Giao dịch điện tử loại trừ chứng nhận nhà đất
Giao dịch điện tử loại trừ chứng nhận nhà đất
(VietNamNet - 11/08/2005)
Giao dịch điện tử không áp dụng đối với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà và các bất động sản khác, văn bản về thừa kế, giấy đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn, giấy khai sinh, giấy khai tử, thương phiếu và các giấy tờ có giá khác.
Đây là nội dung mới trong dự thảo Luật giao dịch điện tử, được đưa ra lấy ý kiến đại biểu Quốc hội chuyên trách sáng 11/8.
Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Hồ Đức Việt (cơ quan chủ trì soạn thảo) giải thích, một số đạo luật (đã có hiệu lực thi hành hoặc đang dự thảo) có quy định một số giao dịch phải được thể hiện bằng văn bản, có chữ ký bằng tay của các bên, có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép.
Chẳng hạn, Điều 450 Bộ luật dân sự quy định: ''hợp đồng mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực''. Hoặc tại Khoản 17 Điều 3 dự thảo Luật hối phiếu nêu rõ ''chữ ký là chữ ký bằng tay trực tiếp của người có quyền lợi nghĩa vụ ối với công vụ chuyển nhượng hoặc người được uỷ quyền....''
Pháp luật về giao dịch điện tử của hầu hết các nước đều quy định loại trừ một số loại giao dịch, tuỳ theo thực tiễn của mỗi nước.
Ngoài các lĩnh vực loại trừ, giao dịch điện tử được áp dụng cho cơ quan nhà nước, lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại và lĩnh vực khác do pháp luật quy định.
Dự luật nêu rõ nguyên tắc tự nguyện lựa chọn sử dụng phương tiện điện tử để thực hiện giao dịch (lựa chọn giao dịch điện tử hoặc bằng hình thức khác nếu thấy thuận lợi). Đồng thời, nghiêm cấm tổ chức, cá nhân cản trở việc lựa chọn giao dịch bằng phương tiện điện tử.
* Văn Tiến
(VietNamNet - 11/08/2005)
Giao dịch điện tử không áp dụng đối với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà và các bất động sản khác, văn bản về thừa kế, giấy đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn, giấy khai sinh, giấy khai tử, thương phiếu và các giấy tờ có giá khác.
Đây là nội dung mới trong dự thảo Luật giao dịch điện tử, được đưa ra lấy ý kiến đại biểu Quốc hội chuyên trách sáng 11/8.
Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Hồ Đức Việt (cơ quan chủ trì soạn thảo) giải thích, một số đạo luật (đã có hiệu lực thi hành hoặc đang dự thảo) có quy định một số giao dịch phải được thể hiện bằng văn bản, có chữ ký bằng tay của các bên, có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép.
Chẳng hạn, Điều 450 Bộ luật dân sự quy định: ''hợp đồng mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực''. Hoặc tại Khoản 17 Điều 3 dự thảo Luật hối phiếu nêu rõ ''chữ ký là chữ ký bằng tay trực tiếp của người có quyền lợi nghĩa vụ ối với công vụ chuyển nhượng hoặc người được uỷ quyền....''
Pháp luật về giao dịch điện tử của hầu hết các nước đều quy định loại trừ một số loại giao dịch, tuỳ theo thực tiễn của mỗi nước.
Ngoài các lĩnh vực loại trừ, giao dịch điện tử được áp dụng cho cơ quan nhà nước, lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại và lĩnh vực khác do pháp luật quy định.
Dự luật nêu rõ nguyên tắc tự nguyện lựa chọn sử dụng phương tiện điện tử để thực hiện giao dịch (lựa chọn giao dịch điện tử hoặc bằng hình thức khác nếu thấy thuận lợi). Đồng thời, nghiêm cấm tổ chức, cá nhân cản trở việc lựa chọn giao dịch bằng phương tiện điện tử.
* Văn Tiến