Góp ý Luật Doanh nghiệp

Thứ Bảy 16:21 20-05-2006
Ý KIẾN THAM GIA VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP VÀ LUẬT ĐẦU TƯ

Trần Văn Tiến – Giám đốc Công ty SX và TM Đức Tiến
46 Nguyễn Thiệp – Hà Nội


Nền kinh tế nước ta hiện nay còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế có chế độ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất và kinh tế đầu tư nước ngoài dưới 50% vốn và 50-100% vốn. Từ đặc điểm đó, các chủ sở hữu tư liệu sản xuất có quyền quyết định phương thức đầu tư, đầu tư vào ngành nghề nào và cách thức tổ chức quản lý theo loại hình doanh nghiệp nào, công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty TNHH nhiều thành viên và một thành viên… và công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Các loại hình doanh nghiệp trên đã và đang tồn tại hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 1999 và Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003. Để nền kinh tế nước ta phát triển nhanh hơn mạnh hơn phải tiến hành hội nhập hợp tác phù hợp với sự phát triển, hội nhập kinh tế thế giới của các doanh nghiệp đang hoạt động và doanh nghiệp mới đầu tư trong và ngoài nước cần được chuyển đổi về chế độ sở hữu tư liệu sản xuất cho phù hợp với Luật Doanh nghiệp 2005.

Do đó sự cần thiết có hệ thống pháp lý về doanh nghiệp để tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng với nhiều loại hình doanh nghiệp (có một chế độ sở hữu tư liệu sản xuất tương tự như nhau) nên cần thiết phải ban hành luật doanh nghiệp 2005.

Tờ trình Luật Doanh nghiệp 2005

Điều 1: Phạm vi điều chỉnh

Điều 2: Đối tượng áp dụng
1/2. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế
Điều 166. Chuyển đổi công ty nhà nước
1/166. Chậm nhất trong thời hạn 4 năm kể từ khi luật này có hiệu lực, các công ty nhà nước thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước số 14/2003/QH11 ngày 10/12/2003 phải chuyển đổi thành công ty TNHH hoặc công ty cổ phần theo quy định của luật này.

Điều 168. Thành lập doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp nhà nước thành lập sau khi luật này có hiệu lực phải được đăng ký, tổ chức quản lý và hoạt động theo quy định của luật này và pháp luật có liên quan.

Điều 170. Hiệu lực thi hành
Điều 170 luật này thay thế Luật Doanh nghiệp số 13/1999/QH10 ngày 12/6/1999… vậy khi Quốc hội thông qua luật này, từ ngày 01/7/2010 chỉ còn Luật Doanh nghiệp 2005 cho tất cả các loại hình doanh nghiệp.
Đây là bước đột phá về mặt hình thức.
Về nội dung còn có sự hạn chế khó đi vào hoạt động thực tế, do vẫn còn có sự khác nhau cơ bản về chế độ sở hữu tư liệu sản xuất (giữa sở hữu nhà nước và sở hữu tư nhân).

Xin nêu một số vấn đề vướng mắc đó:
- Về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp như tờ trình luật nêu.

Về quyền của doanh nghiệp (điều 7)

1/7. Doanh nghiệp sở hữu nhà nước không có sự chủ động lựa chọn ngành nghề kinh doanh.

2/7. Doanh nghiệp sở hữu tư nhân không có điều kiện lựa chọn hình thức và cách thức huy động vốn.

4/7. Về kinh doanh xuất khẩu và nhập khẩu nhiều lĩnh vực doanh nghiệp sở hữu tư nhân không có điều kiện được kinh doanh.

5/7. Doanh nghiệp sở hữu tư nhân không có kinh phí đào tạo tuyển thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu của kinh doanh.

6/7. Chủ động áp dụng công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả kinh doanh và cạnh tranh nhiều doanh nghiệp sở hữu tư nhân không có điều kiện còn doanh nghiệp nhà nước nào cũng có điều kiện vì vốn đầu tư của nhà nước.

7/7. Doanh nghiệp sở hữu nhà nước chưa thực sự tự chủ quyết định công việc nội bộ (còn có sự chỉ đạo của trên).

8/7. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp sự chiếm hữu... của doanh nghiệp sở hữu nhà nước chưa được rõ ràng như doanh nghiệp sở hữu tư nhân.

9/7. Từ chối mọi yêu cầu cung cấp mọi quyền lực không được pháp luật quy định, nêu như vậy cũng còn là hình thức nên không cần đưa điểm 9 này vào.

10/7. Thực hiện khiếu nại tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại tố cáo, điều này không cần đưa vào bởi mọi công dân, mọi tổ chức đều được thực hiện theo luật Kiếu nại tố cáo (Như điểm 12/7 ‘các quyền khác theo quy định của pháp luật’).

11/7. Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo uỷ quyền tham gia tố tụng của pháp luật, điểm này cũng nên bỏ bởi theo luật tố tụng quy định (Như điểm 12/7 “các quyền khác theo quy định của pháp luật”).

Về nghĩa vụ của doanh nghiệp (điều 8)

Mục 4 điều 8: Đảm bảo quyền, lợi ích người lao động thực hiện đầy đủ bảo hiểm xã hội y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm, điểm này mâu thuẫn với điểm (8 điều 7) về quyền của doanh nghiệp.

- Về nhận thức và cơ chế chính sách.
+ Sự bình đẳng của các thành phần kinh tế giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý doanh nghiệp nhà nước và cơ quan bảo vệ pháp luật mới có sự bình đẳng trên danh nghĩa chưa có sự bình đẳng trên thực tế. Như những vướng mắc và đơn thư khiếu nại tố cáo của doanh nghiệp sở hữu nhà nước sớm và được giải quyết ngay (Bảo đảm tài sản nhà nước) còn doanh nghiệp sở hữu tư nhan hãy đợi đấy gần như họ bỏ qua mặc dù việc đó rất bức xúc gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp.

+ Tài chính tín dụng doanh nghiệp sở hữu nhà nước, hợp tác xã vay vốn bao nhiêu và vay lúc nào cũng được còn doanh nghiệp sở hữu tư nhân vay vốn rất khó khăn nhất là có dự án lớn, do tài sản thế chấp không có và độ tín chấp chưa cao ngân hàng không có cơ sở thu hồi vốn. Mặt khác tín dụng cũng phân biệt rõ doanh nghiệp sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể hợp tác xã vay vốn đầu tư có gặp rủi ro được xem xét giảm cả lãi và gốc còn doanh nghiệp sở hữu tư nhân hợp đồng tín dụng vay lãi suất cao nhưng sau lãi suất ngân hàng cho vay giảm nhiều lần nhưng doanh nghiệp sở hữu tư nhân vẫn phải trả đủ lãi suất cao nhiều lần đó (mặc dù doanh nghiệp cũng gặp rủi ro bất khả kháng và doanh nghiệp có ưu đãi lãi suất vay vốn sau đầu tư cũng không được hưởng).

+ Về mặt bằng sản xuất: Nhiều thành phố tỉnh giải quyết được nhiều mặt bằng cho doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp sở hữu tư nhân do tác động của giá nhà đất dẫn tới chi phí cho một đơn vụ mặt bằng cũng tăng lên rất cao trong khi đó doanh nghiệp sở hữu nhà nước được bán mặt bằng đó hoặc cho doanh nghiệp sở hữu tư nhân thuê dẫn tới sự bất bình đẳng trong giá thành sản phẩm.

+ Về chính sách người lao động: Doanh nghiệp sở hữu tư nhân không có quy định rằng buộc giữa người lao động và người sử dụng lao động, doanh nghiệp sở hữu tư nhân thường nhận người đào tạo song họ bỏ việc đi làm nơi khác hoặc họ làm ăn năng suất kém so với trước đào tạo, nên buộc người sử dụng lạo động cho nghỉ không có việc bồi hoàn tiền học nghề của họ. Chính sách tiền lương và bảo hiểm doanh nghiệp sở hữu tư nhân cũng phải thực hiện theo sở hữu doanh nghiệp nhà nước, không phù hợp với quy luật sở hữu tư liệu sản xuất. Quyết định chế độ quản lý và phân phối sản phẩm.

Từ sự sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất dẫn tới nhiều điểm khác nhau về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp và nhận thức, cơ chế chính sách hiện hành còn nhiều điều bất cập như nêu ở trên do đó đưa doanh nghiệp nhà nước vào đối tượng áp dụng luật doanh nghiệp 2005 là chưa phù hợp mà chỉ những doanh nghiệp nhà nước đã được chuyển đổi thành công ty cổ phần, TNHH một thành viên... mới áp dụng theo luật doanh nghiệp năm 2005 này.

Sự cần thiết tồn tại Luật doanh nghiệp nhà nước với những doanh nghiệp nhà nước thực sự có thị phần trong nền kinh tế ở mức độ cần thiết không nên áp dụng chế độ sở hữu tư liệu sản xuất của nhà nước với hình thức khác chiếm một thị phần rất lớn hoạt động kinh doanh sẽ kém hiệu quả như hiện nay.

Các văn bản liên quan