Đại biểu Đỗ Ngọc Niễn tỉnh Bình Thuận góp ý dự thảo Luật căn cước công dân tại kì họp thứ 7 của QH
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phượng tỉnh Quảng Bình góp ý dự thảo Luật căn cước công dân tại kì họp thứ 7 của QH
Đại biểu Đặng Thị Kim Liên tỉnh Yên Bái góp ý dự thảo Luật căn cước công dân tại kì họp thứ 7 của QH
Đặng Thị Kim Liên - Yên Bái
Kinh thưa Chủ tọa phiên họp,
Kính thưa Quốc hội.
Nghiên cứu dự thảo Luật căn cước công dân, tôi xin tham gia một số ý kiến sau:
Trước hết tôi đồng tình với luật hóa quản lý thông tin công dân, thông qua luật căn cước. Tuy nhiên, cần nghiên cứu kỹ để bảo đảm mục tiêu đơn giản hóa thủ tục hành chính, tránh rườm rà cho người dân khi sử dụng giấy tờ. Do đó, tôi đề nghị lui lại thời điểm luật có hiệu lực và xây dựng lộ trình thực hiện bảo đảm tính khả thi của luật, tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật.
Tôi xin tham gia một số nội dung cụ thể:
Một, về tuổi cấp thẻ căn cước công dân, dự thảo luật quy định cấp thẻ căn cước công dân cho trẻ từ khi sinh ra đến đủ 14 tuổi thì cấp đổi và bổ sung định dạng bằng hình ảnh và vân tay. Tôi đề nghi cân nhắc kỹ có nên quy định việc cấp thẻ đối với trẻ dưới 14 tuổi không bởi các lý do sau:
Thứ nhất, với trẻ dưới 14 tuổi đặc điểm nhận dạng chưa ổn định, chưa phải chịu trách nhiệm về hình sự và trong các giao dịch dân sự cũng cần có cha mẹ hay người dám hộ nào đại diện. Trong khi đó tại Điều 3 dự thảo luật quy định thẻ căn cước công dân là một thẻ định dạng thêm cho công dân. Mà định dạng riêng phân biệt người này với người khác, cần căn cứ vào nhiều yếu tố, trong đó có hai yếu tố quan trọng quy định dạng bên ngoài. Đó là hình ảnh và vân tay. Như vậy chưa tạo sự thống nhất trong dự thảo luật.
Thứ hai, tạo sự phiền hà cho công dân, trẻ sinh ra đã được đăng ký khai sinh. Đây là quyền của trẻ em được quy định trong Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em Bộ luật dân sự và cũng được ghi nhận trong công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em.
Việc cấp thẻ căn cước công dân cho trẻ từ khi sinh ra là thêm thủ tục cho công dân.
Thứ ba, tạo sự tốn kém không cần thiết, dự thảo luật quy định đủ 14 tuổi thì đổi, cấp lại thẻ và bổ sung định dạng bằng hình ảnh và vân tay.
Với ba lý do nêu trên cho thấy thẻ căn cước công dân được cấp cho trẻ dưới 14 tuổi không đảm bảo được phân biệt với người khác. Vậy mục đích dự thảo luật định hướng đến đối với cấp thẻ căn cước công dân cho trẻ dưới 14 tuổi là gì, đề nghị cần làm rõ.
Theo tôi nên quy định theo hướng trẻ sinh ra, bên cạnh đăng ký khai sinh vẫn đăng ký thông tin vào cơ sở dữ liệu đến khi đủ 14 tuổi sẽ cấp thẻ đầy đủ với định dạng cá nhân như quy định của dự thảo luật.
Hai, đối tượng áp dụng Điều 2. Việc đưa đối tượng áp dụng là cơ quan tổ chức hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang hàm ý chung và rộng trong khi phạm vi điều chỉnh quy định quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến căn cước công dân. Việc các cơ quan, tổ chức hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm cơ quan, tổ chức nước ngoài đặt tại Việt Nam khi khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc thông tin cá nhân của công dân Việt Nam về căn cước công dân phải có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền theo luật định và bảo đảm nguyên tắc quản lí căn cước công dân được quy định tại Khoản 1, Điều 4 của dự thảo luật. Do đó, tôi đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, quy định lại nội dung này để bảo đảm đối tượng áp dụng phù hợp với phạm vi điều chỉnh của nội dung luật định hướng đến. Đồng nghĩa với đó là cần quy định thêm một khoản tại Điều 4 về nguyên tắc quản lí công dân. Cụ thể, quy định về việc cơ quan, tổ chức cá nhân hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam khi khai thác, tra cứu, sử dụng thông tin về căn cước công dân để sử dụng vào mục đích hợp pháp theo quy định của Luật căn cước và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên phải tuân thủ quy định của Luật căn cước công dân và các quy định luật có liên quan. Quy định như vậy là cơ sở mang tính trách nhiệm ràng buộc đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ,quyền hạn được khai thác, trao đổi, tra cứu, sử dụng thông tin căn cước. Cá nhân phải tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và chịu trách nhiệm pháp lí về việc khai thác, sử dụng, trao đổi thông tin cá nhân của công dân từ cơ sở dữ liệu về căn cước công dân.
Ba, về thủ tục, trình tự đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân Điều 25, Khoản 2, Điểm a quy định người đến làm thủ tục nêu rõ lí do xin đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân. Trường hợp thay đổi nơi cư trú, quê quán, họ tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh, xác định lại giới tính, dân tộc thì khi đổi thẻ căn cước công dân xuất trình văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc thay đổi nội dung này. Tôi thấy, trong trường hợp thay đổi về quê quán là không phù hợp, vì nếu thay đổi địa danh bởi thành lập, giải thể, nhập, chia tách, điều chỉnh địa giới hành chính là do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chính phủ. Do vậy, người dân, tức người yêu cầu xin đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân làm sao có được văn bản này. Tôi đề nghị quy định thêm một tiết tại điểm a này theo hướng người yêu cầu xin đổi quê quán chỉ nêu rõ lí do, còn phần xuất trình các văn bản do cán bộ làm căn cước xem xét, xác minh thông tin đó.
Bốn, về các trường hợp cấp, đổi lại thẻ căn cước công dân Điều 22, Khoản 1 quy định, điểm b, thay đổi họ tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh, nơi đăng kí thường trú; điểm d, được xác định lại dân tộc, giới tính. Tôi đề nghị quy định lại cho thống nhất với dự thảo Luật hộ tịch, cụ thể sửa Điểm b và Điểm d của Khoản 1 như sau:
b. Thay đổi họ, tên, chữ đệm, cải chính ngày, tháng, năm sinh và các thông tin khác của cá nhân được xác định lại dân tộc theo quy định của Luật hộ tịch.
d. Thay đổi thường trú theo quy định của Luật cư trú, xác định lại giới tính theo quy định của Chính phủ. Vì dự thảo Luật hộ tịch hiện không quy định việc xác định lại giới tính.
Năm, về quy định thu hồi, tạm giữ thẻ căn cước công dân, Điều 28 tại Khoản 2 quy định "căn cước của công dân bị tạm giữ trong các trường hợp luật đã quy định". Tôi đề nghị bổ sung "thẻ căn cước công dân phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp". Tôi xin hết ý kiến. Xin cảm ơn Quốc hội.