Ý kiến của Ông Bùi Xuân Hải

Thứ Ba 09:00 20-09-2011

Việc rà soát lại 16 đạo luật liên quan đến đầu tư kinh doanh là rất cần thiết trong thời kỳ hiện nay. Nếu rà soát 16 đạo luật này, tôi nghĩ rằng, có 3 cấp độ chúng ta cần phải xem: 1. Chúng ta cần phải rà soát trong chính bản thân mỗi một đạo luật trong mỗi một nhóm này, 2. Phải rà soát mối quan hệ giữa 16 đạo luật đó với nhau, chúng có đảm bảo tính hiệu quả, thống nhất và khả thi hay không, 3. Rà soát ngay chính đạo luật này với các văn bản hướng dẫn thi hành. Ở cấp độ 3, không khó lắm. Trong thực tế, cơ quan nhà nước sử dụng các công văn, thông tư còn to hơn cả nghị định. Điều này xử lý không khó bởi theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nếu cùng quy định về cùng một vấn đề thì văn bản nào có hiệu lực pháp lý cao hơn thì sẽ được áp dụng, từ đó chúng ta có thể rà soát được. Ở hội thảo này, tôi xin phát biểu ở 2 cấp độ đầu đó là rà soát chính bản thân mỗi đạo luật và mối quan hệ giữa các đạo luật.

-          Vị trí vai trò của các đạo luật chuyên ngành: quan điểm của tôi cũng giống như Ông Sỹ vừa nói, không nên gọi Luật doanh nghiệp là luật đặc thù. Trong các luật quy định về mô hình tổ chức kinh doanh, Luật doanh nghiệp nên được quan điểm là đạo luật chung, đạo luật nền tảng của các mô hình, tổ chức kinh doanh, ở Việt Nam. Hiện tại, các luật đặc thù tồn tại là hoàn toàn cần thiết. Tôi không đồng ý với quan điểm là bỏ các luật đặc thù đi vì ở các nước trên thế giới cũng như vậy thôi. Bên cạnh luật công ty cũng có những luật đặc thù quy định về từng mảng, lĩnh vực kinh doanh và cái luật đó không nên đi quá sâu, quá tham lam như nhiều luật hiện nay của Việt Nam, mà chỉ nên tập trung vào 2 mảng vấn đề lớn, 1 là điều kiện để kinh doanh trong lĩnh vực đó, 2 là quyền và nghĩa vụ đặc thù của chủ thể kinh doanh trong lĩnh vực đó. Hiện nay, chúng ta có quá nhiều cơ quan tham gia vào khai sinh các doanh nghiệp như Sở Tư pháp, UBND tỉnh, UBCKNN, NHNN … để hiệu quả hơn vẫn nên duy trì các luật chuyên ngành nhưng chỉ quy định về hai vấn đề đó là điều kiện kinh doanh và quyền và nghĩa vụ đặc thù của doanh nghiệp trong lĩnh vực đó.

-          Về ngành nghề kinh doanh: theo quan điểm của tôi, không thấy các nước Úc, Anh, Mỹ, Nhật có quy đinh về ngành nghề kinh doanh, việc quy định ngành nghề kinh doanh vào trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là tư duy còn sót lại từ thời bao cấp, từ thời chúng ta mới mở cửa, tức là chúng ta quản lý ngành nghề của các doanh nghiệp, tiện cho công tác thống kê nên chúng ta bắt doanh nghiệp phải ghi vào à không tiện cho doanh nghiệp khi ghi mã ngành cấp 4, cấp 5, doanh nghiệp ghi ngành nghề kinh doanh hết một trang, thậm chí là hai trang. Giống các nước phương tây phát triển, tôi đề nghị bỏ việc ghi ngành nghề kinh doanh ở trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Điều lệ công ty thích ghi thì ghi không ghi thì thôi. Về ngành nghề kinh doanh, nhà nước làm một việc quan trọng là xếp các nhóm ngành nghề vào các nhóm: cấm kinh doanh – phải liệt kê rõ ràng, kinh doanh có điều kiện. Cái nào không thuộc hai nhóm trên thì doanh nghiệp thoải mái kinh doanh mà không phải ghi vào giấy đăng ký doanh nghiệp. Về hai nhóm trên, khi nào đưa vào nhóm thứ nhất, khi nào đưa vào nhóm thứ hai: khi nãy ông Khoát có đưa ra các ví dụ về mãi dâm, kinh doanh casino. Tôi cho rằng quan niệm rất đơn giản và khoa học đó là: ngành nghề kinh doanh nào thực sự có nguy cơ đe dọa đến lợi ích mà chúng ta cần bảo vệ à cấm, cái nào có khả năng đe dọa gây thiệt hại nhưng có thể kiểm soát được thì đưa vào nhóm kinh doanh có điều kiện và chúng ta phải đưa vào những điều kiện mà chúng ta có thể kiểm soát được nó. Ví dụ như Karaoke, vũ trường có khả năng cái gì, chúng ta đưa ra điều kiện. Mại dâm, Sòng bạc thì gây nguy hại cho ai, nguy hiểm cái gì lợi ích nào cần bảo vệ? Đạo đức xã hội. Chúng ta cần bảo vệ?

-          Mối tương quan giữa 3 đạo luật này: liên quan đến các khái niệm then chốt: kinh doanh trong luật doanh nghiệp, hoạt động thương mại trong luật thương mại, đầu tư trong luật đầu tư. Ba khái niệm này rất mông lung, khó hiểu. Kinh doanh là các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi. Hoạt động thương mại thì được Luật thương mại diễn giải rất dài, gồm những cái gì nhưng tóm lại cũng chỉ là hoạt động có mục đích sinh lợi.  Vậy hoạt động kinh doanh và hoạt động thương mại đều do hai cơ quan khác nhau soạn thảo, cùng năm, cùng với hai cách tiếp cận khác nhau nhưng đều cùng chỉ một mục đích của hành vi là sinh lợi. Vì vậy, tại sao không đồng nhất kinh doanh với thương mại. Ngay trong tố tụng, tòa án cũng rất lúng túng khi phải gọi  tranh chấp kinh doanh, thương mại, án kinh doanh, thương mại … và không phân biệt được án nào là án kinh doanh, án nào là án thương mại. Phương Tây không phân biệt kinh doanh và thương mại vậy thì chúng ta phân biệt để làm cái gì. Nên bỏ. Luật Thương mại quy định về những hoạt động thương mại nhưng lại quên mất chủ thể thực hiện hành vi thương mại đó là thương nhân. Mấy bà buôn bán nho nhỏ thì Luật Thương mại cũng điều chỉnh luôn à? Theo các nước phương tây thì, Luật Thương mại là luật của thương nhân trong hoạt động thương mại. Chúng ta phải gắn hoạt động của thương nhân trong hoạt động thương mại chứ không nên tách riêng hoạt động thương mại mà không để cập đến chủ thể của hoạt động thương mại. Báo cáo rà soát cũng đề cập đến khái niệm thương nhân. Thương nhân, chủ thể kinh doanh, doanh nghiệp khác nhau cái gì? Rõ ràng, văn phòng luật sư, văn phòng công chứng có phải là thương nhân không?

-          Quan điểm làm luật về công ty cổ phần còn tiểu nông. Luật doanh nghiệp quy định các công ty cổ phần khi họp đại hội đồng cổ đông phải gửi các tài liệu mời họp bằng phương thức thư bảo đảm đến địa chỉ của mỗi cổ đông và điều kiện họp hợp lệ thì rất là cao. Một số công ty cổ phần, công ty đại chúng đã lãng phí tiền bạc để gửi thư bảo đảm các tài liệu đến các cổ đông. Cuộc họp đầu tiên thường thất bại, cuộc họp thứ hai cũng thường thất bại. à không cần thiết bắt buộc phải gửi thư bảo đảm các tài liệu mời họp cho các cổ đông, điều kiện họp hợp lệ có thể giảm xuống 51% ngay từ lần đầu, một số nước trên thế giới như Đức, bỏ luôn tỷ lệ, anh không đi họp thì đã từ bỏ quyền lợi của mình, không được đòi hỏi cái gì. HỌp lần đầu tiên thì được tỷ lệ bao nhiêu thì họp theo từng đó, không cần họp lần 2, 3 như hiện nay vì lãng phí, và bỏ lỡ mất thời cơ kinh doanh. Tâm lý tiểu nông còn thể hiện ở điều kiện của nhóm cổ đông thiểu số theo khoản 2 của Điều 79 không phù hợp với công ty đại chúng hoặc công ty lớn. Tỷ lệ 10% cần phải được giảm xuống nữa, chỉ cần ..% là có thể được yêu cầu họp đại hội đồng cổ đông, xem các quyết định của hội đồng quản trị. Chúng ta quy định đồng loạt tỷ lệ 10% rất khó cho công ty đại chúng, các công ty có nhiều cổ đông. Vì vậy chúng ta cần phải có sự phân hóa về vấn đề này.

Các văn bản liên quan