Dự báo đánh giá tác động điều chỉnh của quy phạm pháp luật
Cải cách pháp lý là công cụ chính của việc tái cấu trúc cần thiết cho việc hỗ trợ tăng trưởng kinh tế lâu dài ở Việt Nam. Quá trình này đỏi hỏi Việt Nam phải nâng cao năng lực lập pháp đặc biệt là vận dụng kinh nghiệm của quốc tế trong việc lập pháp phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Một sự thực hiện đồng bộ nhiều công tác sẽ diễn ra như: việc xây dựng chiến lược xây dựng pháp luật theo kịp thực tiễn và phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao năng lực các thể chế lập pháp lý (Quốc hội, Bộ tư pháp), cải cách thủ tục hành chính (lập pháp) tại các cơ quan lập pháp, cải tiến và phát triển các công cụ chất lượng pháp luật và các công cụ kiểm soát chất lượng pháp luật.
Ở Việt Nam, khái niệm "dự báo tác động điều chỉnh của quy phạm pháp luật" được nhắc đến trong quá trình hợp nhất hai luật doanh nghiệp và luật doanh nghiệp Nhà nước, xây dựng luật đầu tư chung. Tuy nhiên công cụ chất lượng pháp lý này mới chỉ được xem xét trong khuân khổ một dự án hợp tác với nước ngoài và chưa toàn diện. Tất nhiên để áp dụng nó cần được xem xét một cách kỹ lưỡng hơn nhưng giá trị của nó thì không thể phủ nhận. Chính vì vậy bài viết này sẽ giới thiệu quy trình RIA để giúp việc đưa ra các mục tiêu chính sách của bạn một cách thành công.
2. Lợi ích của RIA là gì?
3. Khi nào thì tôi nên bắt đầu một RIA?
4. Khởi đầu, từng phần và đầy đủ ( kết thúc ) của RIA?
RIA là gì?
RIA ( Regulatory Impact Assessment ) là một phương pháp dự báo tác động điều chỉnh của quy phạm pháp luật. Nó được thực hiện trong qua trình làm luật, sửa đổi bổ sung các quy định pháp luật hoặc ban hành chính sách mới. RIA là một công cụ không thể thiếu đối với quy trình làm luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ở Anh và một số nước Châu Âu, đánh giá tác động điều chỉnh ( RIA ) là một yêu cầu bắt buộc khi đem dự thảo luật ra xem xét thông qua hoặc không thông qua. Các vị Bộ trưởng hoặc thủ trưởng các cơ quan chịu trách nhiệm chính đối với dự luật phải ký vào bản RIA và luôn đi kèm cùng với bản dự thảo pháp luật.
RIA là một bộ khung ( Framework ) để đánh giá những tác động có thể xảy ra (likely impacts) của một sự thay đổi chính sách và xắp xếp các lựa chọn thực hiện nó. RIA là một công cụ chất lượng pháp lý linh hoạt và toàn diện để xem xét các vấn đề sau:
- Xác định hình thức của quy định ban hành. Chúng ta xác định xem quy định được ban hành ở dạng Luật, Đạo Luật hay các văn bản dưới Luật – Văn bản chính thức hoặc có thể chỉ là một chiến dịch thông tin thậm chí là không ban hành;
- Liệt kê đầy đủ các tác động tiềm năng – thuộc về kinh tế, xã hội và môi trường;
- Đối tượng tác động có thể chịu ảnh hưởng – Khu vực Nhà nước như các cán bộ, công chức, các cơ quan nhà nước, các cơ quan của đảng,…các doanh nghiệp, các tổ chức hiệp hội tự nguyện ….
- Vấn đề ban hành, tuyên truyền, tổ chức thi hành và bảo đảm thi hành.
Thực tế ở Việt Nam cũng có nhiều các bản báo cáo ( hoặc giải trình ) của các Uỷ ban soạn thảo về việc ban hành một văn bản pháp lý mới hoặc sửa đổi bổ sung. Nhưng Nội dung của các báo cáo này chủ yếu tập trung vào phân tích sự hợp lý trong các quy phạm pháp luật với thực tiễn và tính đồng bộ, logoc trong các quy phạm pháp luật hiện hành. Điều đó là rất cần thiết nhưng chưa đủ. Nhà quản lý cần phải biết được quy định mới tác động đến đời sống như thế nào, nó sẽ tác động đến các đối tượng điều chỉnh như thế nào, có đạt được mục tiêu của quy định pháp lý và chính sách chung hay không. Nó có tác động thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của kinh tế, ảnh hưởng đến môi trường, xã hội như thế nào. Nhà quản lý cũng cần dự tính được cái được và cái mất và phân tích nó trong mối tương quan với nhau đồng thời không quên phân tích yếu tố tổ chức phổ biến, thực hiện chính sách đó và các vấn đề tài chính. RIA sẽ giúp chúng ta làm việc đó.
RIA là một công cụ chủ chốt để đưa ra các quy định pháp lý tốt hơn. Công cụ này hỗ trợ rất tốt cho các mục đích điều chỉnh một vấn đề nào đó của cơ quan chính quyền khi cần thiết và nó chính là công cụ giúp lựa chọn cân nhắc trước các rủi ro đã được nêu ra, giúp cho việc bãi bỏ các quy định hoặc đơn giản hoá các quy định ở bất cứ đâu có thể. Tất cả các đề xuất chính sách quản lý khi quy đinh thành luật phải tuân theo 5 nguyên tắc cơ bản sau:
+ Tính tương xứng – xem xét và cân nhắc rủi ro có thể;
+ Tính chịu trách nhiệm ( phải có trách nhiệm ) - Thủ tướng, các Bộ trưởng, Quốc Hội phải chịu trách nhiệm với người áp dụng và công chúng;
+ Tính nhất quán – tức là có thể dự báo được, do đó mọi người có thể biết mình thuộc đối tượng nào, có thuộc đối tượng bị áp dụng không …;
+ Rõ ràng ( dễ hiểu ) – Công khai rõ ràng ( open), đơn giản và gần gũi với người sử dụng;
+ Có mục tiêu - tập chung vào vấn đề cần điều chỉnh với một sự ảnh hưởng bên ngoài ở mức tối thiểu.
Chất lượng của RIA được xem xét thường xuyên bởi một cơ quan chuyên môn về lập pháp. Chúng cũng được sử dụng trong các biên bản họp của nghị trường khi chúng được trưng ra như là căn cứ ( chứng cứ ) và các thông tin thu thập được về các sự lựa chọn chính sách đang được xem xét.
Mỗi một RIA phải trưng ra được vấn đề bạn muốn chính sách đề cập đến và các sự chọn lựa có thể giải quyết ( làm được ) được vấn để này. Những sự chọn lựa mà bạn xem xét phải gồm có một lựa chọn “không hành động” và lựa chọn không mang tính pháp lý giống như các các quy tắc thông lệ, các tiêu chuẩn công nghệ ( công nghiệp ) hoặc các sự phối hợp. Một RIA có chất lượng sẽ đề cập đến câu hỏi “ Cách tốt nhất để đạt được mục đích là gì?”
Mỗi lần quyết định ban hành một chính sách, vị Bộ trưởng có trách nhiệm phải ký vào bản RIA cuối cùng để tuyên bố rằng “I have read the Regulatory Impact Assessment and I am satisfied that the benefits justify the costs” – ‘Tôi đã đọc bản Đánh giá tác động điều chỉnh của quy định và tôi thấy hài lòng rằng lợi ích cân bằng với chi phí’
Lợi ích của RIA là gì:
Quá trình RIA là một phần cốt lõi của việc lập chính sách ( policy making ). Nó giúp chúng ta:
- Sáng tỏ các vấn đề trong đề xuất của bạn;
- Hiểu xuyên suốt được các tác động đầy đủ của những đề xuất đó;
- Xác định và đánh giá được các sự lựa chọn khác nhau ( tiềm năng ) để đạt được mục tiêu của chính sách;
- Đảm bảo sự áp dụng tham khảo các chính sách có ỹ nghĩa và vươn tới được rộng rãi nhất các nguyên tắc có thể;
- Tạo cơ hội đàm phán chính sách giữa những bên đại diện lợi ích khác nhau;
- Xác định xem lợi ích có bình đẳng với các chi phí hay không? ;
- Xác định xem có các nhóm ( đối tượng ) phổ biến nào có thể bị ảnh hưởng một cách không tương xứng.
Khi nào thì nên bắt đầu một RIA?
Chúng ta nên bắt đầu một RIA càng sớm càng tốt ngay sau khi chúng ta nghe về quan điểm chính sách. Chúng ta phải tuân theo các bước nhất định và cũng nên tham khảo các lời tư vấn của các chuyên gia như nhà kinh tế học, nhà thống kê, nhà khoa học càng sớm càng tốt trong quá trình RIA.
Bản RIA ban đầu có thể đặt bên cạnh ( alongside ) với những đệ trình lựa chọn chính sách tới các Bộ trưởng. Chúng cũng cung cấp một “khung” hữu ích cho việc tranh luận khi tổ chức thăm dò ý kiến ban đầu của các cơ quan, tổ chức liên quan ( external bodies ). Bản RIA ban đầu xác định các khu vực nơi mà có nhu cầu thông tin nhiều hơn để đón nhận được chính sách đó, vì vậy chúng ta phải lên kế hoạch sớm: làm thế nào để thực hiện được nó.
RIA ban đầu cũng yêu cầu được đưa ra: tham khảo công chúng chính thức và Bản RIA cuối cùng phải được bố trí bên cạnh văn bản pháp luật và được công bố trên website của cơ quan nhà nước dù có hay không có văn bản pháp luật ( dù chính sách có được ban hành thành luật hay không? Thì RIA vẫn phải công bố )
Đề xuất chính sách của một Bộ trưởng sẽ không có được một sự tán thành của tập thể các bộ trưởng để tiếp tục ( quá trình xây dựng chính sách ) nếu không có một bản RIA thoả đáng ( Adequate RIA )
Tất cả các đề xuất điều chỉnh phù hợp nhằm áp đặt một gánh nặng mới và nặng đến các doanh nghiệp thì buộc yêu cầu phải có sự cho phép từ một bản giải trình trách nhiệm điều chỉnh của quy phạm pháp luật, được chủ trì bởi một Bộ trưởng có vai trò quan trọng nhất. Có hai trường hợp được miễn chính là văn bản khẩn cấp và các vấn đề thuế được xem xét bởi Bộ trưởng BTC trong mỗi kỳ của tiến trình ngân sách. Sự xem xét của Bảng giải trình này dựa trên một bản RIA tỉ mỉ ( thorought RIA ) cho các đề xuất đã được đồng ý .. trước khi nó được đặt trong sự chấp thuận của các Bộ trưởng rộng rãi hơn. Bảng giải trình xem xét toàn bộ nội dung các đề xuất trong các hình thức của quy định và các gánh nặng của quy định lên khu vực doanh nghiệp.
Báo cáo đánh giá tác động điều chỉnh ban đầu, từng phần và đầy đủ
RIA ban đầu phải được tiến hành càng sớm càng tốt. Nó là một phần không thể thiếu của quá trình xây dựng pháp luật ( tạo ra chính sách)
Quy trình của RIA là một sự liên tục và phát triển với chính sách. Tiến trình đó bao gồm ba phần:
Báo cáo ban đầu: Chúng ta nên tiến hành ngay từ khi chính sách còn phôi thai, mới hình thành ý tưởng. Với các chính sách chỉ tác động duy nhất đến các dịch vụ công thì chỉ nên tiến hành một “initial public sector RIA” – Báo cáo đánh giá tác động khu vực công ban đầu.
RIA từng phần: Báo cáo này tạo ra trước tiên để thực hành các tư vấn và phải tuân theo các văn bản tham khảo, tư vấn.
RIA cuối cùng- full, nó xây dựng trên các thông tin và sự phân tích của báo cáo bộ phận và có liên kết chặt chẽ với các phản hồi ý kiến tham khảo và chúng chi phối chính sách như thế nào.
Bạn phải chuẩn bị RIA đầy đủ cho các cơ quan chủ trì việc lấy ý kiến tham khảo, nếu đó là một đề xuất pháp lý cho quy trình của Quốc Hội
Trong quá trình RIA, nên lấy ý kiến trước của các chuyên gia kinh tế, nhà khoa học. Thậm chí, để có đủ dẫn chứng bạn phải tiến hành nghiên cứu. RIA cũng luôn phải bao gồm các thông tin về việc thi hành và công bố ( tuyên truyền ) mà có thể giúp cho sự thành công của chính sách.
Báo cáo ban đầu:
Nên đưa ra các ý tưởng theo sự đệ trình của bạn tới các Bộ trưởng đang tìm kiếm sự đồng ý với các đề xuất chính sách của mình. Nó bao gồm cả các giới hạn ( ước lượng ) rủi ro tối đa có thế, các lợi ích và giá trị. Nó cũng sẽ xác định rõ nơi nào cần nhiều thông tin hơn.
Một IRIA nên:
- Cung cấp một báo cáo rõ ràng về các mục tiêu của chính sách, những gì mà bạn mong muốn chính sách đạt được.
- Miêu tả các vấn đề đưa ra và xác định rõ phạm vi của vấn đề mà bạn muốn đề cập.
- Xác định mức độ lựa chọn một trong các khả năng điều chỉnh hay không điều chỉnh trong đó có lựa chọn không hành động.
- Xem xét những ý kiến tán thành hay phản đối với mỗi sự lựa chọn và sự phù hợp với các yêu cầu thực tế của các khu vực liên quan.
- Xác định ai chịu sự ảnh hưởng, bao gồm cả khu vực doanh nghiệp, và các nhóm có thể bị tác động thiếu cân xứng.
- Trưng ra những gì bạn biết về giá trị và lợi nhuận
- Những hậu quả bất thường tiềm năng nào nổi bật
- Thử xác định các thị trường mà có khả năng ảnh hưởng và có thể làm giảm tính cạnh tranh tiềm năng nào.
- Xem xét xem làm thế nào để bảo đảm sự tuân thủ và làm thế nào để xem xét lại vấn để có chính sách hay không nên có chính sách.
RIA Bộ phận:
Nó được xây dựng trên cơ sở của báo cáo ban đầu, nó phải được trình cùng với đề xuất đang cần thu thập sự đồng ý của các nội chính và các uỷ ban nội chính và các Bộ trưởng có quan tâm. Nó cũng phải tuân theo và phù hợp với những tham vấn của công chúng. Nó nên được đưa ra nhiều cuộc tranh luận, các cuộc toạ đàm và nói chuyện thân mật. Bạn cũng sẽ xác định sự ước lượng những chi phí và lợi ích, nghiên cứu ( tỉ mỷ ) các lựa chọn các ý tưởng đã được phát triển trong việc thực hiện, công bố ( tuyên truyền, phổ biến ) thi hành, tuân thủ và kiểm tra pháp luật. Điều này rất quan trọng, nó sẽ trở lên quá trễ để bao quát hết các vấn đề một cách đầy đủ, có ý nghĩa nếu chúng ta bỏ quên chúng ở giai đoạn này và chỉ đề cập đến các vấn đề này trong báo cáo cuối cúng.
Một bản RIA bộ phận:
- Cung cấp một báo cáo rõ ràng về các mục tiêu và các vấn đề của một chính sách;
- Mô tả và định lượng phạm vi của các vấn đề mà chúng ta muốn đề cập;
- Xác định sự lựa chọn làm luật hay không làm luật;
- Xem xét sự tán thưởng và phản đối của mọi quan điểm và sự điều chỉnh với các đòi hỏi còn tồn tại trong mỗi lĩnh vực;
- Bao gồm kế hoạch tuyên truyền, thông báo và thực hiện ở mức độ cao cho mọi quan điểm;
- Xác định xem ai chịu ảnh hưởng, trong đó có khu vực doanh nghiệp và các nhóm có thể bị tác động không tương xứng;
- Đánh giá lợi ích và chi phí, xác định các rủi ro chủ yếu liên quan tới các quan điểm;
- Nêu bật được các hậu quả không dự tính trước tiềm năng;
- Bao gồm kết quả ( outcome ) kiểm tra thử nghiệm các tác động của các doanh nghiệp nhỏ;
- Cung cấp các dự báo gây tranh cãi bao gồm báo cáo rõ ràng về các tác động được dự báo trước gây tranh cãi về mỗi sự lựa chọn;
- Xem xét các lựa chọn thi hành, phê chuẩn, tuân thủ mỗi sự chọn lựa của chính sách, làm thế nào đề xác định các nhân tố rủi ro sẽ ảnh hưởng xấu.
Báo cáo RIA đầy đủ/cuối cùng
Bản RIA cuối cùng sẽ được xây dựng dựa trên phân tích của bản RIA ban đầu. Chúng ta phải cập nhật bản RIA theo quan điểm trong các toạ đàm ( tham vấn ) và các phân tích và thông tin thêm.
Chúng ta cũng cần đưa ra được một bản kế hoạch tuyên truyền và thực hiện chi tiết cũng như lập kế hoạch xem xét lại việc thực hiện và các lựa chọn được sửa đổi bổ sung. Chúng ta phải xem xét các lựa chọn chính sách sẽ được tuyên truyền và xem xét lại trước khi quyết định cuối cùng được tạo ra
Sau đó, chúng ta sẽ trình bản báo cáo đầy đủ lên Bộ trưởng với kế hoạc đề xuất rõ ràng.
Nó sẽ trở thành bản báo cáo cuối cùng khi nó được ký bởi một vị Bộ trưởng chịu trách nhiệm chính và nó được đặt trong thư viện của nghị viện.
Báo cáo cuối cùng sẽ đi kèm với luật khi nó được trình với nghị viện và nó cũng phải công bố trên website của cơ quan nhà nước.
Theo thông lệ Châu Âu, và lộ trình thông qua luật ở Anh thì Bộ trưởng chịu trách nhiệm chính sẽ phải ký vào bản RIA cuối cùng.
Bản RIA cuối cùng:
- Xác định mục đích của chính sách;
- Xác định và định lượng phạm vi của các vấn đề mà chúng ta đề cập
- Mô tả các lựa chọn còn lại và giải thích mỗi lựa chọn phù hợp vớic các yêu cầu hiện tại như thế nào, mô tả các rủi ro chủ yếu có liên hệ với sự lựa chọn.
- Xác định lại các đối tượng chịu ảnh hưởng, điều chỉnh của chính sách, bao gồm cả khu vực doanh nghiệp và các nhóm có thể bị tác động không tương xứng.
- So sánh lợi ích và chi phí so với mọi sự lựa chọn đã được xem xét trong báo cáo RIA bộ phận.
- Xem xét và ghi lại một cách riêng biệt tựng khoản chi phí và lợi ích khác nha – không chỉ bao gồm khu vực công, các công ty, các tổ chức cứu tế, khu vực tự nguyện mà còn bao gồm người tiêu dùng/cá nhân và kinh tế trên diện rộng, tính toán sự tác động đến kinh tế, mô trường, và xã hội
- Tổng kết xem ai, bọ phận nào phải chịu các chi phí cho các doanh nghiệp, tổ chức cứu tế và các bộ phận tự nguyện.
- Đề cập đến các vấn đề thử nghiệm tác động đến các hậu quả không sự tính trước được, các chi phí không trực tiếp.
- Bao gòm chi tiết các thu nghiệm tác động đến các hãng nhỏ ( Công ty nhỏ ) và nhữg bình luận của các dịch vụ kinh doanh nhỏ.
- Tổng kết tác động, bao gồm tác động của mọi sự lựa chọn đến các doanh nghiệp nhỏ, và các công cụ giúp chúng tuân thủ.
- Bao gồm chi tiết, đơn giản sự đánh giá những vấn đề tranh luận theo kết quả các cuộc điều tra chọn lọc.
"Tổng hợp tư liệu lập pháp quốc tế"