Vì sao không nên thông qua Luật Đầu tư
Vì sao không nên thông qua Luật Đầu tư
Vài ngày trước khi Quốc hội thảo luận dự thảo Luật đầu tư (dự kiến ngày 1/11 tới), cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài chính thức lên tiếng báo động về một “bước thụt lùi” trong môi trường kinh doanh tại Việt Nam nếu như luật này được thông qua với nội dung như dự thảo hiện hành.
Đích thân chủ tịch Phòng Thương mại Hoa Kỳ (AmCham), Phòng Thương mại châu Âu (EuroCham) và Phòng Thương mại Úc (AusCham) ngày 25-10 đã ký tên vào một thư gửi tới ông Nguyễn Đức Kiên, chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và ngân sách Quốc hội - nhằm bày tỏ sự thất vọng và lo ngại của cộng đồng các nhà đầu tư đối với dự thảo luật.
Dưới đây là ý kiến của ông Alain Cany - chủ tịch EuroCham và ông Adam Sitkoff - giám đốc điều hành AmCham - xung quanh những vấn đề khiến nhà đầu tư nước ngoài “khó chịu” với dự thảo luật này.
Chủ tịch phòng thương mại Châu Âu, Tổng Giám Đốc Ngân hàng HSBC tại Việt Nam Alain Cany: Chúng tôi bị “ngã bổ chửng”
Thưa ông, nhà đầu tư nước ngoài thường vẫn được tham vấn trong quá trình dự thảo luật. Vậy tại sao bây giờ các ông lại mạnh mẽ lên tiếng đến vậy?
Chúng tôi đã được mời làm việc chặt chẽ với Bộ Kế hoạch & đầu tư cũng như các bộ ngành liên quan trong suốt quá trình làm luật. Bản thân tôi có một bài nói chuyện riêng về luật này hồi tháng ba, rồi sau đó tại diễn đàn doanh nghiệp (DN) Việt Nam hồi tháng sáu và cả trao đổi riêng với ngài Phó thủ tướng Vũ Khoan về các quan ngại của khối DN nước ngoài.
Chúng tôi làm việc liên tục, từ dự thảo lần đầu cho tới lần thứ 8, thứ 9, thứ 10 nhưng những gì giới thiệu tại dự thảo lần thứ 16 ở Quốc hội Việt Nam kỳ này thì hoàn toàn xa lạ với những gì chúng tôi đã kiến nghị. Có thể nói những nỗ lực của chúng tôi chẳng có kết quả gì. Hoặc nói hình tượng là chúng tôi bị “ngã bổ chửng”.
Điều ông thấy “bất ổn” nhất ở dự thảo luật này là gì?
Có năm, sáu điểm chúng tôi thấy phải chỉnh sửa gấp rút, chúng tôi đã trình bày trong lá thư. Nhưng thú thật, tôi thấy lo cho các DN Việt Nam nhiều hơn. Theo Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI) thì cộng đồng DN trong nước chẳng vui vẻ gì với dự thảo luật này. Bản thân nhiều thân chủ tại ngân hàng của tôi nói với tôi rằng họ rất lo cho công việc làm ăn của họ một khi dự thảo luật được thông qua.
Dự thảo luật có nhiều điểm không rõ ràng, tạo thêm nhiều gánh nặng cho DN Việt Nam, nhất là trong hệ thống đăng ký và cấp phép. Có những kẽ hở cho việc lạm dụng hệ thống và tạo cơ hội cho tham nhũng.
Là người luôn ủng hộ và có cam kết lâu dài với Việt Nam, tôi có thể nói rằng luật này nếu được thông qua sẽ tác động tiêu cực tới các thành tựu kinh tế của Việt Nam, đặt ra những vấn đề đầy thách thức cho Việt Nam. Cơ hội tạo việc làm sẽ giảm, môi trường kinh doanh trở nên nhiều rủi ro hơn trong mắt nhà đầu tư nước ngoài.
Việt Nam đang sắp gia nhập WTO, việc làm giảm đi tính cạnh tranh của khu vực tư nhân trong nước sẽ là nguy cơ suy giảm thành tựu của nền kinh tế Việt Nam trong các năm sắp tới. Bốn tháng trước, Thủ tướng Phan Văn Khải rung chuông khai mạc tại Wall Street, thời điểm tượng trưng cho các cam kết mở cửa và hội nhập của Việt Nam. Thế nhưng những gì người ta làm với dự thảo luật này thì thật là điều trái ngược.
Các nhà đầu tư nước ngoài có thể chuyển sang Trung Quốc, Thái Lan và Campuchia để đầu tư nếu như nhận thấy những bước thụt lùi lớn trong môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Nhưng các nhà đầu tư Việt Nam thì không có lựa chọn nào khác! Do vậy, những gì họ sắp phải đối mặt nếu luật này được thông qua là thật sự trầm trọng.
Ông có đề xuất gì cho việc cải thiện chất lượng luật?
Việt Nam đang chịu sức ép thông qua các luật mới để kịp với tiến trình gia nhập WTO. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc ra các luật chất lượng kém. Việt Nam sẽ không gia nhập WTO vào cuối năm nay, do vậy không cần thiết phải vội vã quá đáng. Một vài điểm trong luật cần phải được chỉnh sửa và tôi rất lạc quan rằng Quốc hội sẽ chỉnh sửa theo hướng lắng nghe các kiến nghị của chúng tôi. Chúng tôi cũng có một đội ngũ các luật sư, chuyên gia rất giỏi và họ hoàn toàn sẵn sàng hỗ trợ các nhà làm luật của Việt Nam.
Adam Sitkoff , giám đốc điều hành AMCHAM: Khó thuyết phục Việt Nam là nền kinh tế thị trường với dự thảo luật này
Tôi hoàn toàn chia sẻ quan ngại của giới DN trong nước là các DN Việt Nam đang bị đè nặng bởi hàng tá yêu cầu cấp phép cho việc đầu tư. Vậy mà luật mới này lại đề nghị thêm một yêu cầu mới và rất khó khăn. Trong khi các DN tư nhân đã phải xin phép bao nhiêu thứ, nào là sử dụng đất, xây dựng, tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy, thanh tra văn hóa... và xin rất nhiều cấp thẩm quyền khác thì tại sao họ lại vẫn phải đi đến Bộ Kế hoạch - đầu tư (MPI) để xin giấy phép đầu tư.
Luật cạnh tranh có hiệu lực từ tháng sáu vốn được thiết kế để tạo ra một khuôn khổ chung cho các DN tư nhân cạnh tranh, vậy mà bây giờ chúng tôi được nói lại rằng MPI muốn kiểm soát nhiều hơn đối với các quyết định đầu tư của DN. Tại sao? Điều này đi ngược lại với những nỗ lực của AmCham nhằm khuyến khích thế giới rằng Việt Nam là “một nền kinh tế thị trường” và cần được miễn đối xử như là một nước phi kinh tế thị trường như Việt Nam đang phải chịu tại thị trường Mỹ.
Ngoài ra, chúng tôi tin rằng dự thảo luật này cần lược bớt vài điều khoản chỉ là sự sao chép trùng lặp của các luật hiện hành. Ưu đãi thuế cần được để vào các luật thuế, các luật lệ sử dụng đất đang tồn tại cần đưa vào luật đất đai. Kinh nghiệm cho thấy rằng sự trùng lặp này sẽ dẫn tới việc thực hiện luật lẫn lộn và trái ngược sau đó. Luật này không nên đóng góp vào sự bùng nổ gần đây của hàng loạt “giấy phép con”.
Dự luật này gây quan ngại nhất cho cộng đồng doanh nghiệp Mỹ là gì, thưa ông?
Như đã nói ở trên, sự can thiệp gia tăng của Chính phủ vào các quyết định đầu tư tư nhân khiến AmCham khó khăn hơn để tranh luận rằng Việt Nam là một nền kinh tế thị trường, và do vậy sẽ khiến các nhà xuất khẩu của Việt Nam dễ bị tổn thương hơn trong các vụ kiện bán phá giá.
Hơn nữa, bằng việc làm cho công việc kinh doanh của mọi người khó khăn hơn, luật này gửi đi một tín hiệu lệch lạc vào thời điểm Việt Nam cần nói với thế giới rằng Việt Nam đang trở nên khuyến khích hơn, chứ không phải là ít khuyến khích đi đối với các DN. Dự thảo luật dựa trên tinh thần “quản lý nhà nước”, và phương pháp suy nghĩ như vậy là một bước chệch khi mà Việt Nam đang thật sự muốn gia nhập WTO.
Cuối cùng, tôi phải chỉ ra một nhận thức rất sai lầm của một vài người đề xướng luật này. Họ cho rằng luật mới cần phải áp đặt một vài gánh nặng mới và nhiều hơn trong lĩnh vực cấp phép lên vai các DN trong nước bởi vì các DN nước ngoài đang thực hiện những yêu cầu tương tự, và vì vậy DN nước ngoài không nên bị phân biệt đối xử.
Tạo một sân chơi “tồi tệ” cho tất cả mọi người không phải là cách tốt để dẫn tới một sân chơi bình đẳng. Các điều luật của WTO cũng không bao gồm tiến trình phê chuẩn đầu tư. Một vài quan chức Việt Nam thật sự đang hiểu sai vấn đề này bằng cách bắt các nhà đầu tư trong nước phải thực hiện các luật lệ có yếu tố nước ngoài.
Sự thành công của chúng tôi phụ thuộc vào sự thành công của Việt Nam. Chúng tôi muốn thấy một môi trường kinh doanh tạo điều kiện cho các DN nội địa phát đạt, nhờ đó họ có thể có thời gian gặp gỡ khách hàng, bán sản phẩm và dịch vụ của họ chứ không phải tới thăm các cơ quan chính phủ mỗi ngày để theo đuổi hàng đống giấy tờ.
Chúng tôi hi vọng rằng Quốc hội sẽ xem xét kỹ càng dự thảo này và có sự chỉnh sửa cần thiết để giúp Việt Nam chứ không phải làm tổn thương Việt Nam.
Vẫn trình Quốc hội cho ý kiến, thông qua dự án Luật đầu tư
“Dự án Luật đầu tư vẫn sẽ được trình để Quốc hội (QH) cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp này”. Một lãnh đạo Ủy ban Kinh tế và ngân sách của QH khẳng định với báo chí như vậy trong cuộc trao đổi bên lề cuộc họp QH đang diễn ra.
Vị quan chức này cho biết đã đọc kỹ lá thư do ba chủ tịch Phòng Thương mại Hoa Kỳ, Úc và châu Âu tại VN cùng ký tên với đề nghị “không thông qua Luật đầu tư chung” tại kỳ họp QH đang diễn ra. Một số thông tin trong đó có phần chưa được cập nhật hoặc do vấn đề dịch thuật nên có khái niệm chưa được hiểu đúng.
Tuy nhiên Ủy ban Kinh tế và ngân sách sẽ nghiên cứu và lưu tâm đến những ý kiến xác đáng để xem xét điều chỉnh trong dự án luật, còn khả năng thông qua luật tại kỳ họp này gần như là chắc chắn.
Như vậy QH vẫn sẽ nghe tờ trình, báo cáo thẩm tra dự án Luật đầu tư vào ngày 1/11 và cho ý kiến vào ngày 4/11 tới. Việc có thông qua hay không thông qua dự án này sẽ do QH biểu quyết trong phiên họp 29/11.
Theo Tuổi trẻ ngày 30/10/2005
Vài ngày trước khi Quốc hội thảo luận dự thảo Luật đầu tư (dự kiến ngày 1/11 tới), cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài chính thức lên tiếng báo động về một “bước thụt lùi” trong môi trường kinh doanh tại Việt Nam nếu như luật này được thông qua với nội dung như dự thảo hiện hành.
Đích thân chủ tịch Phòng Thương mại Hoa Kỳ (AmCham), Phòng Thương mại châu Âu (EuroCham) và Phòng Thương mại Úc (AusCham) ngày 25-10 đã ký tên vào một thư gửi tới ông Nguyễn Đức Kiên, chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và ngân sách Quốc hội - nhằm bày tỏ sự thất vọng và lo ngại của cộng đồng các nhà đầu tư đối với dự thảo luật.
Dưới đây là ý kiến của ông Alain Cany - chủ tịch EuroCham và ông Adam Sitkoff - giám đốc điều hành AmCham - xung quanh những vấn đề khiến nhà đầu tư nước ngoài “khó chịu” với dự thảo luật này.
Chủ tịch phòng thương mại Châu Âu, Tổng Giám Đốc Ngân hàng HSBC tại Việt Nam Alain Cany: Chúng tôi bị “ngã bổ chửng”
Thưa ông, nhà đầu tư nước ngoài thường vẫn được tham vấn trong quá trình dự thảo luật. Vậy tại sao bây giờ các ông lại mạnh mẽ lên tiếng đến vậy?
Chúng tôi đã được mời làm việc chặt chẽ với Bộ Kế hoạch & đầu tư cũng như các bộ ngành liên quan trong suốt quá trình làm luật. Bản thân tôi có một bài nói chuyện riêng về luật này hồi tháng ba, rồi sau đó tại diễn đàn doanh nghiệp (DN) Việt Nam hồi tháng sáu và cả trao đổi riêng với ngài Phó thủ tướng Vũ Khoan về các quan ngại của khối DN nước ngoài.
Chúng tôi làm việc liên tục, từ dự thảo lần đầu cho tới lần thứ 8, thứ 9, thứ 10 nhưng những gì giới thiệu tại dự thảo lần thứ 16 ở Quốc hội Việt Nam kỳ này thì hoàn toàn xa lạ với những gì chúng tôi đã kiến nghị. Có thể nói những nỗ lực của chúng tôi chẳng có kết quả gì. Hoặc nói hình tượng là chúng tôi bị “ngã bổ chửng”.
Điều ông thấy “bất ổn” nhất ở dự thảo luật này là gì?
Có năm, sáu điểm chúng tôi thấy phải chỉnh sửa gấp rút, chúng tôi đã trình bày trong lá thư. Nhưng thú thật, tôi thấy lo cho các DN Việt Nam nhiều hơn. Theo Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI) thì cộng đồng DN trong nước chẳng vui vẻ gì với dự thảo luật này. Bản thân nhiều thân chủ tại ngân hàng của tôi nói với tôi rằng họ rất lo cho công việc làm ăn của họ một khi dự thảo luật được thông qua.
Dự thảo luật có nhiều điểm không rõ ràng, tạo thêm nhiều gánh nặng cho DN Việt Nam, nhất là trong hệ thống đăng ký và cấp phép. Có những kẽ hở cho việc lạm dụng hệ thống và tạo cơ hội cho tham nhũng.
Là người luôn ủng hộ và có cam kết lâu dài với Việt Nam, tôi có thể nói rằng luật này nếu được thông qua sẽ tác động tiêu cực tới các thành tựu kinh tế của Việt Nam, đặt ra những vấn đề đầy thách thức cho Việt Nam. Cơ hội tạo việc làm sẽ giảm, môi trường kinh doanh trở nên nhiều rủi ro hơn trong mắt nhà đầu tư nước ngoài.
Việt Nam đang sắp gia nhập WTO, việc làm giảm đi tính cạnh tranh của khu vực tư nhân trong nước sẽ là nguy cơ suy giảm thành tựu của nền kinh tế Việt Nam trong các năm sắp tới. Bốn tháng trước, Thủ tướng Phan Văn Khải rung chuông khai mạc tại Wall Street, thời điểm tượng trưng cho các cam kết mở cửa và hội nhập của Việt Nam. Thế nhưng những gì người ta làm với dự thảo luật này thì thật là điều trái ngược.
Các nhà đầu tư nước ngoài có thể chuyển sang Trung Quốc, Thái Lan và Campuchia để đầu tư nếu như nhận thấy những bước thụt lùi lớn trong môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Nhưng các nhà đầu tư Việt Nam thì không có lựa chọn nào khác! Do vậy, những gì họ sắp phải đối mặt nếu luật này được thông qua là thật sự trầm trọng.
Ông có đề xuất gì cho việc cải thiện chất lượng luật?
Việt Nam đang chịu sức ép thông qua các luật mới để kịp với tiến trình gia nhập WTO. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc ra các luật chất lượng kém. Việt Nam sẽ không gia nhập WTO vào cuối năm nay, do vậy không cần thiết phải vội vã quá đáng. Một vài điểm trong luật cần phải được chỉnh sửa và tôi rất lạc quan rằng Quốc hội sẽ chỉnh sửa theo hướng lắng nghe các kiến nghị của chúng tôi. Chúng tôi cũng có một đội ngũ các luật sư, chuyên gia rất giỏi và họ hoàn toàn sẵn sàng hỗ trợ các nhà làm luật của Việt Nam.
Adam Sitkoff , giám đốc điều hành AMCHAM: Khó thuyết phục Việt Nam là nền kinh tế thị trường với dự thảo luật này
Tôi hoàn toàn chia sẻ quan ngại của giới DN trong nước là các DN Việt Nam đang bị đè nặng bởi hàng tá yêu cầu cấp phép cho việc đầu tư. Vậy mà luật mới này lại đề nghị thêm một yêu cầu mới và rất khó khăn. Trong khi các DN tư nhân đã phải xin phép bao nhiêu thứ, nào là sử dụng đất, xây dựng, tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy, thanh tra văn hóa... và xin rất nhiều cấp thẩm quyền khác thì tại sao họ lại vẫn phải đi đến Bộ Kế hoạch - đầu tư (MPI) để xin giấy phép đầu tư.
Luật cạnh tranh có hiệu lực từ tháng sáu vốn được thiết kế để tạo ra một khuôn khổ chung cho các DN tư nhân cạnh tranh, vậy mà bây giờ chúng tôi được nói lại rằng MPI muốn kiểm soát nhiều hơn đối với các quyết định đầu tư của DN. Tại sao? Điều này đi ngược lại với những nỗ lực của AmCham nhằm khuyến khích thế giới rằng Việt Nam là “một nền kinh tế thị trường” và cần được miễn đối xử như là một nước phi kinh tế thị trường như Việt Nam đang phải chịu tại thị trường Mỹ.
Ngoài ra, chúng tôi tin rằng dự thảo luật này cần lược bớt vài điều khoản chỉ là sự sao chép trùng lặp của các luật hiện hành. Ưu đãi thuế cần được để vào các luật thuế, các luật lệ sử dụng đất đang tồn tại cần đưa vào luật đất đai. Kinh nghiệm cho thấy rằng sự trùng lặp này sẽ dẫn tới việc thực hiện luật lẫn lộn và trái ngược sau đó. Luật này không nên đóng góp vào sự bùng nổ gần đây của hàng loạt “giấy phép con”.
Dự luật này gây quan ngại nhất cho cộng đồng doanh nghiệp Mỹ là gì, thưa ông?
Như đã nói ở trên, sự can thiệp gia tăng của Chính phủ vào các quyết định đầu tư tư nhân khiến AmCham khó khăn hơn để tranh luận rằng Việt Nam là một nền kinh tế thị trường, và do vậy sẽ khiến các nhà xuất khẩu của Việt Nam dễ bị tổn thương hơn trong các vụ kiện bán phá giá.
Hơn nữa, bằng việc làm cho công việc kinh doanh của mọi người khó khăn hơn, luật này gửi đi một tín hiệu lệch lạc vào thời điểm Việt Nam cần nói với thế giới rằng Việt Nam đang trở nên khuyến khích hơn, chứ không phải là ít khuyến khích đi đối với các DN. Dự thảo luật dựa trên tinh thần “quản lý nhà nước”, và phương pháp suy nghĩ như vậy là một bước chệch khi mà Việt Nam đang thật sự muốn gia nhập WTO.
Cuối cùng, tôi phải chỉ ra một nhận thức rất sai lầm của một vài người đề xướng luật này. Họ cho rằng luật mới cần phải áp đặt một vài gánh nặng mới và nhiều hơn trong lĩnh vực cấp phép lên vai các DN trong nước bởi vì các DN nước ngoài đang thực hiện những yêu cầu tương tự, và vì vậy DN nước ngoài không nên bị phân biệt đối xử.
Tạo một sân chơi “tồi tệ” cho tất cả mọi người không phải là cách tốt để dẫn tới một sân chơi bình đẳng. Các điều luật của WTO cũng không bao gồm tiến trình phê chuẩn đầu tư. Một vài quan chức Việt Nam thật sự đang hiểu sai vấn đề này bằng cách bắt các nhà đầu tư trong nước phải thực hiện các luật lệ có yếu tố nước ngoài.
Sự thành công của chúng tôi phụ thuộc vào sự thành công của Việt Nam. Chúng tôi muốn thấy một môi trường kinh doanh tạo điều kiện cho các DN nội địa phát đạt, nhờ đó họ có thể có thời gian gặp gỡ khách hàng, bán sản phẩm và dịch vụ của họ chứ không phải tới thăm các cơ quan chính phủ mỗi ngày để theo đuổi hàng đống giấy tờ.
Chúng tôi hi vọng rằng Quốc hội sẽ xem xét kỹ càng dự thảo này và có sự chỉnh sửa cần thiết để giúp Việt Nam chứ không phải làm tổn thương Việt Nam.
Vẫn trình Quốc hội cho ý kiến, thông qua dự án Luật đầu tư
“Dự án Luật đầu tư vẫn sẽ được trình để Quốc hội (QH) cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp này”. Một lãnh đạo Ủy ban Kinh tế và ngân sách của QH khẳng định với báo chí như vậy trong cuộc trao đổi bên lề cuộc họp QH đang diễn ra.
Vị quan chức này cho biết đã đọc kỹ lá thư do ba chủ tịch Phòng Thương mại Hoa Kỳ, Úc và châu Âu tại VN cùng ký tên với đề nghị “không thông qua Luật đầu tư chung” tại kỳ họp QH đang diễn ra. Một số thông tin trong đó có phần chưa được cập nhật hoặc do vấn đề dịch thuật nên có khái niệm chưa được hiểu đúng.
Tuy nhiên Ủy ban Kinh tế và ngân sách sẽ nghiên cứu và lưu tâm đến những ý kiến xác đáng để xem xét điều chỉnh trong dự án luật, còn khả năng thông qua luật tại kỳ họp này gần như là chắc chắn.
Như vậy QH vẫn sẽ nghe tờ trình, báo cáo thẩm tra dự án Luật đầu tư vào ngày 1/11 và cho ý kiến vào ngày 4/11 tới. Việc có thông qua hay không thông qua dự án này sẽ do QH biểu quyết trong phiên họp 29/11.
Theo Tuổi trẻ ngày 30/10/2005