảo cuối cùng trình ra Quốc hội; có vấn đề do cách hiểu còn khác nhau hoặc do dịch thuật chưa thể hiện hết thực chất của quy định. Và cũng có vấn đề cần được lý giải phù hợp với nền kinh tế chuyển đổi của Việt Nam trong lộ trình hội nhập quốc tế.
Trước hết, nghĩa vụ bảo lãnh của Nhà nước về vốn vay bằng nguồn vốn từ nước ngoài vẫn được quy định trong dự án Luật (Điều 65). Nhà nước bảo lãnh có trọng tâm, trọng điểm, chỉ bảo lãnh vốn vay cho một số công trình và dự án quan trọng.
Thứ hai là phân loại dự án và các thủ tục liên quan từng loại dự án. Cần phải thấy rằng, phân loại dự án như dự thảo là sự kế thừa và đơn giản hoá cách phân loại dự án theo các quy định của Chính phủ Việt Nam về quản lý đầu tư và cũng phù hợp với lộ trình thực hiện cam kết trong Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA). Thủ tục đăng ký, thẩm tra chứng nhận đầu tư được đơn giản vì phần lớn dự án đầu tư được thực hiện theo thủ tục đăng ký theo mẫu hoặc đăng ký chứng nhận đầu tư. Chỉ những dự án đầu tư có quy mô vốn trên 300 tỷ đồng và các dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện là các dự án thuộc diện phải thẩm tra và cấp giấy chứng nhận đầu tư. Không có việc 3 cấp, 2 bước trong cấp giấy chứng nhận đầu tư như sự lo ngại của một số tổ chức, cá nhân. Theo quy định của dự án Luật, thủ tục thực hiện các dự án đầu tư và thành lập doanh nghiệp gắn với dự án đầu tư được thực hiện đồng thời để cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh - đầu tư.
Thứ ba là về thủ tục giải quyết ưu đãi, đúng là có nhiều ý kiến trái ngược nhau. Có ý kiến đề nghị ghi rõ ưu đãi đầu tư ngay trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh - đầu tư, và cho rằng như vậy nhà đầu tư sẽ yên lòng hơn về sự cam kết của Nhà nước. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, ghi như vậy sẽ rất gò bó và trong quá trình hoạt động, nếu có sự thay đổi về điều kiện hoặc lĩnh vực ngành nghề ưu đãi lại phải xin ghi lại, vừa tốn kém, vừa phiền phức. Do đó, đề nghị không ghi ưu đãi đầu tư trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh - đầu tư, mà để nhà đầu tư tự xác định điều kiện, mức ưu đãi theo quy định của pháp luật và làm thủ tục đề nghị hưởng ưu đãi đầu tư.
Để phù hợp và dung hoà các ý kiến, dự án Luật quy định chỉ có những dự án thuộc diện thẩm tra mới ghi ưu đãi vào giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh - đầu tư. Còn các dự án đầu tư khác sẽ do nhà đầu tư tự xác định và làm thủ tục đề nghị hưởng ưu đãi đầu tư. Có thể Luật sẽ quy định thêm, nếu nhà đầu tư có yêu cầu ghi ưu đãi đầu tư vào giấy chứng nhận thì cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư phải thoả mãn yêu cầu của nhà đầu tư.
Thứ tư là về đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư. Đây là nguyên tắc và cũng là tư tưởng chỉ đạo trong xây dựng Luật Đầu tư. Nhưng cần hiểu đó là sự bình đẳng trong cơ hội đầu tư trước pháp luật, bình đẳng trước sự đảm bảo của Nhà nước, bình đẳng trong thụ hưởng các ưu đãi. Dự án Luật xoá bỏ tất cả những phân biệt đối xử bất hợp lý giữa các nhà đầu tư, nhưng vẫn cần có sự phân biệt đối xử cần thiết, hợp lý về địa bàn và lĩnh vực đầu tư. Cũng như các quốc gia khác trên thế giới, có những lĩnh vực ngành nghề Nhà nước cấm đầu tư, hoặc cấm người nước ngoài đầu tư. Có lĩnh vực ngành nghề, nhà đầu tư nước ngoài chỉ được đầu tư với những điều kiện cụ thể hoặc với những điều kiện cao hơn, khắt khe hơn đối với nhà đầu tư trong nước. Đó cũng là lẽ bình thường và hoàn toàn phù hợp với tập quán quốc tế.
Thứ năm là về thanh tra đầu tư. Có ý kiến cho rằng, như vậy là nặng nề và dễ gây khó khăn cho nhà đầu tư. Cũng cần thấy rằng, thanh tra không chỉ liên quan đến hoạt động của các nhà đầu tư, mà còn thanh tra tình hình xử lý theo thẩm quyền của các cơ quan chức năng Nhà nước. Thanh tra không chỉ phát hiện sai phạm, mà quan trọng hơn là nhằm bảo vệ các nhà đầu tư hoạt động nghiêm túc, đúng luật pháp, có hiệu quả, ngăn ngừa các hành vi gian lận, không lành mạnh, gây bất lợi cho nền kinh tế và môi trường đầu tư. Tất nhiên, cần có chế tài để hoạt động thanh tra không gây khó cho nhà đầu tư và không làm xấu đi môi trường đầu tư.
Trên đây chỉ là một số vấn đề chủ yếu mà nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm. Chắc chắn sẽ có nhiều vấn đề khác nữa các đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận, xem xét kỹ trước khi quyết định. Tin tưởng rằng, bằng trí tuệ và trách nhiệm, Quốc hội sẽ xem xét dự án Luật Đầu tư trên mọi khía cạnh, tiếp thu nghiêm túc ý kiến của các tổ chức, cá nhân và nhân dân cả nước, dự án Luật Đầu tư sẽ hoàn thiện với chất lượng cao nhất có thể và phát huy tác dụng trong đời sống kinh tế của đất nước.
(Theo Đầu tư)
Đặng Văn Thanh
Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội
Vừa qua, một số cơ quan ngoại giao, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đã có thư hoặc công văn gửi cơ quan thẩm tra dự án Luật Đầu tư bày tỏ sự lo ngại liên quan đến dự án Luật và nêu kiến nghị về một số nội dung cụ thể. Ông Đặng Văn Thanh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội, người đã trực tiếp thẩm tra dự án Luật Đầu tư, đã có bài viết riêng cho Báo Đầu tư để giải toả sự lo ngại cũng như trả lời những kiến nghị trên.
Chính phủ Việt Nam đảm bảo quyền quyết định của nhà đầu tư, doanh nhân trong hoạt động đầu tư
Tư tưởng chỉ đạo xây dựng dự án Luật Đầu tư là xoá bỏ sự phân biệt đối xử bất hợp lý giữa các nhà đầu tư, đảm bảo quyền tự do kinh doanh, quyền chủ động, quyền quyết định của nhà đầu tư, của doanh nhân trong hoạt động đầu tư. Tất nhiên, mọi quy định, chế tài trong luật phải tính đến và đặt trong bối cảnh của nền kinh tế đang chuyển đổi, nền kinh tế mở cửa và chủ động hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới.
Dự án Luật đã được nghiên cứu và soạn thảo nghiêm túc, công phu với sự tham gia trực tiếp của nhiều bộ, ngành. Các bản dự thảo Luật đã được sự tham gia ý kiến của rất nhiều cơ quan, chuyên gia luật, chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, các hiệp hội nghề nghiệp, các nhà đầu tư, doanh nhân. Đặc biệt, cơ quan thẩm tra dự án luật của Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội đã đánh giá, yêu cầu chỉnh sửa nhiều nội dung của chính sách luật, nhiều chế tài trong dự án Luật. Các chuyên gia của dự án STAR Việt Nam đã bình luận và kiến nghị khá cụ thể về nhiều điều khoản trong dự thảo Luật.
Có thể nói, trong quá trình soạn thảo, thẩm tra, chỉnh sửa và hoàn thiện dự án Luật, Ban soạn thảo và cơ quan thẩm tra đã nghiên cứu kỹ, tiếp thu nghiêm túc mọi ý kiến tham gia, đánh giá của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, ý kiến của các đoàn đại biểu Quốc hội, của đại biểu Quốc hội chuyên trách. Có thể đánh giá, dự án Luật Đầu tư trình ra Quốc hội xem xét, thảo luận tại Kỳ họp này đã có sự chỉnh sửa và hoàn thiện khá căn bản.
Tuy nhiên, chắc chắn sẽ còn nhiều vấn đề cần được tiếp tục làm rõ và hoàn chỉnh; còn có ý kiến khác nhau về một số nội dung, về cách thể hiện chính sách luật. Vừa qua, một số cơ quan ngoại giao, tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đã có thư hoặc công văn gửi cơ quan thẩm tra dự án Luật bày tỏ sự lo ngại liên quan đến dự án Luật Đầu tư và nêu kiến nghị về một số nội dung cụ thể. Cơ quan thẩm tra và Ban soạn thảo dự án Luật trân trọng và đánh giá cao thiện chí, mọi ý kiến bình luận, đóng góp để dự án Luật hoàn thiện hơn, góp phần tích cực vào hoàn thiện môi trường pháp lý, lành mạnh hoá môi trường đầu tư ở Việt Nam.
Có thể thấy, mặc dù được đánh giá là có chất lượng khá tốt, đạt được sự nhất trí cao về nhiều nội dung, điều khoản, nhưng như báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội, trong dự án Luật Đầu tư trình ra Quốc hội còn những ý kiến khác nhau về một số nội dung và điều khoản. Một số ý kiến, trong đó có ý kiến của thành viên Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội đề nghị tiếp tục chỉnh sửa một số điều cho phù hợp hơn. Trong đó có một số vấn đề, nội dung cũng chính là những vấn đề mà các tổ chức, cá nhân còn băn khoăn lo ngại, như các quy định về giải quyết tranh chấp có liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam (Điều 12); về vốn góp chi phối, cổ phần chi phối của Nhà nước trong các dự án đầu tư, về thẩm định dự án, dự án phải kiểm toán...
Những vấn đề này sẽ được bàn thảo tại Quốc hội để tìm giải pháp tốt nhất có thể. Quốc hội sẽ xem xét và quyết định việc có quy định các vụ việc tranh chấp không có yếu tố nước ngoài và tranh chấp giữa nhà đầu tư và cơ quan quản lý Nhà nước Việt Nam có được và có cần giải quyết thông qua trọng tài hoặc toà án nước ngoài hay không? Việc thẩm định các dự án đầu tư có vốn góp chi phối của Nhà nước hay quy định rõ hơn là có 51% vốn đầu tư của Nhà nước cũng sẽ được trao đổi kỹ lưỡng và có quyết định phù hợp.
Có một số vấn đề được các tổ chức, cá nhân đề cập đến sẽ được đặt lên bàn để Quốc hội thảo luận. Nhưng cũng cần nói rõ thêm là, có vấn đề đã được chỉnh sửa trong dự thảo cuối cùng trình ra Quốc hội; có vấn đề do cách hiểu còn khác nhau hoặc do dịch thuật chưa thể hiện hết thực chất của quy định. Và cũng có vấn đề cần được lý giải phù hợp với nền kinh tế chuyển đổi của Việt Nam trong lộ trình hội nhập quốc tế.
Trước hết, nghĩa vụ bảo lãnh của Nhà nước về vốn vay bằng nguồn vốn từ nước ngoài vẫn được quy định trong dự án Luật (Điều 65). Nhà nước bảo lãnh có trọng tâm, trọng điểm, chỉ bảo lãnh vốn vay cho một số công trình và dự án quan trọng.
Thứ hai là phân loại dự án và các thủ tục liên quan từng loại dự án. Cần phải thấy rằng, phân loại dự án như dự thảo là sự kế thừa và đơn giản hoá cách phân loại dự án theo các quy định của Chính phủ Việt Nam về quản lý đầu tư và cũng phù hợp với lộ trình thực hiện cam kết trong Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA). Thủ tục đăng ký, thẩm tra chứng nhận đầu tư được đơn giản vì phần lớn dự án đầu tư được thực hiện theo thủ tục đăng ký theo mẫu hoặc đăng ký chứng nhận đầu tư. Chỉ những dự án đầu tư có quy mô vốn trên 300 tỷ đồng và các dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện là các dự án thuộc diện phải thẩm tra và cấp giấy chứng nhận đầu tư. Không có việc 3 cấp, 2 bước trong cấp giấy chứng nhận đầu tư như sự lo ngại của một số tổ chức, cá nhân. Theo quy định của dự án Luật, thủ tục thực hiện các dự án đầu tư và thành lập doanh nghiệp gắn với dự án đầu tư được thực hiện đồng thời để cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh - đầu tư.
Thứ ba là về thủ tục giải quyết ưu đãi, đúng là có nhiều ý kiến trái ngược nhau. Có ý kiến đề nghị ghi rõ ưu đãi đầu tư ngay trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh - đầu tư, và cho rằng như vậy nhà đầu tư sẽ yên lòng hơn về sự cam kết của Nhà nước. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, ghi như vậy sẽ rất gò bó và trong quá trình hoạt động, nếu có sự thay đổi về điều kiện hoặc lĩnh vực ngành nghề ưu đãi lại phải xin ghi lại, vừa tốn kém, vừa phiền phức. Do đó, đề nghị không ghi ưu đãi đầu tư trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh - đầu tư, mà để nhà đầu tư tự xác định điều kiện, mức ưu đãi theo quy định của pháp luật và làm thủ tục đề nghị hưởng ưu đãi đầu tư.
Để phù hợp và dung hoà các ý kiến, dự án Luật quy định chỉ có những dự án thuộc diện thẩm tra mới ghi ưu đãi vào giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh - đầu tư. Còn các dự án đầu tư khác sẽ do nhà đầu tư tự xác định và làm thủ tục đề nghị hưởng ưu đãi đầu tư. Có thể Luật sẽ quy định thêm, nếu nhà đầu tư có yêu cầu ghi ưu đãi đầu tư vào giấy chứng nhận thì cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư phải thoả mãn yêu cầu của nhà đầu tư.
Thứ tư là về đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư. Đây là nguyên tắc và cũng là tư tưởng chỉ đạo trong xây dựng Luật Đầu tư. Nhưng cần hiểu đó là sự bình đẳng trong cơ hội đầu tư trước pháp luật, bình đẳng trước sự đảm bảo của Nhà nước, bình đẳng trong thụ hưởng các ưu đãi. Dự án Luật xoá bỏ tất cả những phân biệt đối xử bất hợp lý giữa các nhà đầu tư, nhưng vẫn cần có sự phân biệt đối xử cần thiết, hợp lý về địa bàn và lĩnh vực đầu tư. Cũng như các quốc gia khác trên thế giới, có những lĩnh vực ngành nghề Nhà nước cấm đầu tư, hoặc cấm người nước ngoài đầu tư. Có lĩnh vực ngành nghề, nhà đầu tư nước ngoài chỉ được đầu tư với những điều kiện cụ thể hoặc với những điều kiện cao hơn, khắt khe hơn đối với nhà đầu tư trong nước. Đó cũng là lẽ bình thường và hoàn toàn phù hợp với tập quán quốc tế.
Thứ năm là về thanh tra đầu tư. Có ý kiến cho rằng, như vậy là nặng nề và dễ gây khó khăn cho nhà đầu tư. Cũng cần thấy rằng, thanh tra không chỉ liên quan đến hoạt động của các nhà đầu tư, mà còn thanh tra tình hình xử lý theo thẩm quyền của các cơ quan chức năng Nhà nước. Thanh tra không chỉ phát hiện sai phạm, mà quan trọng hơn là nhằm bảo vệ các nhà đầu tư hoạt động nghiêm túc, đúng luật pháp, có hiệu quả, ngăn ngừa các hành vi gian lận, không lành mạnh, gây bất lợi cho nền kinh tế và môi trường đầu tư. Tất nhiên, cần có chế tài để hoạt động thanh tra không gây khó cho nhà đầu tư và không làm xấu đi môi trường đầu tư.
Trên đây chỉ là một số vấn đề chủ yếu mà nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm. Chắc chắn sẽ có nhiều vấn đề khác nữa các đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận, xem xét kỹ trước khi quyết định. Tin tưởng rằng, bằng trí tuệ và trách nhiệm, Quốc hội sẽ xem xét dự án Luật Đầu tư trên mọi khía cạnh, tiếp thu nghiêm túc ý kiến của các tổ chức, cá nhân và nhân dân cả nước, dự án Luật Đầu tư sẽ hoàn thiện với chất lượng cao nhất có thể và phát huy tác dụng trong đời sống kinh tế của đất nước.
(Theo Đầu tư)