Đại biểu Nguyễn Thị Bạch Ngân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu góp ý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) tại kì họp thứ 7 của QH
Đại biểu Tôn Thị Ngọc Hạnh tỉnh Đắk Nông góp ý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) tại kì họp thứ 7 của QH
Đại biểu Nguyễn Văn Sơn tỉnh Hà Tĩnh góp ý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) tại kì họp thứ 7 của QH
Nguyễn Văn Sơn - Hà Tĩnh
Kính thưa Đoàn chủ tọa kỳ họp,
Kính thưa Quốc hội.
Bảo hiểm xã hội là chính sách lớn của Đảng, Nhà nước là rường cột trong chính sách an sinh xã hội của mỗi quốc gia. Việc sửa đổi Luật bảo hiểm xã hội một cách căn cơ theo Hiến pháp và Bộ luật Lao động (sửa đổi) đã được Chính phủ, Ban soạn thảo chuẩn bị khá chu đáo, được dư luận xã hội và người lao động hết sức quan tâm. Tôi đồng tình cao thẩm tra của Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cần tiếp tục hoàn thiện, tôi xin có một số ý kiến về một số nội dung như sau:
Thứ nhất, về mở rộng đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, trong giải pháp cải cách chính sách bảo hiểm xã hội cùng với việc tăng cường quản lý, đầu tư quỹ hiệu quả hơn, tăng mức đóng bảo hiểm hợp lý, vấn đề tăng đối tượng đóng bảo hiểm xã hội, tăng độ bao phủ hết sức có ý nghĩa. Tôi đồng tình với việc có giải pháp mạnh hơn để hoàn thiện hơn, tăng số lượng tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Hiện nay chúng ta còn 30% trong tỷ lệ người lao động chưa tham gia đóng, phải có những giải pháp trong luật rõ nét hơn nữa. Vừa có lộ trình vừa vận động, tạo sự hấp dẫn để bổ sung thêm nhóm đối tượng là người lao động có hợp đồng thời vụ, thời hạn dưới 3 tháng có giao kết bằng văn bản tại Điểm b, Khoản 1, Điều 2 của luật nhưng phải có những giải pháp để tuyên truyền, vận động và phải tạo các điều kiện, có những quy định để xử lý đồng bộ hơn để thực hiện mở rộng đối tượng này. Thứ hai, tôi đồng tình như Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội đề nghị nghiên cứu, bổ sung nhóm đối tượng hoạt động không chuyên trách ở cấp xã với các chức danh cụ thể và gắn với cơ chế trách nhiệm của chính quyền, của tổ chức đoàn thể và cá nhân hợp lý để nhóm đối tượng này được tham gia.
Vấn đề thứ hai, về điều chỉnh tuổi nghỉ hưu theo Điều 53 của dự thảo luật. Tôi đề nghị sửa đổi Luật bảo hiểm xã hội lần này ta cần bàn kỹ và lý giải sâu hơn để có sự đồng thuận cao, điều chỉnh tuổi nghỉ hưu hợp lý vừa là xu thế của thế giới, vừa thể hiện quyền lợi và trách nhiệm xã hội của người lao động trong các nhóm giải pháp, góp phần phát triển bền vững, an toàn cho quỹ. Cần nghiên cứu kỹ để có lộ trình cụ thể điều chỉnh tuổi nghỉ hưu từng nhóm đối tượng, có những nhóm chúng ta có thể giữ nguyên như quy định hiện hành, cũng có một số nhóm cần giảm tuổi nghỉ hưu mới hợp lý với điều kiện sức khỏe lao động nặng nhọc độc hại.
Về cơ bản là nâng tuổi nghỉ hưu vừa đảm bảo nguồn lực cho quỹ, vừa phù hợp với sự tăng lên của sức khỏe cũng như tuổi thọ bình quân hiện nay, vừa đáp ứng được yêu cầu của bình đằng giới với lộ trình hợp lý, nhưng cũng không quá kéo dài để đạt mốc 62 tuổi đối với nam và nữ 60 tuổi. Phải có quy định số năm đóng bảo hiểm từ 30-40 năm thì được quyền nghỉ hưu. Ngoài quy định tuổi thì quyền nghỉ hưu có thể chưa đến tuổi nhưng khi đã đóng được 30 năm hoặc 40 năm chúng ta phải cân đối trong quỹ để người ta có quyền nghỉ hưu.
Có những nhóm chúng ta tăng theo tháng, thường 2 tuổi có thể tăng 1 năm, có lộ trình để không ảnh hưởng thị trường lao động, có cân đối. Nhưng cũng có một số nhóm như những nhà khoa học, nhà quản lý, lực lượng vũ trang như hôm trước ta làm luật của công an, quốc phòng chúng ta có thể tăng để đạt tuổi nữ 60, nam 62 từ năm 2016-2020 chúng ta có thể đạt đến điểm đó. Tiếp tục nghiên cứu, điều tra có những hội thảo, nhất là người trực tiếp lao động sản xuất để chúng ta có tham mưu đúng cho Quốc hội để có định hướng rõ hơn, không chỉ giao cho Chính phủ quy định thì tính khách quan sẽ không đáp ứng và chắc chắn khó để vào cuộc sống.
Thực hiện việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu hợp lý. Ở đây chúng tôi cũng nghĩ rằng trong lịch sử tuổi nghỉ hưu Việt Nam chúng ta từ năm 1945 đến năm 1960 chúng ta quy định tuổi nghỉ hưu cả nam và nữ đều ở tuổi 55, sau 15 năm thực hiện thì sau khi Nghị định 218 của năm 1961 chúng ta đã tăng tuổi nghỉ hưu của nam lên 60 tuổi và tuổi nữ giữ 55 tuổi. Lần này chúng ta điều chỉnh tuổi nghỉ hưu hợp lý cũng là một sự nghiên cứu một cách đồng bộ và thực sự trong bình quân tuổi thọ lúc đó khoảng 60 tuổi, bây giờ chúng ta đã bình quân độ tuổi thọ lên 73 tuổi. Sự nghiên cứu này cũng có tính khách quan của nó. Tôi đồng tình cao trong việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu trong lần này.
Vấn đề thứ ba, về nâng tầm thẩm quyền quản lý của bảo hiểm xã hội với tính chất và yêu cầu của tổ chức bảo hiểm xã hội cần nâng tầm và vị thế tương ứng mang tính đặc thù của một đơn vị trực thuộc của Chính phủ. Vì thực sự ngoài số đối tượng được bao phủ thì khi chính sách xã hội, chính sách hưu trí có vấn đề nó cũng làm ảnh hưởng đến sự ổn định của đất nước. Khi đó không chỉ còn ý nghĩa về an sinh xã hội nữa. Để bền vững về quản lý tài chính, thu đủ, chi đúng phần nguồn lực đầu tư phải hiệu quả, phần trụ cột an sinh, phải rõ bản chất của chế độ ta. Chúng tôi đề nghị tổ chức này nếu chỉ là cơ quan quản lỹ quỹ, đơn vị sự nghiệp thì không thể đáp ứng, do đó tôi đề nghị đơn vị đặc thù, trao thêm quyền quản lý nhà nước về chuyên ngành để đủ tầm hơn trong mối quan hệ phối hợp để mở rộng đối tượng tăng thu, bổ sung quyền kiểm tra, thanh tra để củng cố tổ chức và xử lý kịp thời các vi phạm của người sử dụng lao động và trực tiếp đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong nguyên lý đóng và hưởng của quỹ.
Từ lập luận trên tôi đề nghị trong Khoản 1, Điều 93 chúng ta sửa thành tổ chức bảo hiểm xã hội là cơ quan chuyên ngành có chức năng quản lý và tổ chức thực hiện các chế độ chính sách bảo hiểm xã hội, quản lý quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. Từ đó trong mối quan hệ của luật chúng ta phải điều chỉnh lại một số vấn đề. Ví dụ trong Bộ lao động là cơ quan quản lý nhà nước, tham mưu về mặt chính sách của Chính phủ, thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là thanh tra, kiểm tra việc thực hiện của bảo hiểm xã hội. Chúng tôi thấy như thực tế hiện nay thì bảo hiểm xã hội trực thuộc quản lý của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cũng chưa chính xác, mà bấy lâu vẫn trực thuộc chính vẫn là Chính phủ. Nhưng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về mặt chuyên môn và chính sách, chế độ, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội là cơ quan tham mưu, sau đó mình kiểm tra, thanh tra lại việc thực hiện này. Tôi đề nghị điều chỉnh này để hợp lý, để năng tầm của bảo hiểm xã hội để thực hiện tốt nhiệm vụ. Tôi xin hết, xin cảm ơn Quốc hội.