Ý kiến của Ông Phan Thông Anh tại Hội thảo

Thứ Ba 09:03 20-09-2011

Tôi có 9 ý kiến. 6 ý kiến không đồng tình với Dự thảo. 3 ý kiến là đồng tình, có phát hiện mới.

Chấp nhận quan điểm của ông Hải đưa ra, chúng ta tiếp cận vấn đề sửa Luật theo cách nào: tiếp cận mối quan hệ giữa Luật Doanh nghiệp với các Luật khác hay xét tự thân của Luật doanh nghiệp, văn bản dưới luật. Bản văn bản rà soát này là công phu nhưng chưa xét trong mối quan hệ với các Luật khác nên có một số vấn đề còn chưa ổn:

-                      Người đại diện ủy quyền cần quy định, người đại diện doanh nghiệp là cá nhân được thành viên cổ đông, cá nhân hay tổ chức đồng ý ghi nhận bằng văn bản theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Theo tôi vấn đề này là không cần. Tất cả các hành vi liên quan đến cá nhân, pháp nhân đều được điều chỉnh bởi Bộ luật dân sự. Chúng ta càng quy định càng rối. Hiện nay Luật DN không phải quy định tất cả các vấn đề của doanh nghiệp mà còn bỏ ngỏ rất nhiều nằm trong Bộ luật dân sự


-                     
Xác định người có liên quan đối của cá nhân điều hành doanh nghiệp, ở đây đưa ra đề nghị cần phải quy định chi tiết. Nhưng chúng tôi tiếp cận vấn đề này không có gì phức tạp. Chúng tôi tiếp cận, đại hội đồng cổ đông là cơ quan lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp, hội đồng quản trị là cơ quan quyền lực cao nhất của doanh nghiệp, ban giám đốc là cơ quan điều hành cao nhất của doanh nghiệp. Thế thì, khái niệm cá nhân điều hành doanh nghiệp ở đây, chúng tôi xin tiếp cận theo nhóm người điều hành doanh nghiệp. Khi không có vấn đề gì phức tạp khi đưa bố đẻ của thành viên hội đồng quản trị ra để cho rằng rối rắm. Hoàn toàn không rối rắm. Ở đây, liên quan đến trách nhiệm của người quản lý, có trách nhiệm, có điều hành, quyền năng chi phối đến lợi ích của doanh nghiệp liên quan đến lợi ích của người đó nhiều hơn là phạm trù tiếp cận khác


-                     
Đề xuất mới, không hiểu là viết nhầm hay không, khi giảng viên trình bày trên kia thì cho rằng kinh nghiệm, trong này lại viết là uy tín. Nội hàm hai vấn đề này là khác nhau hoàn toàn. Hiện nay định giá đưa vào doanh nghiệp, khi có sự cố phá sản xảy ra thì trách nhiệm xử lý tài sản là một trách nhiệm xử lý là một vấn đề lớn đối với tài sản hữu hình rồi, chúng ta bày ra vô hình vào thì càng rối rắm hơn. Riêng nhóm thứ hai về quyền sở hữu trí tuệ để định giá, tôi bằng lòng vì liên quan đến thương hiệu, còn các cái khác không tính

-                      Không bằng lòng với đề xuất, con dấu là dấu hiệu nhìn nhận doanh nghiệp. Đưa ra ví dụ tôi cho rằng không ổn. Con dấu không chỉ dừng lại ở xác thực doanh nghiệp mà còn liên quan đến pháp lý. Đối với người ta một là có dấu, hai là không có dấu, chứ không thể là vừa có vừa không hoặc do chúng ta tự định đoạt được. Ở đây liên quan đến cả thể chế hành chính của một quốc gia khi chúng ta định hướng nó sẽ liên quan đến thiết chế nào. Việt Nam con dấu phải đi theo chữ ký cũng không thể một mình chữ ký hay dừng lại con dấu. Giữa chúng ta không có sự nhìn nhận rõ ràng về mặt hành chính thì cá nhân ông giám đốc ghi, tôi Nguyễn Văn Tèo, giám đốc công ty A, B, C thì ông ấy nhân danh ông hay nhân danh công ty? Nếu ghi công ty ký tên, ông ký tên thì hai quan hệ này khác nhau. Chúng ta nên xem lại vấn đề này, không nên cho doanh nghiệp ai thích có dấu thì cho, không thích có dấu thì thôi.


-                     
Có một vấn đề đặt ra là làm rõ khái niệm các thành viên. Theo tôi là không cần. Bởi vì, khái niệm này đi theo vấn đề tỷ lệ vốn quyết định liên quan đến triệu tập, ở đây có 2 vế, nếu điều kiện tỷ lệ đủ thì không cần tới số lượng thành viên. Khái niệm trong Luật là rất rõ, tất cả hay là các. Do vậy không cần đề nghị bổ sung vấn đề này. Nếu hội đủ tỷ lệ rồi thì yếu tố các không cần nữa.

-                      Có một ý kiến đề xuất mới, nên có cổ phần mới là cổ phần vàng. Cổ phần ưu đãi hiện nay khá mệt mỏi, có bao nhiêu doanh nghiệp được áp dụng cổ phần này. Nay lại bày thêm cổ phần vàng nữa thì càng rối rắm thêm. Nên xem lại cổ phần ưu đãi vì chưa đi vào cuộc sống, giờ lại đưa thêm cổ phần này nữa thì càng rối.

-                      Đồng ý với ý kiến về tập đoàn kinh tế nhưng tôi đi theo hướng: thời điểm thăng hoa của luật doanh nghiệp là 1.7.2006 khi xóa bỏ 4 luật, để lại 2 luật, xóa đi các thành phần sở hữu vốn và xóa phân biệt đối xử trong kinh doanh. Nhưng hiện nay, chỉ có 3,4 điều về tập đoàn kinh tế. Chúng ta đang cho các tập đoàn kinh tế tư nhân phát triển theo hình thức hướng công ty cổ phần. Chúng ta không xây dựng một văn bản hướng dẫn hướng dẫn về tập đoàn kinh tế để điều chỉnh chung về hai hình thức sở hữu mà chúng ta chỉ tập trung xây dựng về doanh nghiệp nhà nước thôi. Khi xây dựng sắp tới, nên xây dựng điều chỉnh chung giữa tập đoàn kinh tế nhà nước, tư nhân. Hiện nay chúng ta đang cho việc phát triển của kinh tế tư nhân ngược, các con góp vốn để sinh ra mẹ, mẹ có một cái tên, độc lập ngang hàng với các con. Có hai điều, tập đoàn kinh tế là vấn đề vướng, đang cản mà các thành phần kinh tế sở hữu tư nhân đang cần có một văn bản điều chỉnh chung mà khi đó Nhà nước chỉ tập trung xây dựng cho các doanh nghiệp sở hữu vốn nhà nước thôi.

-                      Hiện nay Luật Doanh nghiệp quy định rõ công ty TNHH 2 thành viên có quyền được giảm vốn với điều kiện thời điểm giảm vốn phải đủ khả năng trả nợ. Công ty cổ phần có quyền được giảm vốn không? Điều 84 thì chỉ được giảm ở phần chào bán sau 3 năm không hết. Cái mà hiện nay mà chúng ta lỡ lên hết rồi thì chỉnh như thế nào. Chúng tôi đồng ý với những ý kiến về việc cần phải có quy định về vốn thực góp. Chúng tôi chỉ quân tâm đơn giản thôi, vốn của cổ đông có trách nhiệm của công ty phải được tính ngay từ ngày sau 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy đăng ký kinh doanh. Luật quy định như vậy rồi. Hiện nay có nguy cơ, do sự phát triển của vốn ảo quá lớn, nghị định 102 quy định giao cho cơ quan quản lý kinh doanh có quyền hậu kiểm, sau khi hậu kiểm phát hiện vốn chưa góp thì có quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đó hoặc cấp giấy đăng ký kinh doanh mới với số vốn hiện có. Câu hỏi đặt ra, những tồn tại trách nhiệm tài chính trước khi bị thu hồi hoặc thay đổi đó về cơ chế pháp luật sẽ bị giải quyết như thế nào. Đó mới là vấn đề. Chuyện kéo vốn ảo chỉ khắc phục một phần cái mà chúng ta gọi sự thành công của cơ chế hậu kiểm. Đó không phải là thành công. Vì chúng ta chỉ giải quyết được vấn đề là tạo điều kiện cho thương nhân tiếp cận được thì trường sớm nhất nhưng hậu quả lại rất nặng nề về trách nhiệm hữu hạn từ số vốn góp.

Các văn bản liên quan