Ý kiến của Luật sư Bùi Thanh Lam – luật sư VP luật Liên Á và cộng sự

Thứ Sáu 02:01 16-09-2011

Kính thưa toàn thể hội nghị theo lời mời tham luận cuả VCCI thì tôi có viết bài tham luận đối với báo cáo về ra soát luật doanh nghiệp 2005 như sau:

Thứ nhất là đánh giá về các tiêu chí rà sóát cuả báo cáo thì tôi  hoàn toàn nhất trí với 4 tiêu chí mà báo cáo đưa ra đó là  minh bạch, thống nhất, hợp lý và khả thi thì tôi đồng ý với cả 4 tiêu chí này. Đối với văn bản về dân doanh để cho thúc đẩy  phát triển dân doanh thì tôi nghĩ 4 tiêu chí này rất là cơ bản và bộ phận soạn thảo đã tiếp cận và tập trung vào 4 tiêu chí này, tuy nhiên tôi xin bổ sung hai tiêu chí:

Thứ nhất là Tiêu chí về tính ổn định thì ở đây sở dĩ đối với các văn bản pháp quy liên quan đến kinh doanh thì cái tính ổn định đối với các quyền của doanh nghiệp trong kinh doanh, những điều ghi nhận trong hiến pháp hoặc trong điều 8 của Luật DN thì đề nghị ban soạn thảo xem xét thêm tính ổn định của các quyền của DN.

Thứ 2: là tinh tự chủ  tính bình đẳng của DN như chúng ta đã biết sau khi luật DN nhà nước  2003 hết hiệu lực thì một loạt DN nhà nước phải chuyển sang hoạt động theo cơ chế luật doanh nghiệp chung thống nhất vì vậy  bộ phận soạn thảo xem xét trên cơ sở tinh sở tính tự chủ và tính bình đẳng xem có ảnh hưởng gì ko và các luật trong luật DN phải sửa đổi bổ sung cái gì . đấy là đánh giá về tiêu chí thì tôi đề nghị thêm bổ sung 2 tiêu chí, tôi nhất trí với 4 tiêu chí cũ và đề nghị bổ sung thêm 2 tiêu chí.

Về kiến nghị bổ sung các nội dung  cụ thể trong báo cáo thì tôi xin kiến nghị 3 kiến nghị, thứ nhất:kiến nghị đề nghị về đề xuất ban soạn thảo tập trung hơn nữa nghiên cứu thêm về quy định mô hình tập đoàn kinh tế bởi vì như trong tg vừa qua khi mà báo chí trên rất nhiều diễn đàn tranh luận xem là mô hình tập đoàn kinh tế có tư cách pháp nhân hay không rồi là mô hình tập đoàn kinh tế cảu tư nhân sẽ như thế nào . hiện tại như trong ngị đinh mới nhất của chính phủ vẫn cho rằng tập đoàn kinh tế không có tư cách tuy nhiên trong quyết định thành lập tập đoàn kinh tế thì quyết định 06/2006 về thành lập VNPT thì vẫn khẳng định rằng  tập đoàn kinh tế có tư cách pháp nhân vì vậy tôi cũng yêu cầu bộ phận soạn thảo đưa thêm nội dung này và phân tích một cách sâu hơn.

Nội dung thứ 2 là: liên quan đến vấn đề mua bán sát nhập vừa rồi một loạt diễn đàn về EMINEY diễn ra và trên thực tế có những giao dịch eminey diễn ra điển hình là  một số giao dịch hoán đổi cổ phần của FPT hoạc là Vinpean.. vừa rồi thì ở trong các báo cáo có đưa ra các hình thức hoán đổi cổ phần có được ghi nhận bởi tổng số cổ phần của 2 DN hay ghi nhận trên số cổ phần hoán đổi đề nghị ban soạn thảo tập trung nghiên cứu và trong một chừng mực nào đó có đề xuất,  có 1chế định  cụ thể về cái EmNey trong luật DN khi sửa đổi bổ sung.

Cái thứ 3 là liên quan đến cơ chế về huy động vốn thì hiện tại có rất nhiều cơ chế huy động vốn mà cho phép chuyển dổi vốn từ trái phiếu chuyển đổi hoặc từ khoản vay chuyển đổi thành  vốn cổ phần như vậy thì có một chút vấn đề liên quan đến luật chứng khoán tuy nhiên với góc độ của DN thì việc ghi nhận một khoản vay chuyển dổi hoặc trái phiếu chuyển đổi thành cổ phần tại thời điểm chuyển đổi nó cũng có ý nghĩa đối với công tác huy động vốn của doanh nghiệp trong khi đó nhiều vuớng mắc, tranh chấp phát sinh của chính DN khi mà cái khoản trái phiếu đó trên thực tế có tranh chấp khi mà cái khoản trái phiếu đấy, khoản vay đấy không được chuyển đổi thành cổ phần vì vậy không được ghi nhận vào vốn điều lệ của DN vì vậy tôi đề nghị bổ sung thêm  nội dung là cơ chế huy động vốn của DN để hình thành nên vốn của DN.

Các văn bản liên quan