Ý kiến của Ths.Dương Nghĩa Hiệp – Sở Thương mại Cần Thơ

Thứ Sáu 11:15 26-05-2006
Ý KIẾN ĐÓNG GÓP LUẬT DOANH NGHIỆP THỐNG NHẤT

tại Hội thảo lấy ý kiến Luật Doanh nghiệp thống nhất do VCCI, VIE01/025 và CIEM tổ chức tại Cần Thơ

Ths Dương Nghĩa Hiệp
Sở TM Cần Thơ


1. Về Giấy phép kinh doanh.

Dự thảo đưa ra khái niệm mới về giấy phép: “Cấp phép nói trong Luật này là hành vi hành chính do pháp luật quy định được thực hiện theo yêu cầu của cá nhân hoặc tổ chức để cho phép người đó được quyền thực hiện các công việc nhất định, để xác định trình độ và năng lực của họ, hoặc để cho họ một địa vi pháp lý hoặc tình trạng nhân thân. Kết quả của cấp phép là giấy phép”.

Theo tôi thì:

1.1. Định nghĩa như dự thảo là hợp lý và khả thi.
1.2. Nhiều ý kiến cho rằng việc ban hành giấy phép kinh doanh và những hạn chế khác trong các lĩnh vực kinh doanh chuyên ngành hiện còn tuỳ tiện. Vậy Luật Doanh nghiệp thống nhất rất nên qui định về một thủ tục/qui trình bắt buộc mà các Bộ, ngành khi ban hành các điều kiện hay giấy phép kinh doanh phải tuân thủ.

2. Về một số ngành, nghề đòi hỏi phải kinh doanh dưới hình thức hợp danh
Các ngành, nghề đó là:
Dịch vụ kế toán và kiểm toán;
Dịch vụ thiết kế công trình xây dựng;
Dịch vụ khám và điều trị bệnh;
Dịch vụ pháp lý.

Theo tôi thì:

2.1. Cần thiết một số loại dịch vụ nói trên phải thực hiện dưới hình thức hợp danh. Doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể được kinh doanh các dịch vụ đó.

2.2. Không nên bổ sung thêm loại dịch vụ, ngành nghề khác vào danh sách nói trên.

2.3. Nếu kinh doanh các loại dịch vụ nói trên phải dưới hình thức hợp danh, thì các doanh nghiệp (công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty nhà nước) đang kinh doanh các loại dịch nói trên phải chuyển đổi sang hợp danh.

Vậy: (i) cần tối đa 5 năm để chuyển đổi.
(iii) nếu sau thời gian được quy định mà chưa chuyển đổi, thì không được phép hoạt động các dịch vụ có điều kiện trên.


3. Về hạn chế hay khống chế mức góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác

Dự thảo Luật hạn chế mức đầu tư của doanh nghiệp này vào doanh nghiệp khác. Cụ thể là tổng mức đầu tư của một doanh nghiệp (với tư cách là thành viên hoặc cổ đông) vào các doanh nghiệp khác không được vượt quá 50% vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đó. Ví dụ, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp A là 100, thì tổng mức đầu tư của doanh nghiệp này vào các doanh nghiệp khác không vượt quá 50; và giả sử tổng mức đầu tư vào doanh nghiệp khác đã lên đến 40, thì khoản đầu tư cuối cùng không được vượt quá 10.

Theo tôi thì:
3.1. Nên hạn chế tổng mức vốn đầu tư của một doanh nghiệp vào các doanh nghiệp khác và kiến nghị như của Dự thảo là hợp lý.

4. Về quy định "người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự"

Luật Doanh nghiệp 1999 quy định "người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự" không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp".
Theo tôi thì: giữ nguyên nội dung này như luật doanh nghiệp 1999 quy định.

5. Về thực hiện cơ chế đăng ký thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thay vì xin phép đầu tư như hiện nay.

Theo tôi thì:
5.1. Không nên đặt thêm những điều kiện đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, nên đối xử bình đẳng trong gia nhập thị trường đối với doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Không nên “hạn chế” đối với người nước ngoài khi gia nhập thị trường nước ta.
Tuy nhiên với mức vốn đầu tư tối thiểu của mỗi người nước ngoài (cá nhân hay pháp nhân) vào nước ta là không nhỏ hơn 50.000 US$. Nên buộc người nước ngoài xin phép (buộc phải có giấy phép trước khi đăng ký kinh doanh) đối với những ngành, nghề nhạy cảm.

đ. Chế độ cấp phép nên giao hết cho chính quyền địa phương, Và Trung ương chỉ thực hiện quản lý nhà nước đối với việc cấp các giấy phép đó.

5.3. Vấn đề gì có thể xảy ra về phía cơ quan quản lý nhà nước và về phía doanh nghiệp trong nước khi thực hiện thay đổi nói trên?
Vấn đề đầu tiên là tạo sự thông thoáng hơn cho các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài, song các doanh nghiệp trong nước phải tăng khả năng cạnh tranh khi không còn lãnh địa riêng mình. Kết quả sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tư nhất là vốn FDI.

6. Có nên cho phép một cá nhân thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn? Hay chỉ có “tổ chức” mới được quyền thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn như hiện nay?

Theo tôi thì:
6.1. Điểm lợi của việc cho phép một cá nhân kinh doanh dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn là:
-Giúp doanh nghiệp có tư cách pháp nhân đàng hoàng hơn, bình đẳng hơn trong quan hệ kinh doanh.
-Tuy nhiên, cần quy định mức vốn tối thiểu để được thành lập Cty TNHH phải lớn hơn vốn của DNTN.

7. Về tiêu chuẩn người đại diện theo uỷ quyền.

Theo tôi thì:

7.1. Nên quy định tiêu chuẩn của người đại diện theo uỷ quyền. Người đại diện theo uỷ quyền là cá nhân được thành viên, cổ đông (mà thành viên hay cổ đông này là pháp nhân) của công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần uỷ quyền thực hiện các quyền của thành viên hoặc cổ đông tương ứng theo quy định của Luật doanh nghiệp là đủ.

8. Về tiêu chuẩn Giám đốc (Tổng Giám đốc) công ty trách nhiệm hữu hạn

Dự thảo quy định như sau:
"Điều 41b. Tiêu chuẩn của Giám đốc (Tổng giám đốc)
1. Bất kỳ thành viên nào sở hữu 10% vốn điều lệ của công ty đều có thể được bổ nhiệm làm giám đốc (tổng giám đốc) công ty.
2. Đối với những người không thuộc đối tượng qui định tại khoản 1 Điều này phải có ít nhất các tiêu chuẩn sau đây:
a) Không dưới 21 tuổi, không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự;
cool.gif Có trình độ chuyên môn hoặc kinh nghiệm thực tế tương ứng trong quản trị kinh doanh hoặc trong các ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty;
c) Không phải là người có liên quan của người đại diện theo uỷ quyền của thành viên sở hữu hơn 25% vốn điều lệ của công ty.
3) Đối với công ty con của công ty có phần vốn góp của nhà nước chiếm hơn 50% vốn điều lệ, thì ngoài các tiêu chuẩn qui định tại khoản 2 Điều này, Giám đốc (Tổng giám đốc) không được là người có liên quan của những người quản lý và những người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý của công ty mẹ."

Theo tôi thì:

8.1. Nên quy định tiêu chuẩn của Giám đốc (Tổng Giám đốc) công ty trách nhiệm hữu hạn. Nêu như quy định Dự thảo là hợp lý.

9. Về thù lao, tiền lương và tiền thưởng của thành viên Hội đồng thành viên (HĐTV), thành viên hội đồng quản trị (HĐQT) và Giám đốc (Tổng giám đốc)
Không có ý kiến thêm.

10. Về Ban Kiểm soát

Theo tôi thì:
10.1. Công ty TNHH có hai thành viên trở lên cần Ban Kiểm soát. Các qui định về chế độ làm việc của Ban Kiểm soát hiện hành là phù hợp; nhưng thực tế các Ban này hoạt độn còn kim nhiệm nên hiệu quả chưa như mong muốn.

11. Cơ chế vận hành của các cơ quan trong Công ty

Theo tôi thì:

11.1. Luật Doanh nghiệp thống nhất nên qui định cụ thể về qui trình thành lập một số cơ quan (nhất là việc lựa chọn ứng cử viên HĐQT, Giám đốc…).

12. Về tỷ lệ quy định cho thành viên, cổ đông thiểu số

Theo tôi thì:

Qui định về tỷ lệ để được xem là thành viên/cổ đông thiểu số (trong Công ty TNHH, Công ty Cổ phần) hiện nay đã phù hợp.

13. Về vấn đề cung cấp, tiếp cận thông tin (Minh bạch hoá)

Theo tôi thì:

13.1. Các qui định về cơ chế cung cấp thông tin (của các cơ quan trong Công ty) và tiếp cận thông tin (của các cơ quan trong Công ty, của các nhà đầu tư…) hiện nay chưa đầy đủ. Không nên có những hạn chế đối với quyền tiếp cận thông tin; vì bất kỳ có nhân hay tổ chức nào khi muốn đưa ra quyết định cuối cùng cũng cần tham khảo càng nhiều thông tin càng tốt.

14. Về tư cách pháp lý của Công ty hợp danh và DNTN

Theo tôi thì:

14.1. Hai chủ thể này không có tư cách pháp nhân nhưng vẫn tồn tại như một thực thể kinh doanh. Vậy cần qui định tư cách pháp lý của chúng để ít nhất (ví dụ có thể đi kiện, hoặc bị kiện)

14.2. Cần qui định cụ thể hơn về cách thức chịu trách nhiệm về tài sản của thành viên hợp danh (trong Công ty hợp danh) và chủ DN (trong DNTN).

15. Về công ty nhà nước và Luật doanh nghiệp (thống nhất)

Mục tiêu của việc ban hành Luật doanh nghiệp (thống nhất) là áp dụng cho cả công ty nhà nước. Tuy vậy, công ty nhà nước hiện nay chưa phải là công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty cổ phần như quy định của Luật doanh nghiệp. Vì vậy, sau khi Luật doanh nghiệp thống nhất có hiệu lực, thì công ty nhà nước hiện nay vẫn chưa thuộc đối tượng áp dụng của Luật này.

Theo tôi thì:

15.1. Cần định ra một thời hạn để chuyển công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn để “đưa” công ty nhà nước vào Luật Doanh nghiệp (thống nhất) và thời hạn ấy là tối đa là 5 năm.

15.3. Vấn đề khó khăn trong chuyển công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần là chưa có phương pháp đánh giá đúng giá trị thực tài sản mà Cty nhà nước đang có (tài sản hữu hình và cả vô hình).

16. Cơ chế chuyển đổi những doanh nghiệp FDI hiện tại sang Luật Doanh nghiệp thống nhất

Theo tôi thì:

Cần chuyển đổi những doanh nghiệp FDI hiện tại sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp thống nhất để thể hiện tính bình đẳng trong kinh doanh (vì 2 doanh nghiệp cùng kinh doanh một mặt hàng, cùng hoạt động, cạnh tranh và phát triển trên 1 thị trường mà hành lang pháp lý là 2 luật khác nhau.

17. Về hộ kinh doanh cá thể

Theo tôi thì:

17.1. Nên quy định cụ thể các hộ kinh doanh cá thể với quy mô nhất định nào đó phải chuyển thành doanh nghiệp không.
Nên quy định quy mô vốn hoạt động từ 500 triệu VNĐ trở lên. Như thế sẽ khuyến khích và tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động theo đúng luật pháp hơn.

18. Về quản lý Nhà nước
Theo tôi thì:

Cần Chương về Quản lý Nhà nước trong Luật DN thống nhất. Vì nền kinh tế của nước ta là nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, do đó nên qui định những vấn đề liên quan đến quyền lợi và trách của doanh nghiệp khi thực hiện tốt luật pháp VN.

Các văn bản liên quan