Bài tham luận về rà soát luật kế toán – Th,s. Hà Thị Tường Vy, Phó trưởng ban hành nghề kế toán – VAA

Thứ Tư 10:01 28-09-2011

Việc phòng TMCNVN đưa ra chương trình rà soát Luật kế toán trong thời gian này là rất phù hợp và cần thiết, theo ý kiến chủ quan tôi xin đưa ra một vài ý kiến theo 3 nhóm nội dung như sau:

1- Nhóm chủ đề các quy định chung:

(1). Phạm vi điều chỉnh của Luật, gồm kế toán HĐKD và kế toán NN, bởi vậy phạm vi rà soát có thể chia ra: Các văn bản quy định liên quan đến kế toán:

- KT HĐKD, và

- Kế toán NN.

- Văn bản quy định chung cho cả 2 loại kế toán, Ví dụ: Xử phạt vi phạm HC về kế toán (NĐ 185/2004; NĐ 39/2011-Xử phạt vi phạm HC về kế toán; TT120/2004/TT- BTC), Kiểm tra kế toán (QĐ 67/2004/QĐ- BTC),…

(2) Nguyên tắc kế toán (Điều 7): Hiện nay đang có sự khác nhau giữa Luật kế toán và Chuẩn mực kế toán số 01;

Đề xuất:

- Phương án 1: Bổ sung các nguyên tắc kế toán đảm bảo tính thống nhất giữa các văn bản pháp luật NN theo hướng: Các nguyên tắc áp dụng chung, các nguyên tắc riêng có cho kế toán hoạt dộng kinh doanh, kế toán NN;

- Phương án 2: Chỉ quy định mang tính nguyên tắc mà không quy định cụ thể từng nguyên tắc như hiện nay, vì sau này khi nghiên cứu ban hành Hệ thống CMKT công, nếu có quy định khác thì không phải sửa luật;

- Cần nghiên cứu bổ sung nguyên tắc kế toán theo giá trị họp lý của một số giao dịch mang tiếng nhạy cảm

(3). Đối tượng kế toán quy định tại Điều 9- mục 3 cần quy định lại thống nhất với các văn bản hiện hành (TS ngắn hạn, TS dài hạn,…);

(4). Đơn vị tính sử dụng trong kế toán (Điều 11): “Đơn vị kế toán chủ - yếu thu chi bằng ngoại tệ, quy định như hiện nay đang trái với CMKT và gây khó khăn cho DN.

Nhóm ý kiến thứ hai: Nội dung công tác kế toán: (Chương II)

(1). Quy Định phù hợp với kế toán bằng tay hơn là kế toán máy;

Đề xuất:Quy định bổ sung phù hợp với kế toán bằng tay và kế toán máyịnh tính nguyên tắc mà không quy định

(2). Hóa đơn bán hàng (Điều 21): Để xuất chỉ quy định mang tính nguyên tắc , không quy định cụ thể từng loại hóa đơn như trongLuật hiện hành (khoản 3-điều 21)

(3). Dịch chứng từ kế toán từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt cũng là 1 vấn đề cần quy định lại , vì đây là 1 cản trở trong quá trình thực hiện kể cả vấn đề lưu trữ.

(4) Lưu trữ tài liệu kế toán: Quy định việc in tài liệu kế toán ra giấy hàng tháng đối với những trường hợp kế toán máy cũng là vấn đề cần quy định lại. vì hiện nay đối với các đơn vị có điều kiện lưu trữ điện tử thì đây là vấn đề tốn kém và không hiệu quả.

(5). Chưa có chế tài xử phạt đối với các DN có nhiều số liệu khác nhau của cùng 1 nội dung kinh tế (Ví dụ: 1 Công ty cổ phần BCTC dùng họp đại hội cổ đông # với BCTC cho cơ quan thuế # với BCTC cho Hội đồng quản trị:…)

Nhóm ý kiến thứ 3: Tổ chức bộ máy kế toán và hành nghề kế toán

(1). Vấn đề kế toán trưởng trong thực tế hiện nay đang có rất nhiều bất cập: bổ nhiệm, bãi miễn (Đã có 2 TTLB 13 và 50), vấn đề KTT được thực hiện quyền của mình,

(2). Vấn đề hành nghề (Thực tế có 45 DN đăng ký và gần 100 người đang ký hành nghề kế toán nhưng thực tế có hàng trăm nghìn người đang thực hiện cung cấp dịch vụ kế toán), hiện nay chưa có chế tài xử phạt những người hành nghề không đăng ký, tổ chức thi

Các văn bản liên quan