Góp ý của Cty 128 Hải quân-Bộ QP (tp. Hải Phòng)

Thứ Sáu 09:38 26-05-2006
Bản đóng góp ý kiến vào Luật Doanh nghiệp Thống nhất

Theo dự thảo Luật Doanh nghiệp thống nhấtngày 14/06/2005, có đề cập đến:

Câu 2: Một số vấn đề về ngành nghề, nghề đòi hỏi kinh doanh dưới hình thức hợp danh: Các ngành, nghề đó là:
• Dịch vụ kế toán và kiểm toán;
• Dịch vụ thiết kế công trình xây dựng;
• Dịch vụ khám và điều trị bệnh;
• Dịch vụ pháp lý.

Theo tôi thì các ngành nghề trên không nhất thiết phải bắt buộc thực hiện dưới hình thức Hợp danh.

Theo Điều 95: có quy định
1. Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó:
a, Phải ít nhất hai thành viên hợp danh; ngoài các thành viên có thể có các thành viên góp vốn;
b, Thành viên hợp danh ở đây được hiểu là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ….
c, Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm…

Điều 96: Quyền và nghĩa vụ của thành viên
1. Thành viên hợp danh có quyền quản lý
2. Thành viên góp vốn có quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệ được quy định …
Và tại các Điều 51 "Về Công ty CP", Điều 99 ''Doanh nghiệp Tư nhân', Điều 26, 46 Về "Công ty TNHH" có hai thành viên trở lên và một thành viên.

Như vậy, Luật đã đưa các loại hình để một tổ chức hay cá nhân lựa chọn áp dụng làm sao cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của mình mà không vi phạm các điều luật cấm không được làm.

Trên cơ sở từ những nhận thức chung nhất về Luật Doanh nghiệp năm 1999 cũng như trên thực tiễn áp dụng thì theo quan điểm của cá nhân tôi cho răng không nên bắt buộc nó phải được thực hiện dưới hình thức hợp danh.

2.2. Có nên bổ sung thêm loại dịch vụ, ngành nghề vào danh sách nói trên?
Theo tôi nên bổ sung thêm loại hình dịch vụ, nghành nghề khác vào danh sách nói trên, đó là các nghành nghề sau:

• Dịch vụ Môi giới nhà đất
• Dịch vụ Tư vấn và giới thiệu việc làm…

Câu 6: Có nên cho phép một cá nhân cho phép một cá nhân thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn? Hay chỉ có "tổ chức" mới được quyền thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn như hiện nay?

6.1. Điểm ưu của việc cho phép một cá nhân kinh doanh dưới hình thức Công ty TNHH:
Có quyền tự quyết cao, tạo được sự năng động trong quyết định của chính bản thân minh đây là điểm rất cần thiết cho nhà kinh doanh.

Tự chịu trách nhiệm trước quyết định của mình và không để mất cơ hội ngàn vàng của Công ty khi cần phải giải quyết trong khoảng thời gian ngắn không cho phép của nhà đầu tư cũng như đối tác của Công ty.

6.2. Nếu cho phép thành lập một Công ty TNHH một thành viên là cá nhân, thì vấn đề cần được các nhà làm luật nên chú trọng trong việc xử lý trong Công ty TNHH một thành viên là cá nhân đó là: Vấn đề về yếu tố tài sản phải được gắn liền với nhân thân của cá nhân đó và phải tự chịu trách nhiệm về quyền và nghĩa vụ của mình bằng chính tài sản đó.

Đồng thời nó hợp với tinh thần của Khoản 2 Điều 46 Luật Doanh nghiệp năm 1999. "Chủ sơ hữu Công ty có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của Công ty cho tổ chức hoặc cá nhân khác."

Tuy nhiên nếu để cho phép 1 cá nhân được thành lập Cty TNHH thì rất dễ dẫn đén tình trạng các cơ quan lập pháp ký quyết định thành lập nó rồi lại ký quyết định cho nó ngừng hoạt động. Theo tôi nếu để nó được thành lập thì gắn điều kiện chịu trách nhiệm vô hạn cho trường hợp cá biệt này mà vẫn giữ nó theo qui định của pháp luật về Công ty TNHH.

Câu 7: Có nên quy định tiêu chuẩn của người đại diện theo uỷ quyền:
Theo quan điểm của cá nhân tôi thì việc nhà làm luật đưa ra tiêu chuẩn của của người đại diện theo uỷ quyền là việc cần thiết và phù hợp với xu thế chung của nền kinh thế thị trường thời mở của cũng như tình hình chung của nền kinh tế quốc tế trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

7.2. Nếu cần qui định, thì tiêu chuẩn qui định như Dự thảo có hợp lý không?
Theo tôi nên qui định lại điểm a khoản 2 Điều 35a như sau:
Về độ tuổi nên để khung từ 18 tuỏi trở lên, vì theo qui định của Bộ luật Dân sự thì từ 18 tuổi trở lên là chủ thể đã đầy đủ năng lực về hành vi dân sự. điều này nhằm khuyến khích và thừa nhận tài năng trể của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Về điểm b, khoản 3 Điều 35a khong nên hạn chế quyền năng này của họ, vì nguyên nhân dẫn đến tình trạng doanh nghiệp phá sản có thể do nhiều nguyên nhân tác động, bởi dân gian có câu đánh kẻ chạy đi chứ không đánh kể chạy lại chính vì lẽ đó nhà nước luôn phái là người tiên phong đi đầu để khuyến khích họ chứ không nên đặt một hàng rào pháp lý quá chặt chẽ đối với họ. Nhà làm luật nên giảm mức 3 năm xuống thành 01 năm đối với những người có nhân thân tốt. 02 năm đói với các trường hợp khác.

Câu 8: Về tiêu chuẩn Giám đốc (Tổng Giám đốc) Công ty TNHH

Về điểm a, khoản 2 Điều 41b nên sửa lại về độ tuổi lý giải như điểm a, khoản 2 Điều 35a.
Việc qui định tiêu chuẩn của Giám đốc và Tổng Giám đốc là điều kiện cần thiêt phải có trong luật doanh nghiệp thống nhất.
Câu 14: Về tư cách pháp nhân của Công ty hợp danh và DNTN

14.1. Nhà làm luật nên qui định một chế tài cụ thể cho hai chủ thể này, bởi lẽ không thể để bất kỳ một thực thể

Câu 18:
Theo tôi có cần thiết pải đặt ra chương về Quản lý Nhà nước đối với Luật Doanh nghiệp Thống nhất

Nên qui định cụ thể như sau:
• Nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước đối với Doanh nghiệp chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp thống nhất
• Quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan đăng ký kinh doanh
• Thanh tra, kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp thống nhất
• báo cáo , nắm bắt tài chính của các doanh ngiệp theo luật doanh nghhiệp thống nhất
• Các biện pháp xử lý và khen thưởng đối với các doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp thống nhất.

* các vấn đề khác:
Tại K2 Điều 3 của Dự thảo luật sủa đổi có bổ sung thêm cụm từ: "Kinh doanh " là việc thực hiện liên tục một, một số … Luật sửa đổi, theo luật năm 99 thì "Kinh doanh " là việc thực hiện một, một số… Theo quan điểm của cá nhân tôi thì nên để nguyên theo cách giải thích và định nghĩa khái niệm Kinh doanh của Luật cũ, vì nếu ta cho thêm cụm từ trên như vậy ta đã hạn chế một phần của khái niệm kinh doanh điều này ảnh hưởng không tốt tới các nhà kinh doanh, mặt khác nó thể hiện tính không đồng bộ với các qui định khác của pháp luật: Như luật kinh tế, Luật Thương Mại

Thứ nhất: có những hoạt động kinh doanh không mang tính liên tục mà nó được thực hiện theo từng đợt khác nhau thì theo qui định của luật cũ thì nó vẫn là "Kinh doanh", tức hành vi của nó không được thực hiện theo một quá trình mang tính liên tục mà nó được thực hiện theo từng giai đoạn cụ thể nhất định nhằm mục đích sinh lời.

Thứ hai: theo qui định của luật phá sản, luật thương mại có qui định cụ thể hoá về thời hạn để chấm dứt hoạt động của một doanh ngiệp cũng như một Công ty, như vậy trong khoảng thời gian mà doanh nghiệp đó ngừng hoạt động nhưng trên thực tế nó vẫn tồn tại và thi trường vẫn thừa nhận nó cho đến khi nó bị chấm dứt theo qui định của pháp luật, hoặc nó không bị tuyên bố chấm dứt khi tự khôi phục được mình.
Điều này cho thấy nên để như luật cũ phù hợp hơn việc bổ sung cụm từ trên của Luật dự thảo.

Thủ trưởng cơ quan đơn vị
Đại tá: Nguyễn Xuân Đường


Người thực hiện bản đóng góp: Trợ lý Pháp Chế Nguyễn Thuý Hà

Các văn bản liên quan