VCCI góp ý Thông tư hướng dẫn thực hiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp tại doanh nghiệp Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế do bên nước ngoài nắm quyền chi phối
VCCI góp ý Dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 88/2013/TT-BTC
Kính gửi: Tổng cục Hải quan – Bộ Tài chính
Trả
lời Công văn số 19413/BTC-TCHQ của Bộ Tài chính ngày 28/12/2015 về việc đề nghị
góp ý Dự thảo Thông tư hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hoạt động xuất nhập
xăng dầu, nguyên liệu để pha chế xăng dầu; hoạt động pha chế, chuyển đổi chủng
loại xăng dầu tại kho ngoại quan xăng dầu (sau đây gọi tắt là Dự thảo), Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, trên cơ sở ý kiến của doanh nghiệp, hiệp hội,
có một số ý kiến như sau:
Thông
tư này chủ yếu quy định về thủ tục hành chính, vì vậy các quy định cần phải rõ
ràng, cụ thể, tạo cách hiểu thống nhất giữa các đối tượng áp dụng. Nhìn chung,
các quy định tại Dự thảo đã đáp ứng được yêu cầu này, bên cạnh đó vẫn còn một số
quy định về thủ tục chưa rõ ràng, có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp trong
quá trình thực hiện, đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc, xem xét để hoàn thiện:
1.
Thủ
tục hải quan đối với chuyển loại xăng dầu trong kho ngoại quan xăng dầu (Điều
7)
–
Hồ
sơ thực hiện thủ tục xin chuyển loại
Theo
quy định tại khoản 1, 2 Điều 7 Dự thảo thì trước khi tiến hành chuyển loại xăng
dầu, phải gửi hồ sơ hải quan (gồm các tài liệu như: Văn bản đề nghị được chuyển
loại xăng dầu và phương án chuyển loại; Tờ khai hải quan của xăng dầu dự kiến
chuyển loại; Hợp đồng mua bán hoặc hợp dồng dịch vụ chuyển loại xăng dầu; Chứng
thư giám định về số lượng, trọng lượng và chủng loại xăng dầu dự kiến) tới Chi
cục Hải quan để xin phép chuyển loại. Điều này được hiểu, Hồ sơ quy định tại
khoản 1 Điều 7 Dự thảo phục vụ cho thủ tục xin phép cho tiến hành chuyển loại.
Trong
khi đó khoản 4 Điều 7 Dự thảo lại quy định, chủ kho gửi “văn bản kèm phương án
chuyển loại gửi Chi cục Hải quan quản lý kho đề nghị được tiến hành chuyển loại
xăng dầu tại kho; sau khi được chấp thuận, nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 1
Điều này”. Quy định này được hiểu, Hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 7 không phải
là Hồ sơ để thực hiện thủ tục xin phép cho tiến hành chuyển loại.
Như
vậy, giữa quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 7 đang có sự mâu thuẫn về Hồ sơ thực hiện thủ tục xin phép cho tiến
hành chuyển loại là Hồ sơ quy định tại khoản 1 hay là chỉ cần văn bản đề nghị
và phương án chuyển loại theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 7 Dự thảo? Đề
nghị Ban soạn thảo xem xét lại các quy định này để đảm bảo tính thống nhất
trong quy định.
–
Thủ
tục xin phép chuyển loại
Điều
7 Dự thảo quy định trước khi tiến hành chuyển loại xăng dầu, chủ kho phải tiến
hành xin phép của Chi cục Hải quan. Tuy nhiên, Dự thảo lại không quy định rõ về
thủ tục này, ít nhất ở các điểm sau:
·
Sau khi nhận hồ sơ trong bao lâu thì Chi
cục Hải quan sẽ quyết định cho phép/từ chối doanh nghiệp?
·
Chi cục Hải quan sẽ dựa vào tiêu chí nào
để quyết định cho phép hay không?
·
Hình thức cho phép của Chi cục Hải quan
được thể hiện như thế nào?
Quy
định thiếu rõ ràng về các vấn đề trên sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong
quá trình thực hiện thủ tục và có thể tạo ra dư địa cho tình trạng nhũng nhiễu
từ các cán bộ thực thi. Vì vậy, để hạn chế tình trạng này, đề nghị Ban soạn
thảo quy định rõ về thủ tục này.
Góp
ý tương tự đối với thủ tục xin phép pha chế xăng dầu tại Điều 8 Dự thảo.
2.
Một
số góp ý khác
–
Tỷ
lệ hao hụt đối với hoạt động nhập, xuất, pha chế, chuyển loại, bảo quản, tồn trữ
(Điều 4):
Khoản 7 Điều 4 Dự thảo quy định, tỷ lệ hao hụt được
tính dựa trên quy định của cơ quan nhà nước. Trong trường hợp chưa có quy định
thì tỷ lệ hao hụt được xác định căn cứ vào số liệu xác nhận thực tế của Công ty
giám định độc lập. Một số doanh nghiệp, hiệp hội cho rằng, tỷ lệ hao hụt nên được
xác định dựa vào số liệu xác nhận thực tế của công ty giám định độc lập, bởi vì
thực tế trong thời gian qua đều thực hiện theo phương thức này và chưa xảy ra
vướng mắc, bất cập nào. Việc sử dụng căn cứ này cũng phù hợp với thông lệ quốc
tế. Hơn nữa, xác nhận thực tế của công ty giám định độc lập sẽ đảm bảo tính
chính xác, phù hợp với từng lô hàng hơn là áp đặt một tỷ lệ hao hụt đã được xác
định trước trong văn bản pháp luật.
Vì vậy, các doanh nghiệp, hiệp hội đề xuất tỷ
lệ hao hụt đối với hoạt động nhập, xuất, pha chế, chuyển loại, bảo quản, tồn trữ
nên áp dụng căn cứ vào số liệu xác nhận thực tế của công ty giám định độc lập,
tức là bỏ quy định “thực hiện theo quy định tại Thông tư số … ngày … tháng …
năm của Bộ Công Thương hướng dẫn về …”
–
Thời hạn chủ hàng, người được chủ hàng ủy
quyền nộp các chứng từ cho Chi cục Hải quan quản lý kho: Dẫn chiếu về thời hạn
quy định tại khoản 2 Điều 5 Dự thảo là chưa chính xác, vì vậy thời hạn nộp các
chứng từ cho Chi cục Hải quan thiếu rõ ràng. Đề nghị Ban soạn thảo xem xét lại
về quy định này.
Trên đây là một số ý kiến ban đầu của Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam đối với Dự thảo Thông tư hướng dẫn thủ tục
hải quan đối với hoạt động xuất nhập xăng dầu, nguyên liệu để pha chế xăng dầu;
hoạt động pha chế, chuyển đổi chủng loại xăng dầu tại kho ngoại quan xăng dầu. Rất mong Quý
Cơ quan soạn thảo cân nhắc để chỉnh
sửa, hoàn thiện.
Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Quý Cơ quan.