Vấn đề logistics: Ông Nguyễn Tương – Hiệp hội chủ hàng

Thứ Hai 10:58 12-09-2011

Về lĩnh vực có liên quan đến Hiệp hội chủ hàng, có bài phát biểu của anh Võ Nhật Thăng, tôi xin phép không nhắc lại. Tôi chỉ nói một vấn đề, rất may anh Thăng có nói với tôi rằng trong bài của chị Yến, không có đả động đến vấn đề logistics. Thực ra, vấn đề logistics liên quan đến hết tất cả hoạt động thương mại. Tôi xin có mấy ý kiến ngắn gọn như thế này:

Thứ nhất, xuất phát điểm bổ sung ý kiến của tôi là từ tính minh bạch, tính thống nhất, tính hợp lý và tính khả thi trong cả Luật Thương mại và văn bản dưới luật. Trong Luật có 2 Điều nói rằng Chính phủ sẽ quy định chi tiết. Đó là những vấn đề rất khó khăn.

Những vấn đề cụ thể, tôi xin kiến nghị như thế này: định nghĩa về logistics có phiên âm tiếng Việt "lô-gis-tic" thì sắp tới nên bỏ ra, chỉ nên để logistics, các nước trên thế giới thì đều như thế. Hiệp định hàng hải Việt Nam - Hoa Kỳ là hiệp định duy nhất mà bản tiếng Anh và tiếng Việt có giá trị pháp lý như nhau. Bên Mỹ thuê một công ty để rà soát Luật tiếng Việt nhưng công ty đó lại ở trong miền Nam. Những gì quy định trong Bộ luật Hàng hải và Luật Thương mại về lô-gis-tic theo tiếng phổ thông thì không thể cãi được với họ. Hay như cách nói trong miền Nam về thủy thủ đoàn, ở ngoài bắc thì là "thuyền bộ", cuối cùng họ phải theo. Nói như vậy là để bỏ chữ phiên âm tiếng Việt ra.

Thứ hai, định nghĩa về logistics ở Điều 253 chỉ phù hợp với Việt Nam trong giai đoạn đầu phát triển. Theo Ngân hàng thế giới, hiện nay Việt Nam đứng thứ 53 trên thế giới và trong các nước Asean là thứ 5. Trong khi Singapore đứng thứ nhất thì họ lại không có luật quy định về logistics. Định nghĩa này hiện nay là hẹp và chủ yếu về vấn đề văn bản. Định nghĩa về logistics chung thì tôi đề nghị phải theo quốc tế, phải thêm vấn đề về: đặt kế hoạch, công nghệ thông tin, tồn kho. Hoạt động logistics có nhiều mục, kể như trong định nghĩa này cũng có thể coi là nhiều, nhưng may là có câu "các hoạt động khác". Tôi đề nghị nên định nghĩa rộng ra, phù hợp với quốc tế hơn. Chú trọng vào 3 hoạt động cấu thành:

- Về quản lý: 99% (Thái Lan)

- Về vận tải: 49%

- Tồn kho: 43%

Việc khẳng định vận tải đa phương thức là một hoạt động logistics, từ đó cho phù hợp với Nghị định 40/2007/NĐ-CP và Nghị định 87/2009/NĐ-CP về vận tải đa phương thức.

Trong điều kiện quy định về đăng ký vận tải đa phương thức và kinh doanh logistics, tôi đề nghị xem xét lại và làm thế nào cho đúng. "Thương nhân kinh doanh vận tải logistics là thương nhân, tổ chức thực hiện hoạt động logistics cho khách hàng bằng cách tự mình trực tiếp thực hiện hoặc thuê thương nhân khác thực hiện một hoặc nhiều công đoạn của nhiệm vụ" nhưng trong Nghị định quy định "người kinh doanh vận tải logistics phải có đủ phương tiện, thiết bị, công cụ bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật" Nghĩa là đã bỏ qua phần "outsourcing" (thuê ngoài). Ví dụ những người không có tàu vẫn kinh doanh dịch vụ logistics. Nếu các anh có họp về logistics, tôi sẽ đi sâu vào những vấn đề như thế.

Cuối cùng, cơ quan quản lý logistics, trong Luật quy định Bộ Công thương nhưng theo tôi đúng ra hiện nay Bộ Giao thông vận tải làm là chính. Cho nên tôi đề nghị xem xét lại cơ quan quản lý nhà nước là Bộ Công thương hay Bộ GTVT.

Ông Võ Nhật Thăng (bổ sung):

Vấn đề logistics rất mới ở Việt Nam, độ khoảng 10 trở lại đây. Nhưng ngành này kinh doanh có lợi nhuận rất cao. Bình quân lợi nhuận là 30%, còn những nước phát triển lên đến 60, 70%. Đây là ngành kinh doanh chất xám chứ không phải kinh doanh thực tế. Anh nào giỏi chất xám thì lợi nhuận nhiều. Sau sáu, bảy năm thực hiện quy định trong Luật chúng ta thấy yêu cầu cần sửa đổi lại cho hợp lý.

Báo cáo rà soát đã công phu rồi nhưng tôi đề nghị thêm Điều 62 "Chuyển quyền sở hữu. Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, các bên có thể thỏa thuận khác, quyền sở hữu hàng hóa được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao". Điều này được hiểu là anh bán và giao hàng trên tàu đã được coi là chuyển quyền sở hữu rồi thì đây là điều cực kỳ bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam và không phù hợp với thông lệ quốc tế. Thông lệ quốc tế quy định chuyển quyền sở hữu cho người mua kể từ khi người này nhận được các chứng từ định đoạt về hàng hóa. Nghĩa là khi nào người mua nhận được chứng từ, họ mới có quyền sở hữu. Cách đây mấy năm Tòa án thành phố Hồ Chí Minh có xử một vụ kiện như thế này: một thương nhân bán hàng theo điều kiện CIF, họ vừa xuất hàng xuống tàu, vừa nhận được vận đơn thì tàu bị đâm chìm ngay tại cầu càng. Họ bị mất tiền, kiện đòi chủ tàu bồi thường thì Tòa Việt Nam nói rằng anh không có quyền sở hữu nữa, quyền sở hữu đã chuyển từ người bán sang người mua khi hàng được xếp lên tàu rồi. Ở ta, rất may trong Bộ luật Hàng hải có Điều 92. Điều này gần với thông lệ quốc tế hơn Điều 62 của Luật Thương mại. Tôi đề nghị ban rà soát cũng cần sửa đổi lại điều này. Tất nhiên cần thời gian dài.

Tôi xin hết!

Các văn bản liên quan