Ý kiến của Ông Hoàng Văn Sơn

Thứ Ba 09:02 20-09-2011

Về ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, có nguy cơ nếu doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh ngành nghề đó thì hợp đồng có nguy cơ vô hiệu. Có hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao rằng, không đăng ký kinh doanh ngành nghề đó và cũng không bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh thì hợp đồng được ký kết có nguy cơ bị vô hiệu. à Phải nghiên cứu lại vấn đề này. Mục đích của doanh nhân là lợi nhuận nên khi có cơ hội đến thì họ tiến hành ngay  mà không để ý đến việc ngành nghề kinh doanh đó có được đăng ký kinh doanh hay không. Do vậy, tôi kiến nghị, đăng ký kinh doanh chỉ nhằm mục đích quản lý, thống kê mà không phải bắt buộc doanh nghiệp hoạt động đúng như vậy.

Về tên doanh nghiệp, sử dụng tên bằng tiếng nước ngoài, trong quá trình hoạt động thì đây là vấn đề vướng mắc nhất. Sở Kế hoạch và Đầu tư thường đưa ra quyết định là phải có từ điển chứng minh vấn đề này. Nếu giả sử tôi biết tiếng Ả rập và đưa lên chứng minh thì các cán bộ cũng chịu. Tôi kiến nghị, doanh nghiệp tự dịch ra tiếng Việt và tự chịu trách nhiệm. Luật Doanh nghiệp lại quên đi mất tiếng dân tộc thiểu số. Do vậy, nên bổ sung về việc sử dụng ngôn ngữ của dân tộc thiểu số.

Con dấu của doanh nghiệp: nên để cho doanh nghiệp tự quyết định. Con dấu là tài sản của doanh nghiệp nhưng khi con dấu bị mất thì lại chịu phạt theo Nghị định 51 và khá cao. Khi chuyển đổi trụ sở sang nơi khác, doanh nghiệp lại phải khắc lại con dấu, tốn mất 400.000, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chỉ tốn 20.000, gây tốn kém cho doanh nghiệp. Do vậy, nên để doanh nghiệp tự quyết định về vấn đề khắc dấu và đăng ký với cơ quan quản lý, muốn sử dụng mực màu nào cũng được.

Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong năm 2008, chúng tôi thành lập doanh nghiệp có 5 cổ đông đóng góp ngang nhau, có 1 cổ đông Nhật Bản. Khi đăng ký doanh nghiệp thì Sở Kế hoạch và Đầu tư mời chúng tôi lên, đưa hai công văn, yêu cầu chúng tôi lập dự án đầu tư theo Điều 50 Luật Đầu tư. Khoản 1 Điều 13 Luật Doanh nghiệp có quy định, tổ chức cá nhân Việt Nam, nước ngoài có quyền thành lập hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Khoản 1 Điều 50 Luật Đầu tư lại quy định người nước ngoài lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam phải lập dự án đầu tư. Đây là hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho Sở. Như vậy, chúng ta đã giao cho quyền cho cơ quan nhà nước áp dụng điều luật nào mà không trao quyền cho doanh nghiệp có quyền lựa chọn. Như vậy, 1 cổ đông lại có quyền quyết định đối với 4 cổ đông còn lại. Kiến nghị một là bỏ khoản 1 Điều 50 Luật Đầu tư hoặc sửa đổi khoản 1 Điều 13 Luật Doanh nghiệp.

Về vốn điều lệ doanh nghiệp: có những bản án không thi hành được, tài khoản của doanh nghiệp bằng 0 trong ngân hàng, tài sản không có nhưng doanh nghiệp vẫn hoạt động được bình thường, ký kết nhiều hợp đồng. Vốn thực góp như thế nào để đảm bảo quyền lợi của các đối tác là rất quan trọng. Lên thuế kiểm tra cũng như thế. Lên đề nghị, Sở kế hoạch đầu tư thanh tra vốn thực góp của doanh nghiệp nhưng sở cũng không làm việc đó. Không biết ai làm cả. Thi hành án cũng chịu. Bản án bị treo không thực hiện được. làm thế nào để số vốn thực góp. Khách hàng của chúng tôi đăng ký 10 tỷ nhưng đăng ký cho vui. Thực tế vốn góp như thế nào là không rõ.

Luật Thương mại, bổ sung 318 về khiếu nại của doanh nghiệp. Trong thực tế giải quyết, tòa án có xem xét về các khiếu nại của doanh nghiệp. Hình thức khiếu nại có thể bằng văn bản, điện thoại, fax … phải được ghi nhận.

Các văn bản liên quan