Trích ý kiến ĐBQH Trần Văn Kiệt – Tỉnh Vĩnh Long

Thứ Hai 11:48 22-05-2006

Tôi xin tham gia phát biểu ba vấn đề nhỏ để Ban soạn thảo nghiên cứu.

Vấn đề thứ nhất, Điều 12 về chính sách của Nhà nước đầu tư đối với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. Ở Tiết 6 miễn giảm tiền sử dụng đất, Tiết 7 cho vay ưu đãi, đây là một vấn đề cần thiết để thực hiện Luật Doanh nghiệp, Luật kinh doanh bất động sản. Nhưng Luật quy định như vậy tôi cho quá chi tiết, quá sâu mà một quá trình dài có thực hiện được hay không? Tôi đề nghị Ban soạn thảo nên xem xét vấn đề này. Đáng lẽ nếu cần chúng ta ghi một đoạn thôi, tức là Nhà nước tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh bất động sản của mình là đủ. Nếu chi tiết quá cuối cùng luật không khả thi. Ở vấn đề này cũng thấy có điều kiện là cho vay ưu đãi thì lãi suất thấp hoặc bằng không, nhưng để giải quyết cho các vấn đề xã hội là ưu tiên, bán nhà trả chậm cho người nghèo, gia đình có công, người có thu nhập thấp là vấn đề cũng khá khả thi. Trong toàn bộ Luật này, tôi không thấy đoạn nào ghi là doanh nghiệp phải là bán, cho thuê đối tượng trên có giới hạn ở mức độ nào. Trong thời gian qua thị trường bất động sản các đại biểu cũng biết đó, nhất là ở thị trường Hà Nội thì kinh doanh bất động sản, tức là xây dựng nhà chung cư để bán cho những người có thu nhập thấp, đúng là xây dựng một căn hộ 2, 3 tỷ, người có thu nhập thấp thì chừng nào mới mua được. Nếu mua trả chậm thì có lúc đài đưa tin là phải quy ra vàng hoặc phải trả bằng lãi Ngân hàng công thương. Vấn đề đó đề nghị Luật nên xem xét cụ thể và có quy định cụ thể, nếu không khéo thì tình trạng này sẽ tiếp diễn ra nữa. Tức là bán nhà trả chậm cho hộ nghèo, gia đình chính sách, người có thu nhập thấp mà xây dựng nhà thì tiền 1, 2 tỷ. Bán trả chậm thì quy vàng hoặc quy lãi Ngân hàng công thương chứ không được quy lãi Ngân hàng chính sách. Đó là vấn đề bất cập lớn nhất, tôi đề nghị Điều 12 Quốc hội nên xem xét. Nếu chúng ta thấy cần Điều 12 này như hồi nãy tôi nói, chúng ta ghi một đoạn: "Nhà nước, chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh bất động sản để phát triển".

Vấn đề thứ hai là cũng có thể ưu đãi vốn, miễn thuế, giảm thuế đến thời gian nào nhất định, chứ chúng ta không thể ghi tùm lum suốt từ năm này qua năm khác. Do đó tôi đề nghị Điều 12 nên xem xét điều này lại, đó là ý thứ nhất.
Ý thứ hai, ở Điều 45 vấn đề này có đồng chí ở Đoàn Long An phát biểu vấn đề là thù lao hoa hồng. Vấn đề này đại biểu cũng biết rồi, thù lao hoa hồng cho môi giới nếu Luật Kinh doanh bất động sản chưa ra đời thì ở thị trường vấn đề này đã tiếp diễn rồi, đã có rồi, lâu rồi chứ không phải lúc này khi luật ra đời và có hiệu lực mới thực hiện, cái này có từ bao đời rồi. Do đó đề nghị nên xem xét Điều 45 này quy định khá cụ thể, hiện nay ở thị trường môi giới ở lĩnh vực nhà đất, môi giới pháp luật chưa thừa nhận, nhưng họ vẫn làm được, họ làm ngầm, nhưng bây giờ họ làm thế nào đây, cũng có thể họ ăn hoa hồng cả hai đầu, bên mua cũng ăn được, cả bên bán ăn cũng được. Do đó vấn đề này tỷ lệ là vô định, tôi đề nghị Điều 45 nên điều chỉnh lại nếu tỷ lệ hoa hồng ở khung nào nó có mức độ, nếu tỷ lệ dôi giá từ 1 - 100 thì bây giờ tỷ lệ nên có giới hạn của nó. Còn hoa hồng, bên nào giải quyết, bên mua hoặc bên bán chứ không khéo là cả hai bên đều giải quyết hết..

Vấn đề thứ ba, ở Điều 49 chứng chỉ môi giới bất động sản. Vấn đề này đúng là kỳ họp thứ 8 của Quốc hội tôi phát biểu rồi, vì môi giới đúng không phải là môi giới bất động sản không, mà trên xã hội này ngay bây giờ nhiều môi giới lắm chứ không phải bất động sản đâu. Do đó môi giới bất động sản này trong luật cũng chưa biết cấp nào đào tạo, chờ Chính phủ đào tạo, sát hạch phải chờ Chính phủ quy định. Tôi cũng suy nghĩ cấp Bộ đào tạo cấp tỉnh, cấp huyện, cái đó cũng chưa rõ mà phải chờ Chính phủ, nhưng lại là quy định của UBND tỉnh là người cấp bằng môi giới. Người đào tạo với người cấp bằng cách một trời một vực, lỡ Chính phủ quy định, Bộ đào tạo thì không lẽ đưa về tỉnh cấp. Nếu Chính phủ, thủ tướng quy định tỉnh đào tạo, Chủ tịch tỉnh cấp thì quá hay. Thí dụ, bây giờ là Thủ tướng quy định, các huyện đào tạo thì cấp tỉnh cấp. Do đó về vấn đề này tôi đề nghị Ban soạn thảo nên xem xét lại.
Về đào tạo thì tôi cũng phát biểu trước rồi. Đúng là trường là một, còn con người đào tạo mình cấp bằng cho người ta thì mình phải có bằng, mình là thầy mà. Chứ nếu mình là người thầy mà mình không có bằng thì làm sao mình cấp bằng cho người khác được. Do đó thầy đó phải có điều gì, đã ghi vào luật rồi thì phải có đầy đủ điều kiện đó, thì mới có tính khả thi, dân mới tin, cử tri mới tin. Chứ bây giờ mình nói là đưa một người dở đi dạy một người hay thì không hợp lý. Do đó tôi đề nghị ban soạn thảo nên nghiên cứu. Cái gì quy định trong luật được thì ta cố quy định, cái nào quy định không được, điều khoản nào (như tôi đã thống nhất ý kiến thảo luận buổi sáng đó) mà Chính phủ quy định thì cho cụ thể.

Các văn bản liên quan