GỬI THƯ ĐIỆN TỬ – “BÚT SA, GÀ CHẾT”
GỬI THƯ ĐIỆN TỬ - “BÚT SA, GÀ CHẾT”
Lê Đỗ
Nguồn: Báo Lao Động, số ra ngày 30/5/2005
Ngày 1.6, Quốc hội sẽ thảo luận về Dự án Luật Giao dịch điện tử - dự luật quan trọng lần đầu tiên được trình Quốc hội xen xét vài ngày trước đây. Dự luật sẽ đảm bảo cho các thông điệp (liên quan đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội) được truyền đi bằng các phương tiện điện tử cũng có giá trị pháp lý như các thông điệp đó được ghi chép hoặc mô tả bằng văn bản viết. Thế nhưng chính những quy định cơ, quan trọng trong dự luật này vẫn chưa chính xác và còn lỏng lẻo.
Địa vị pháp lý của thư điện tử, fax…
Điều 10 Dự thảo luật quy dịnh: “Thông điệp dự liệu được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác”. Theo nhận xét của UB Pháp luật của Quốc hội như Điều 10 của Dự thảo luật mới chỉ là khơi ra khái niệm “thông điệp dữ liệu” nói chung (hay thông điệp dữ liệu thông thường), mà chưa phản ánh được nội dung (nội hàm) của thông điệp dữ liệu trong giao dịch điện tử. Do đó UB Pháp luật của Quốc hội cho rằng cần quy định trong luật theo hướng, chỉ các thông điệp dữ liệu được các bên tham gia giao dịch điện tử thì mới có giá trị là thông điệp dữ liệu trong giao dịch điện tử. Đối với các thông tin được đưa lên mạng, thư điện tử… không được coi là thông điệp dữ liệu. Có như vậy mới đảm bảo tính chặt chẽ và xác định rõ trách nhiệm của các bên, khi tham gia giao dịch bằng phương tiện điện tử.
Thiếu tính chính xác
Điều 14 Dự thảo luật quy định: “Trong quá trình tố tụng, giá trị làm chứng của một thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận chỉ vì chứng cứ đó là một thông điệp dữ liệu, đồng thời xác định giá trị làm chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu…”. Luật Giao dịch điện tử ban hành là để khẳng định giá trị pháp lý của việc giao dịch bằng phương tiện điện tử. Do vậy, việc quy định như Điều 14 nói trên là chưa chính xác. Bởi vì việc khẳng định thông điệp dữ liệu có giá trị là chứng cứ không chỉ liên quan đến lĩnh vực khoa học công nghẹ mà trong tố tụng cong phải được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục của pháp luật về tố tụng quy dịnh để xác định hành vi vi phạm pháp luật hoặc tội phạm hoặc để xem xét giải quyết khi có tranh chấp.
Nếu một thông điệp điện tử (tài liệu điện tử) không được các cơ quan tiến hành tố tụng thu nhập theo đúng trình tự luật định, thì thông điệp đó không có giá trị pháp lý như một chứng cứ.
Mặt khác Điều 14 nói trên có sử dụng từ “tố tụng” là không phù hợp vì bên cạnh hoạt động tố tụng còn có các hoạt động về thanh tra, kiểm tra, kiểm toán. Do đó, Điều 14 cần phải được thiết kế lại cho rõ ràng, cụ thể và chính xác hơn, đảm bảo tính chặt chẽ và khả thi… Hơn nữa cũng cần phải làm rõ việc đánh giá độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức đảm bảo và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu… do cơ quan nào tiến hành? Cơ quan tiến hành tố tụng hay cơ quan giám định chuyên môn?
[b]Điều luật làm phát sinh tranh chấp
Tại khoản 2 Điều 18 quy định: “Trong trường hợp các bên tham gia giao dịch không có thoả thuận khác, thì việc nhận thông điệp dữ liệu được quy định như sau: Người nhận được coi là đã nhận được thông điệp dữ liệu nếu thông điệp dữ liệu đó nhập vào hệ thống thông tin của mình…”. Quy định như vậy dễ phát sinh tranh chấp. Vì như đã nêu ở phần trên, không phải tất cả thông điệp dữ liệu, mà chỉ những thông điệp dữ liệu được các bên tham gia giao dịch sử dụng trên cơ sở những thoả thuận nhất định để truy cập, lưu trữ, làm căn cứ để trao đổi với nhau về một nội dung giao dịch nào đó, thì mới có giá trị trong fgiao dịch điện tử. Hơn nữa, trong giao dịch bằng phương tiện điện tử, có trường hợp lỗi kỹ thuật hoặc vì một lý do nào đố mà có thể có một thông điệp dữ liệu được chấp nhận vào hệ thống thông tin của một người mà lại nằm ngoài ý muốn của người đó. Do vậy buộc người nhận thông điệp điện tử phải chịu trách nhiệm về một thông điệp điện tử nằm ngoài ý muốn của họ…, điều này dễ nảy sinh ra những tranh chấp khiếu kiện không đáng có.
Lê Đỗ
Nguồn: Báo Lao Động, số ra ngày 30/5/2005
Ngày 1.6, Quốc hội sẽ thảo luận về Dự án Luật Giao dịch điện tử - dự luật quan trọng lần đầu tiên được trình Quốc hội xen xét vài ngày trước đây. Dự luật sẽ đảm bảo cho các thông điệp (liên quan đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội) được truyền đi bằng các phương tiện điện tử cũng có giá trị pháp lý như các thông điệp đó được ghi chép hoặc mô tả bằng văn bản viết. Thế nhưng chính những quy định cơ, quan trọng trong dự luật này vẫn chưa chính xác và còn lỏng lẻo.
Địa vị pháp lý của thư điện tử, fax…
Điều 10 Dự thảo luật quy dịnh: “Thông điệp dự liệu được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác”. Theo nhận xét của UB Pháp luật của Quốc hội như Điều 10 của Dự thảo luật mới chỉ là khơi ra khái niệm “thông điệp dữ liệu” nói chung (hay thông điệp dữ liệu thông thường), mà chưa phản ánh được nội dung (nội hàm) của thông điệp dữ liệu trong giao dịch điện tử. Do đó UB Pháp luật của Quốc hội cho rằng cần quy định trong luật theo hướng, chỉ các thông điệp dữ liệu được các bên tham gia giao dịch điện tử thì mới có giá trị là thông điệp dữ liệu trong giao dịch điện tử. Đối với các thông tin được đưa lên mạng, thư điện tử… không được coi là thông điệp dữ liệu. Có như vậy mới đảm bảo tính chặt chẽ và xác định rõ trách nhiệm của các bên, khi tham gia giao dịch bằng phương tiện điện tử.
Thiếu tính chính xác
Điều 14 Dự thảo luật quy định: “Trong quá trình tố tụng, giá trị làm chứng của một thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận chỉ vì chứng cứ đó là một thông điệp dữ liệu, đồng thời xác định giá trị làm chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu…”. Luật Giao dịch điện tử ban hành là để khẳng định giá trị pháp lý của việc giao dịch bằng phương tiện điện tử. Do vậy, việc quy định như Điều 14 nói trên là chưa chính xác. Bởi vì việc khẳng định thông điệp dữ liệu có giá trị là chứng cứ không chỉ liên quan đến lĩnh vực khoa học công nghẹ mà trong tố tụng cong phải được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục của pháp luật về tố tụng quy dịnh để xác định hành vi vi phạm pháp luật hoặc tội phạm hoặc để xem xét giải quyết khi có tranh chấp.
Nếu một thông điệp điện tử (tài liệu điện tử) không được các cơ quan tiến hành tố tụng thu nhập theo đúng trình tự luật định, thì thông điệp đó không có giá trị pháp lý như một chứng cứ.
Mặt khác Điều 14 nói trên có sử dụng từ “tố tụng” là không phù hợp vì bên cạnh hoạt động tố tụng còn có các hoạt động về thanh tra, kiểm tra, kiểm toán. Do đó, Điều 14 cần phải được thiết kế lại cho rõ ràng, cụ thể và chính xác hơn, đảm bảo tính chặt chẽ và khả thi… Hơn nữa cũng cần phải làm rõ việc đánh giá độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức đảm bảo và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu… do cơ quan nào tiến hành? Cơ quan tiến hành tố tụng hay cơ quan giám định chuyên môn?
[b]Điều luật làm phát sinh tranh chấp
Tại khoản 2 Điều 18 quy định: “Trong trường hợp các bên tham gia giao dịch không có thoả thuận khác, thì việc nhận thông điệp dữ liệu được quy định như sau: Người nhận được coi là đã nhận được thông điệp dữ liệu nếu thông điệp dữ liệu đó nhập vào hệ thống thông tin của mình…”. Quy định như vậy dễ phát sinh tranh chấp. Vì như đã nêu ở phần trên, không phải tất cả thông điệp dữ liệu, mà chỉ những thông điệp dữ liệu được các bên tham gia giao dịch sử dụng trên cơ sở những thoả thuận nhất định để truy cập, lưu trữ, làm căn cứ để trao đổi với nhau về một nội dung giao dịch nào đó, thì mới có giá trị trong fgiao dịch điện tử. Hơn nữa, trong giao dịch bằng phương tiện điện tử, có trường hợp lỗi kỹ thuật hoặc vì một lý do nào đố mà có thể có một thông điệp dữ liệu được chấp nhận vào hệ thống thông tin của một người mà lại nằm ngoài ý muốn của người đó. Do vậy buộc người nhận thông điệp điện tử phải chịu trách nhiệm về một thông điệp điện tử nằm ngoài ý muốn của họ…, điều này dễ nảy sinh ra những tranh chấp khiếu kiện không đáng có.