Đại biểu Nguyễn VĂn Cảnh tỉnh Bình Định góp ý dự thảo Luật căn cước công dân tại kì họp thứ 7 của QH
Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường tỉnh Quảng Bình góp ý kiến dự thảo Luật phá sản (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 7 của QH
Đại biểu Vũ Chí Thực tỉnh Quảng Ninh góp ý dự thảo Luật căn cước công dân tại kì họp thứ 7 của QH
Vũ Chí Thực - Quảng Ninh
Kính thưa đoàn chủ tọa,
Kính thưa Quốc hội.
Tôi nghe các đại biểu phát biểu và nghiên cứu dự án luật tôi thấy như sau:
Vấn đề thứ nhất, những người trực tiếp có thể thụ hưởng luật này rất vui mừng vì Quốc hội sau khi ban hành Hiến pháp đã chỉ đạo rất tích cực cho các cơ quan soạn thảo để soạn thảo luật này. Tôi cho rằng đây là một bước đột phá trong quá trình quản lý dân cư, trong quá trình hội nhập. Tôi đồng tình rất cao với dự thảo luật cũng như thống nhất với nội dung cơ bản Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Quốc phòng và An ninh.
Tôi thấy có mấy vấn đề cũng cần phải nêu để các đại biểu thấy rằng khả năng tích hợp tài liệu làm luật này như thế nào. Như số liệu các đại biểu đã nghiên cứu, hiện nay trong dữ liệu của ngành công an đã được tích hợp làm 68 triệu giấy chứng minh. Gần như toàn thể dân cư đều có hộ khẩu. Như vậy trong kho dữ liệu của ngành công an đã có hai loại tài liệu hết sức quan trọng mà tôi cho rằng có hoàn toàn đầy đủ khả năng tích hợp tài liệu để xây dựng kho dữ liệu này. Thời gian tôi cho rằng làm trong năm 2015 đều có thể hoàn thành được. Ví dụ, thành phố Hà Nội đã làm trong vòng có mấy tháng đã được 3,8 triệu, Quảng Ninh hiện nay đang học tập cách làm ở Hà Nội thì làm trong gần nửa tháng nay cũng đã nhập được mấy trăm ngàn. Tôi cho rằng những vấn đề này nếu được đầu tư thêm thì hoàn toàn có khả năng làm được.
Vấn đề thứ hai, cấp số định danh cá nhân. Tôi cho đây là một bước đột phá trong việc quản lý công dân. Ở đây các đại biểu phân vân có nên cấp chứng minh cho những người dưới 14 tuổi không, tôi nghĩ cần thiết, bởi vì đây là tiến tới một nền quản lý hết sức minh bạch, rõ ràng và tích hợp những tài liệu này thì không phải chỉ riêng cho công tác quản lý an ninh, trật tự, mà cho tất cả các ngành khác để chia sẻ thông tin này. Ví dụ như đồng chí Chung đã phân tích, nhưng tôi cho có thể phân nhánh ra tất cả các ngành, bởi vì bây giờ rải rác ở tất cả các ngành quản lý đều có quy định về quản lý của mình thì hà cớ gì không tích hợp lại để tập trung vào một cơ sở dữ liệu quốc gia về công dân cho hiện đại và cho liên thông. Về chỗ này các đại biểu nói rằng không tiện lợi lắm, nhưng tôi cho rằng dù đều là cha, là mẹ rất nhiều vấn đề cần phải có chưng minh cho con cái trong quá trình thực hiện các giao dịch, chứ không phải là trẻ không có giao dịch.
Thứ hai, đã là cơ sở dữ liệu quốc gia về công dân thì phải quản lý được từ khi con người ra đời đến khi con người mất đi, tôi cho đây là điều chúng ta cần ủng hộ vấn đề này.
Bây giờ có việc có nên căn cước hay chứng minh, chúng tôi nghĩ về bản chất của vấn đề này không thay đổi, nội dung mà quản lý trong đó không thay đổi thì cũng nên cứ để là chứng minh, bởi vì cũng dùng quen toàn quốc rồi. Bây giờ tất cả những giao dịch, tất cả những giấy tờ đều in những vấn đề này rồi, tôi cho rằng nên để chứng minh thì thuận tiện hơn.
Vấn đề nhóm máu, tôi đồng tình nên đưa vào, chỉ cần quy định cho ngành y tế khi đứa trẻ được sinh ra trong chứng sinh của đứa trẻ đó, tôi nghĩ thêm một dòng là nhóm máu cũng rất đơn giản. Từ chứng sinh này chúng ta khai báo thì tôi cho rằng nhập vào rất đúng, đây là trách nhiệm của ngành y tế. Tôi cho rằng nếu được như thế, chúng ta sẽ tiến tới quản lí tương đối chặt chẽ và nhiều lợi ích trong quá trình giải quyết, không chỉ là công tác cho ngành công an hay cho lĩnh vực an ninh, quốc phòng mà cho các hoạt động khác của dân sự. Chính vì lẽ đó, tôi đề nghị nghiên cứu, tất nhiên luật này mới là cho ý kiến lần đầu, tôi cũng nghĩ rằng phải bổ sung thêm một số vấn đề. Ví dụ, chúng ta có nói số định danh cá nhân là một đột phá, tôi cho rằng cần phải có quy định rất rõ ràng thành một điều luật cụ thể chứ không phải như đại biểu nào nói chỉ là giải thích từ ngữ, như thế sẽ có một luật đầy đủ hơn. Tôi xin có ý kiến như thế. Xin hết.