Ý kiến của Bà Đoàn Thị Lam Luyến – Hiệp hội quyền sao chép Việt Nam

Thứ Hai 23:59 26-09-2011

Với góc độ là người ở trong quản lý tập thể, tôi thấy Bản rà soát đầy đủ, tuy nhiên phần rà soát về quyền tác giả còn mỏng, có lẽ ban soạn thảo báo cáo không có người của tổ chức tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả.

Trong quyền tác giả thì quyền sao chép là quyền quan trọng và mấu chốt nhất đối với chủ sở hữu quyền bao gồm tác giả và liên quan đến quyền tác giả và cũng là cơ sở quan trọng cho hoạt động của tổ chức quản lý. Luật SHTT của các nước khác thì đưa quyền sao chép lên hàng đầu, Luật SHTT ở VN quyền này đúng ra phải đứng ở điểm a, khoản 1 của Điều 20 của Luật SHTT, tuy nhiên quyền sao chép của Luật SHTT lại quy định ở điểm c, khoản 1 Điều 20. Tôi không biết trình tự sắp xếp quyền như thế nào nhưng ở Nhật Bản có 9, 10 quyền, ở Việt Nam hiện nay có 6 quyền, khởi động được 5 quyền trong các quyền đấy, riêng quyền cho thuê công cộng lại không áp dụng cho tác phẩm in ấn và tác phẩm khác mà chỉ có phần mềm máy tính và điện ảnh. Về quyền sao chép tôi nghĩ rằng trước đây, quyền sao chép có 2 mảng đó là sao chép truyền thống và sao chép hiện đại. Nếu Luật SHTT này lấy căn cứ vào sao chép truyền thống thì như trong Luật SHTT là đủ, hiện tại quyền sao chép đó diễn ra rất nhiều hình thức. Thứ nhất đó là hình thức in ấn, xuất bản và xuất bản đó là 1 trong các hình thức của quyền sao chép, chúng tôi gọi đó là sao chép truyền thống, ở Việt Nam thực thi quyền này đã rất lâu rồi. Thế nhưng có những hình thức sao chép hiện đại nữa đó là sao chép dưới hình thức sao chụp, quét, sao chép dưới hình thức kỹ thuật số và lưu trữ điện tử trên trên các cơ sở dữ liệu, có ít nhất 4 loại hình sao chép hiện đại thì không được giải thích trong Luật SHTT, thì đó là điểm khó.

Theo công ước Berne và cũng theo điểm 3 khoản 1 Điều 20 của Luật SHTT thì quyền sao chép là 1 quyền mà tác giả của các tác phẩm văn học, nghệ thuật thì có được quyền sao chép hoặc ngăn cấm việc sử dụng ấy dưới bất kỳ hình thức nào. Quyền cho phép và ngăn cấm sao chép dưới bất kỳ hình thức nào, có nghĩa là cả 5 hình thức như tôi vừa nêu ra, trừ một số trường hợp đặc biệt và cái đó gọi là dưới hạn và ngoại lệ, tôi thấy hiện nay hệ thống quản lý tập thể không hoạt động hiệu quả vì giới hạn về quy định, giải thích quy định về giới hạn, ngoại lệ 1 cách quá lỏng lẻo, tức là giới hạn bị thả nổi rất rộng dẫn đến nguy cơ quyền sở hữu sẽ bị xâm hại. Hiện tại sao chép dưới hình thức sao chụp rất phổ biến và sao chép dưới hình thức sao chụp này đang là nguy cơ đe dọa để giết chết nhà xuất bản của Việt Nam vì không quản lý được quyền sao chép, không quy định được mức thù lao phải trả, không quy định được sao chụp bao nhiêu, và họ sao chép toàn bộ 1 cách hiển nhiên mà không có cơ quan nào cấm đoán. Về nguyên tắc là không được phép vì sao chụp dưới hình thức sao chụp chỉ được quyền bổ sung những ấn phẩm trong thị trường thôi và không được phép thay thế những ấn phẩm trong thị trường vì thay thế ấn phẩm trong thị trường đương nhiên là ảnh hưởng đến quyền khai thác bình thường. 1 trong 3 bước của Điều 92 của Công ước Berne và cái hạn chế đó trong Luật SHTT Việt Nam phải giải thích và hướng dẫn cụ thể về thứ nhất là các hình thức sao chép, thứ 2 là các giới hạn và ngoại lệ như thế nào? chỉ những trường hợp đặc biệt nhất định.

Chị Yến Đại học Luật có nêu ý trường hợp giảng dạy, nghiên cứu Điều 25, trước đây Luật SHTT lần thứ 1 có đưa chữ học tập vào nữa, nhưng rất may là Luật Sửa đổi Luật SHTT bỏ chữ học tập, bỏ 2 chữ đó thôi nhưng đem lại lợi ích xã hội rất lớn. Trong giới hạn này quy định mỗi người (đối tượng nghiên cứu và đối tượng giảng dạy) được phép sử dụng 1 bản, chữ 1 bản vô cùng nguy hiểm đối với chủ sở hữu quyền, bởi vì xem đối tượng nghiên cứu và đối tượng giảng dạy là bao nhiêu, hiện nay giáo viên là 400 ngàn, còn người nghiên cứu cũng rất lớn, với mỗi người 1 bản thì nó sẽ đe dọa như thế nào đến nhà xuất bản. Nên quy định 1 bản ấy phải bỏ ngay, chỉ trong trường hợp đặc biệt và ngoại lệ, cụ thể thì mới được. Không thể phân phối bất cứ ai ở đối tượng là giảng dạy và nghiên cứu mà được phép 1 bản cả trong khi quyền của chủ sở hữu lần đầu chỉ công bố 500 bản, 1000 bản và nhiều nhất là 5000 bản, bây giờ có 10.000 giáo viên hay có nhiều người nghiên cứu về lĩnh vực này. Hội thảo này photo tài liệu liên quan đến đối tượng bảo hộ đã là 150 bản rồi, lát nữa về tôi cho đồng nghiệp của tôi nữa, như thế là rất nhiều. Việc đưa ra 1 bản trong giới hạn quyền là cực kỳ nguy hiểm và phải sửa đổi ngay. Bởi vì ở Việt Nam hệ thống quản lý 4 tổ chức nhưng 4 tổ chức này trong lĩnh vực SHTT chưa phải là nhiều.

Luật phải rà soát lại Điều 56 về tổ chức quản lý quyền tác giả, Luật SHTT quy định về thủ tục đăng ký quyền tác giả, mà đăng ký quyền tác giả không bắt buộc, không nhất thiết, không cần thiết thì Luật lại quy định rất rõ 9 đến 10 trang, trong khi quy định về Điều 56, 57 Điều 56 nói về tổ chức đại diện thì chỉ có chưa đầy ½ trang và tương tự Điều 57 là đại diện SHTT cũng thế. Điều 56 được quyền đại diện tập thể chứ không phải tổ chức quản lý tập thể, tổ chức của chúng tôi chịu sự chi phối của Điều 56 của Luật SHTT và Nghị định 45 của Chính phủ về tổ chức thành lập hội, và người ta không phân biệt được tổ chức CMO là tổ chức phi Chính phủ cũng là tổ chức xã hội nghề nghiệp nhưng là loại hình được quy định rất ít, chỉ có 4 loại, nhưng cơ quan chức năng là Bộ Nội vụ chẳng hạn thì người ta không phân biệt được tổ chức đại diện là tổ chức nghề nghiệp như hội nhạc sỹ, hội múa hội nuôi ong…nhưng họ cứ lẫn chúng tôi về việc đó, riêng cơ cấu Hiệp hội chúng tôi là quản lý tập thể, tổ chức mang tính chất như tổ chức kinh tế nhưng chúng tôi không thể bảo vệ được hội đồng quản lý với giám đốc điều hành và người ta bắt chúng tôi phải là Ban chấp hành với Tổng thư ký như tôi là giám đốc điều hành nhưng mang chức danh là tổng thư ký, tổng thư ký khác hẳn với giám đốc điều hành.

Trên đây là ý kiến góp ý của tôi, chúng tôi sẽ có ý kiến bằng văn bản gửi lại cho Ban rà soát.

Các văn bản liên quan