Luật GDĐT liệu có khả thi?
Nhiều ý kiến cho rằng Luật GDĐT là không khả thi ở Việt Nam trong điều kiện cơ sở hạ tầng thông tin, công nghệ nước ta còn chưa phát triển, trình độ tin học trong dân còn thấp, các giao dịch điện tử không phải là phổ biến. Hơn nữa, giao dịch điện tử gắn liền với những rủi ro như lỗi kỹ thuật, đánh cắp thông tin, lừa đảo, mất an toàn...
Về vấn đề này, xin có một số ý kiến để cùng trao đổi:
Tính khả thi của một văn bản pháp luật được hiểu từ hai góc độ: (i) VBPL có thể áp dụng, triển khai thực hiện trong thực tế được không? và (ii) Các quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi VBPL đó có hàm chứa những rủi ro đối với các chủ thể tiến hành các quan hệ đó hay không?
Đứng từ cả hai góc độ này, Dự thảo Luật Giao dịch điện tử (với bố cục và các nguyên tắc chỉ đạo hiện tại) có lẽ đã đảm bảo ở mức độ tương đối tính khả thi của Luật này (ít nhất là không thấp hơn các Luật khác đã được thông qua).
[b]Thứ nhất?
Về vấn đề này, cần nhấn mạnh rằng Luật Giao dịch điện tử (Luật GDDT) được thiết kế với mục đích chủ yếu là thiết lập hành lang pháp lý an toàn cho các giao dịch điện tử, bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể tham gia các quan hệ này. Đứng từ góc độ này, Luật GDDT không tạo ra các giao dịch điện tử mà là thừa nhận giá trị pháp lý của chúng. Trong thực tế, mặc dù chưa thật sự phổ biến nhưng những ứng dụng của công nghệ thông tin dưới dạng các giao dịch điện tử ở nước ta đã có và đang phát triển với tốc độ nhanh chóng (ví dụ trong các lĩnh vực ngân hàng, y tế, giáo dục, hành chính...). Có tồn tại giao dịch điện tử trong các quan hệ pháp lý đồng nghĩa với việc Luật GDDT là cần thiết và có khả năng được áp dụng rộng rãi và thường xuyên.
Ngoài ra, Luật này thừa nhận quyền tự do lựa chọn của các chủ thể, vì thế những chủ thể chưa sẵn sàng để tiến hành giao dịch điện tử (do điều kiện về cơ sở hạ tầng, trình độ...) hoàn toàn có thể tiến hành giao dịch bằng các hình thức truyền thống khác.
[b]Thứ hai
Cần phải thừa nhận rằng những rủi ro trong giao dịch điện tử là một thực tế. Không ai có thể đảm bảo một sự an toàn tuyệt đối cho tất cả các giao dịch điện tử đã và đang diễn ra (không chỉ ở Việt Nam mà ở cả những nước có trình độ phát triển CNTT hàng đầu). Tuy nhiên, trên thực tế bản thân các giao dịch truyền thống cũng hàm chứa không ít rủi ro. Một văn bản viết có thể bị làm giả, tẩy xoá. Một chữ ký, một con dấu có thể bị giả mạo....
Một mặt, các giao dịch điện tử tiến hành trên môi trường ảo là chủ yếu, vì thế trong một số trường hợp khả năng rủi ro có thể là cao hơn so với những giao dịch truyền thống. Nhưng mặt khác, với sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật và công nghệ, trong nhiều trường hợp, những rủi ro trong các hình thức giao dịch truyền thống đã được hạn chế rất nhiều trong các giao dịch điện tử. Như vậy, xét về tổng thể, rủi ro trong giao dịch điện tử là có, nhưng không lớn hơn so với những rủi ro trong các giao dịch truyền thống. Ngoài ra, trên thực tế nhiều chủ thể chấp nhận tiến hành giao dịch điện tử dù có nhiều rủi ro bởi lợi ích mà chúng đem lại là rất lớn. Ảnh hưởng của các rủi ro, do đó, cũng mang tính tương đối: không thể lấy tiêu chí rủi ro để đánh giá toàn bộ Luật này. Hơn nữa, các quy định hiện tại trong Dự thảo Luật này đã cố gắng hạn chế các rủi ro trong các giao dịch điện tử ở mức độ có thể chấp nhận được so với thế giới (trên cơ sở tham khảo Luật GDDT của các nước phát triển, các nước có trình độ tương tự Việt Nam và cả những nước thấp hơn).
Từ các lý do trên, có thể nói về tổng thể Luật Giao dịch điện tử là khả thi
Về vấn đề này, xin có một số ý kiến để cùng trao đổi:
Tính khả thi của một văn bản pháp luật được hiểu từ hai góc độ: (i) VBPL có thể áp dụng, triển khai thực hiện trong thực tế được không? và (ii) Các quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi VBPL đó có hàm chứa những rủi ro đối với các chủ thể tiến hành các quan hệ đó hay không?
Đứng từ cả hai góc độ này, Dự thảo Luật Giao dịch điện tử (với bố cục và các nguyên tắc chỉ đạo hiện tại) có lẽ đã đảm bảo ở mức độ tương đối tính khả thi của Luật này (ít nhất là không thấp hơn các Luật khác đã được thông qua).
[b]Thứ nhất?
Về vấn đề này, cần nhấn mạnh rằng Luật Giao dịch điện tử (Luật GDDT) được thiết kế với mục đích chủ yếu là thiết lập hành lang pháp lý an toàn cho các giao dịch điện tử, bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể tham gia các quan hệ này. Đứng từ góc độ này, Luật GDDT không tạo ra các giao dịch điện tử mà là thừa nhận giá trị pháp lý của chúng. Trong thực tế, mặc dù chưa thật sự phổ biến nhưng những ứng dụng của công nghệ thông tin dưới dạng các giao dịch điện tử ở nước ta đã có và đang phát triển với tốc độ nhanh chóng (ví dụ trong các lĩnh vực ngân hàng, y tế, giáo dục, hành chính...). Có tồn tại giao dịch điện tử trong các quan hệ pháp lý đồng nghĩa với việc Luật GDDT là cần thiết và có khả năng được áp dụng rộng rãi và thường xuyên.
Ngoài ra, Luật này thừa nhận quyền tự do lựa chọn của các chủ thể, vì thế những chủ thể chưa sẵn sàng để tiến hành giao dịch điện tử (do điều kiện về cơ sở hạ tầng, trình độ...) hoàn toàn có thể tiến hành giao dịch bằng các hình thức truyền thống khác.
[b]Thứ hai
Cần phải thừa nhận rằng những rủi ro trong giao dịch điện tử là một thực tế. Không ai có thể đảm bảo một sự an toàn tuyệt đối cho tất cả các giao dịch điện tử đã và đang diễn ra (không chỉ ở Việt Nam mà ở cả những nước có trình độ phát triển CNTT hàng đầu). Tuy nhiên, trên thực tế bản thân các giao dịch truyền thống cũng hàm chứa không ít rủi ro. Một văn bản viết có thể bị làm giả, tẩy xoá. Một chữ ký, một con dấu có thể bị giả mạo....
Một mặt, các giao dịch điện tử tiến hành trên môi trường ảo là chủ yếu, vì thế trong một số trường hợp khả năng rủi ro có thể là cao hơn so với những giao dịch truyền thống. Nhưng mặt khác, với sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật và công nghệ, trong nhiều trường hợp, những rủi ro trong các hình thức giao dịch truyền thống đã được hạn chế rất nhiều trong các giao dịch điện tử. Như vậy, xét về tổng thể, rủi ro trong giao dịch điện tử là có, nhưng không lớn hơn so với những rủi ro trong các giao dịch truyền thống. Ngoài ra, trên thực tế nhiều chủ thể chấp nhận tiến hành giao dịch điện tử dù có nhiều rủi ro bởi lợi ích mà chúng đem lại là rất lớn. Ảnh hưởng của các rủi ro, do đó, cũng mang tính tương đối: không thể lấy tiêu chí rủi ro để đánh giá toàn bộ Luật này. Hơn nữa, các quy định hiện tại trong Dự thảo Luật này đã cố gắng hạn chế các rủi ro trong các giao dịch điện tử ở mức độ có thể chấp nhận được so với thế giới (trên cơ sở tham khảo Luật GDDT của các nước phát triển, các nước có trình độ tương tự Việt Nam và cả những nước thấp hơn).
Từ các lý do trên, có thể nói về tổng thể Luật Giao dịch điện tử là khả thi