Ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có ý kiến phát biểu tại Hội thảo “Hệ thống pháp luật về đầu tư, kinh doanh: Vướng mắc và kiến nghị” ngày 22/7/2016

Thứ Ba 14:57 26-07-2016


Hội thảo đã nhận được rất nhiều ý kiến trách
nhiệm, sôi nổi của các đại biểu. Đây là cuộc Hội thảo hết sức quan trọng vì
ngày 26 tới Quốc hội sẽ họp và ông Lộc sẽ tiến hành đề nghị bổ sung “Luật sửa đổi nhiều luật liên quan đến môi
trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam”.
Hiện nay mới có 37 Luật nhưng đã có
trên 100 quy định, điều kiện cần phải có sự điều chỉnh. Tại cuộc họp hôm nay
lại có thêm hơn 20 Luật được đề xuất sửa đổi, bổ sung nâng con số này lên hơn
50 Luật cần phải sửa đổi và trên 150 điều kiện kinh doanh đang cản trở hoạt
động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay, Việt Nam đang đứng trước một
giai đoạn mới khi mà Đại hội Đảng lần thứ XII đã đề ra việc xây dựng nền kinh
tế thị trường theo tiêu chuẩn phổ biến của các quốc gia trên thế giới. Nghị
quyết của Chính phủ đề ra trong năm 2020 chúng ta phải đạt được chuẩn môi
trường đầu tư kinh doanh của chúng ta ở các mục tiêu chủ yếu nằm trong nhóm 03
nước tốt nhất ASEAN, đây là một mục tiêu hết sức tham vọng. Hơn nữa chúng ta
cũng đang sắp tiến hành thực hiện TPP và Hiệp định Thương mại tự do Việt
Nam-EU, những sân chơi hàng đầu trên thế giới. Chính phủ cũng đề ra vấn đề về
việc đạt 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020 có nghĩa là tăng gấp đôi so với hiện
tại, nếu hiệu quả thì còn phải gấp 03 lần hiện nay. Do vậy, chúng ta đang đứng
trước yêu cầu trở thành 1 trong 3 nền kinh tế hàng đầu ASEAN. Chính những điều
này gây nên áp lực về việc xây dựng thể chế ở Việt Nam hiện nay đê tạo ra bước
đột phá trong thời gian tới, thậm chí trong 5 năm tới chúng ta cần tiến hành cải
cách bằng cả 30 năm trước. Chắc chắn cần phải thực hiện trên tinh thần như vậy,
cần đẩy nhanh yêu cầu cải cách thể chế, cần phải thay đổi theo hướng tốt hơn,
cho người dân cho doanh nghiệp và cộng đồng doanh nghiệp luôn hoan nghênh những
sự thay đổi đó, thay đổi nhanh chóng…. Mặc dù sự ổn định của hệ thống pháp luật
cũng có những điểm tốt. Nếu cứ đợi 4-5 năm để tống kết và tiến hành sửa đổi các
luật không phù hợp thì Việt Nam sẽ bõ lỡ rất nhiều cơ hội và nhu cầu hội nhập
quốc tế. Do vậy cần phải đề nghị Quốc hội, tất cả các luật về đầu tư, kinh
doanh kể cả vừa ban hành, nếu thấy bất cập, sai sót thì phải được sửa đổi ngay.
Ông cũng đề nghị mỗi năm Quốc hội có một luật sửa đổi các luật liên quan đến
môi trường đầu tư kinh doanh, thâm chí mỗi kỳ họp cần có một luật như vậy để
sửa đổi, kể cả là một hoặc hai điều luật nếu như đó là cần thiết. Hiện nay có
thể thấy rất nhiều quy định của Luật chuyên ngành không phù hợp với các quy
định của Luật Đầu tư như quy định các bộ ngành được quy định các điều kiện đầu
tư. Chính bản thân Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư cũng có những điểm chưa phù
hợp, tại hội thảo hôm nay cũng đã chỉ ra hơn 30 ngành nghề đầu tư kinh doanh có
điều kiện cần phải bãi bỏ. Nhiều quy định cả Chính phủ và doanh nghiệp đều thấy
bất hợp lý nhưng vì luật quy định buộc phải hướng dẫn nên buộc phải ra Nghị
định hướng dẫn.


Về cách làm, VCCI kêu gọi cộng đồng doanh
nghiệp tham gia vào vấn đề này, cần chung tay với Chính phủ để tham gia vào cải
cách thể chế, tránh trường hợp doanh nghiệp rất bàng quan với các quy định, đến
khi văn bản đã được ban hành mới có ý kiến là không phù hợp. Doanh nghiệp chính
là trăm tay, nghìn mắt của cơ quan soạn thảo để có thể đưa ra các nội dung hợp
lý. Ông đề nghị sau kỳ hợp này Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng VCCI rà
soát từng quy định chuyên ngành, thành lập các nhóm công tác, các doanh nghiệp,
hiệp hội cùng nhau rà soát để đưa ra các kiến nghị đối với từng lĩnh vực, từng
văn bản một. Nếu làm được như vậy thì đây là cách làm rất hiệu quả.


Đề nghị Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiếp tục phối hợp với VCCI, với cộng đồng doanh nghiệp để thực hiện
công việc này. Ông cho rằng 5 năm tới là 5 năm quyết định của nền kinh tế Việt
Nam. Chúng ta tiến lên hay thụt lùi là tùy thuộc vào công tác thể chế trong
giai đoạn này.

Các văn bản liên quan